X

VBT Toán 7 Cánh diều

Giải Vở bài tập Toán 7 trang 39 Tập 2 Cánh diều


Với Giải VBT Toán 7 trang 39 Tập 2 trong Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số Vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Toán 7 trang 39.

Giải VBT Toán 7 trang 39 Tập 2 Cánh diều

Câu 5 trang 39 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:

a) Biểu thức đại số biểu thị tích của tổng x và y với hiệu của x và y là:

.........................................................................................................................

b) Biểu thức đại số biểu thị ba phẩy mười bốn nhân với bình phương của r là:

.........................................................................................................................

Lời giải:

a) Biểu thức đại số biểu thị tích của tổng x và y với hiệu của x và y là: (x+ y)(x – y)

b) Biểu thức đại số biểu thị ba phẩy mười bốn nhân với bình phương của r là: 3,14r2

Câu 6 trang 39 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Giá trị của biểu thức D = –5xy2 + 1 tại x = 10 và y = –3 là:

Lời giải:

Giá trị của biểu thức D = –5xy2 + 1 tại x = 10 và y = –3 là: – 449

Giải thích thêm: Thay x = 10 và y = –3 vào biểu thức D, ta được:

D = –5.10.( –3)2 + 1 = – 450 + 1 = – 449.

Giá trị của biểu thức D là – 499.

Câu 7 trang 39 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:

a) Giá trị của biểu thức S = –x2 tại x = –3 là:

.........................................................................................................................

b) Nếu x ≠ 0 thì –x2 ....... ( –x )2 .

Lời giải:

a) Giá trị của biểu thức S = –x2 tại x = –3 là: S = – ( –3 )2 = –9.

b) Nếu x ≠ 0 thì –x2 < ( –x )2 .

Câu 1 trang 39 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Một hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm, chiều rộng là 5 cm. Biểu thức nào sau đây dùng để biểu thị chu vi hình chữ nhật đó?

a) 2.6 + 5 (cm);

b) 2. ( 6 + 5) (cm).

Lời giải:

Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật đã cho là: 2.(6 + 5) (cm).

Câu 2 trang 39 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:

a) Giá trị của biểu thức M = 2( a + b) tại a = 2, b = –3 là:

.........................................................................................................................

b) Giá trị của biểu thức N = –3xyz tại x = –2, y = –1, z = 4 là:

.........................................................................................................................

c) Giá trị của biểu thức P = –5x3y2 + 1 tại x = –1 và y = –3 là:

.........................................................................................................................

Lời giải:

a) Giá trị của biểu thức M = 2( a + b) tại a = 2, b = –3 là: M = 2.(2 – 3) = –2

b) Giá trị của biểu thức N = –3xyz tại x = –2, y = –1, z = 4 là: N = –3. (–2). (–1).4 = –24

c) Giá trị của biểu thức P = –5x3y2 + 1 tại x = –1 và y = –3 là: P = –5. (–1)3(–3)2 = 45

Câu 3 trang 39 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho A = – (–4x + 3y), B = 4x + 3y, C = 4x – 3y. Khi tính giá trị của biểu thức đó tại x = –1 và y = –2, bạn An cho rằng giá trị của các biểu thức A và B bằng nhau, bạn Bình cho rằng giá trị của các biểu thức A và C bằng nhau. Theo em, bạn nào đúng ? Vì sao ?

Lời giải:

Ta có bảng sau:

Biểu thức đại số

Biểu thức khi thay

x = –1 và y = –2

Giá trị của biểu thức

A = – ( –4x + 3y )

A = – [–4. (–1) + 3. (–2 )]

2

B = 4x + 3y

B = 4. (–1) + 3. (–2 )

–10

C = 4x – 3y

C = 4. (–1) – 3. (–2 )

2



Tức là khi tính giá trị các biểu thức A = – (–4x + 3y ), B = 4x + 3y, C = 4x – 3y tại x = –1 và y = –2 thì A = C = 2 và B = –10.

Vậy bạn Bình đúng.

Lời giải Vở bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: