Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 1 Tuần 26 Kết nối tri thức (có đáp án)
Haylamdo sưu tầm và biên soạn Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 1 Tuần 26 Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 1.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 1 Tuần 26 Kết nối tri thức (có đáp án)
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, chỉnh sửa dễ dàng:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài 1
Sói và Sóc
Một hôm, Sóc đang loanh quanh chuyền cành vui chơi. Chẳng may bị hụt chân. Sóc rơi xuống trúng đầu một con sói đang nằm ngủ dưới gốc cây.
Sói giật mình tỉnh dậy. Nó chộp được Sóc. Nó vừa dụi mắt vừa cười và nói: “Thế là ta được miếng mồi ngon!”. Sóc khoanh tay xin Sói tha cho mình.
Nghe Sóc xin tha, Sói tủm tỉm cười, nói:
- Muốn được tha à, hãy trả lời ta câu này: Tại sao, ta lúc nào cũng buồn bực, còn lũ Sóc nhà người thì lúc nào cũng vui đùa nhảy nhót?
Sóc lễ phép nói:
- Thưa bác Sói, bác hãy thả tôi ra, tôi sẽ nói rõ điều bí mật đó cho bác rõ. Nghe Sóc nói, Sói thả Sóc ra. Sóc vội trèo tót lên ngọn cây cao rồi thở phào nhẹ nhõm.
Sưu tầm
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Sóc đang loanh quanh chuyển cành thì?
A. phải về nhà
B. bị hụt chân
C. bị ốm
D. bị Sói ăn thịt
Câu 2. Khi chộp được Sóc, Sói nói gì với Sóc?
A. Thưa bác Sói, bác hãy thả tôi ra.
B. Sợ quá!
C. Tôi sẽ nói rõ điều bí mật cho bác.
D. Thế là ta được miếng mồi ngon.
Câu 3. Để được Sói thả ra, Sóc phải làm gì?
A. Trả lời câu hỏi
B. đi học cùng Sói
C. mua quà cho Sói
D. về nhà cùng Sói
Câu 4. Khi Sói thả Sóc ra, Sóc đã làm gì?
A. Sóc đã trả lời câu hỏi của Sói.
B. Sóc trèo tót lên cây rồi thở phào nhẹ nhõm.
C. Sóc đã về nhà cùng Sói.
D. Sóc đã đi mua thịt cho Sói ăn.
Bài 2. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm
Mai mê
Nga ba
Nguy hiêm
Tuân thu
Bài 3. Nối:
Bài 4. Nối:
Bài 5. Đánh dấu X vào ô đúng:
Từ chứa tiếng có vần oanh |
Từ chứa tiếng không có vần oanh |
Ngoảnh lại |
|
Mới toanh |
|
Hoảng hốt |
|
Khoe khoang |
Bài 6. Kể tên một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi:
Gợi ý:
- Tình huống đó xảy ra vào lúc nào?
- Tình huống đó diễn ra như thế nào?
Bài 7. Tập chép:
Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Bài 1
Câu 1. Đáp án B. bị hụt chân
Câu 2. Đáp án D. Thế là ta được miếng mồi ngon.
Câu 3. Đáp án A. Trả lời câu hỏi
Câu 4. Đáp án B. Sóc trèo tót lên cây rồi thở phào nhẹ nhõm.
Bài 2.
Mải mê
Ngã ba
Nguy hiểm
Tuân thủ
Bài 3.
Đèn xanh phương tiện được di chuyển.
Đèn vàng phương tiện đi chậm rồi dừng hẳn.
Đèn đỏ phương tiện phải dừng lại.
Bài 4.
Bạn giúp em học tốt. → Cảm ơn
Em làm ngã bạn. → Xin lỗi
Bài 5.
Từ chứa tiếng có vần oanh |
Từ chứa tiếng không có vần oanh |
Ngoảnh lại |
X |
Mới toanh |
X |
Hoảng hốt |
X |
Khoe khoang |
X |
Bài 6. Em kể tên một tình huống em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi dựa vào các gợi ý trên.
Ví dụ: Vào giờ viết chính tả ngày hôm qua, em đã lỡ đưa tay làm nghuệch chữ của bạn Lan ngồi cạnh. Vết mực kéo một đường dài trên trang vở trắng tinh của bạn. Lúc đó em cảm thấy rất bối rối, vội vàng nói lời xin lỗi bạn Lan.
Bài 7.
Em viết cẩn thận, nắn nót vào vở.