Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 Chân trời sáng tạo có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc như là phiếu kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 tốt hơn.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 Chân trời sáng tạo có đáp án
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 CTST
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phần I. Đọc hiểu
Em vui đến trường
Đón chào một ngày mới
Nắng hồng lên bốn phương
Lòng em vui phơi phới
Bước tung tăng đến trường.
Tiếng trống vừa giục giã
Trang sách hồng mở ra
Giọng thầy sao ấm quá!
Nét chữ em hiền hòa.
Em vui cùng bè bạn
Học hành càng hăng say
Ước mơ đầy năm tháng
Em lớn lên từng ngày.
1. Nối tiếng ở mỗi chiếc nhãn phù hợp với một tiếng ở quyển vở để tạo thành các từ ngữ đúng.
truyền |
chuyền |
lời |
dâng |
chào |
trào |
thống |
bóng |
2. Viết 2 – 3 từ ngữ:
Chỉ tên gọi của 2 – 3 đồ dùng học tập |
Chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập |
Chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập |
|
|
|
3. Gạch một gạch dưới câu dùng để giới thiệu, gạch hai gạch dưới câu dùng để kể, tả có trong đoạn văn sau:
Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới. Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp. Thật tuyệt vời khi em được mang chiếc cặp mới tới trường!
Nguyễn Khánh Mỹ
Phần II. Luyện tập
4. Đặt 1 - 2 câu kể để:
a. Giới thiệu một đồ dùng học tập.
b. Kể hoặc tả về một đồ dùng học tập.
5. Tìm 3-4 từ ngữ:
a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng chữ s, x
b. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng chữ g, r
Phần III. Viết
Viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập mà em thích nhất.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu
1.
Truyền thống |
Chuyền bóng |
Lời chào |
Dâng trào |
2.
Chỉ tên gọi của 2 – 3 đồ dùng học tập |
Chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập |
Chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập |
Sách vở, bút thước, cặp sách, tẩy, bút chì… |
Nhỏ, dài, vuông vắn, bé tí… |
Kẻ, viết, đựng, tẩy, đọc, … |
3.
- Các em gạch 1 gạch dưới câu dùng để giới thiệu sau: Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới.
- Các em gạch 2 gạch dưới câu dùng để kể, tả sau: Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp.
Phần II. Luyện tập
4.
a. Chiếc bút máy là đồ dùng em thích nhất.
b. Chiếc bút có màu đỏ với hình hoa văn trông rất đẹp mắt.
5.
a. Chữ s: san sẻ, sung sướng, sinh sống, sáng sủa, sáng suốt…
Chữ x: xúng xính, xuất xứ, xập xình, xao xuyến, xa xôi, xào xạc, xôn xao, xanh xao…
b. Chữ g: gắt gỏng, gầm gừ, gầy gò, gắng gượng…
Chữ r: rực rỡ, rung rinh, rục rịch, rò rỉ, rạo rực…
Phần III. Viết
Đoạn văn tham khảo
Nhân dịp khai trường, em được mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới. Nó có hình chữ nhật, được làm bằng da. Chiều dài là ba mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng là hai mươi lăm xăng-ti-mét. Bên trong gồm có hai ngăn lớn, một ngăn nhỏ. Mặt trước của cặp có in hình chú mèo máy Đô-rê-mon. Khóa cặp được làm bằng nhựa, có thể đóng vào hoặc mở ra. Đằng sau cặp có hai chiếc quai đeo rất êm và chắc chắn. Em dùng cặp để đựng sách vở, đồ dùng học tập. Thỉnh thoảng, em sẽ nhờ bố giặt chiếc cặp để nó luôn sạch sẽ. Em rất yêu quý và trân trọng chiếc cặp của mình.
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 CTST