Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 Cánh diều có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 Cánh diều có đáp án, chọn lọc như là phiếu kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 tốt hơn.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 Cánh diều có đáp án
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 CD Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 CD
Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phần I. Đọc hiểu
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên đường không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp, con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Những lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thên, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng con ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
1. Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?
A. Là lời của một bạn nhỏ, nói về kỉ niệm trong buổi đầu đi học.
B. Là lời của một người mẹ, nói về buổi đầu đưa con đi học.
C. Là lời của tác giả bài văn, nói về kỉ niệm trong buổi đầu đi học.
D. Là lời của một cô giáo, nói về những học sinh của mình trong buổi đầu đi học.
2. Vì sao khi đi trên con đường làng quen thuộc tác giả lại thấy có sự thay đổi lớn?
A. Vì hôm nay tôi đi với mẹ.
B. Vì hôm nay tôi đi chơi.
C. Vì hôm nay tôi đi học.
D. Vì hôm nay tôi đi thăm bà.
3. Cảm giác của tác giả khi nghĩ về buổi tựu trường đầu tiên được so sánh ra sao?
A. Như bông hoa tươi.
B. Như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
C. Như cánh chim non chập chững tập bay.
D. Như những áng mây bàng bạc.
4. Các bạn học trò mới có cảm xúc gì trong ngày đầu tiên tựu trường?
A. Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.
B. Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
C. Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
5. Nội dung chính của bài Nhớ lại buổi đầu đi học là gì?
A. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt đi công viên.
B. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt sang thăm bà.
C. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt tới trường.
D. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt đi tham quan.
Phần II. Luyện tập
6. Em hãy cho biết đoạn văn sau tái hiện đặc điểm gì của cây gạo? Gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện đặc điểm đó.
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
7. Em hãy kể lại cuộc trò chuyện giữa em với bố mẹ em về việc học tập của em trong tuần vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang.
8. Em hãy điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Cô ý tá đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
[…] Ông cụ ấy là ai vậy chị […]
Cô y tá sửng sốt:
[…] Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? […]
[…] Không, ông ấy không phải là ba tôi. Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
Phần III. Viết
Viết đoạn văn kể về một lần em làm việc tốt giúp mọi người, trong đó có đoạn đối thoại giữa em và người được em giúp đỡ.
Gợi ý:
- Người được em giúp đỡ là ai?
- Em giúp đỡ người đó việc gì (kể lại việc em đã làm, thời gian, địa điểm cụ thể)?
- Người được em giúp đỡ đã nói gì với em? Em đã đáp lại như thế nào?
- Cảm nghĩ của em khi làm việc tốt giúp mọi người.
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
Phần I. Đọc hiểu
1. C. Là lời của tác giả bài văn, nói về kỉ niệm trong buổi đầu đi học.
2. C. Vì hôm nay tôi đi học.
3. B. Như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
4. D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
5. C. Những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt tới trường.
Phần II. Luyện tập
6.
Đoạn văn tái hiện vẻ đẹp của cây gạo qua hình ảnh hoa gạo và búp nõn.
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
7.
Trong bữa cơm tối nay, tôi khoe với bố mẹ:
- Hôm nay con được điểm 10 bố mẹ ạ!
Bố mẹ vui vẻ khen tôi:
- Con làm tốt lắm. Cố gắng phát huy nhé!
8.
Cô ý tá đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
[ - ] Ông cụ ấy là ai vậy chị [ ? ]
Cô y tá sửng sốt:
[ - ] Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ [ ? ]
[ - ] Không, ông ấy không phải là ba tôi. Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
Phần III. Viết
Đoạn văn tham khảo
Có một kỉ niệm mà em luôn vui và hạnh phúc mỗi khi nghĩ về nó. Có lẽ với nhiều người nó là chuyện quá đỗi bình thường nhưng với em, em cảm nhận được ý nghĩa từ công việc ấy. Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn nắng và rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, em thấy một bà cụ tóc bạc, người gầy, lưng cong, tay chống gậy cứ nhìn hết bên này đến bên kia đường. Bà đứng gần đường cho người đi bộ, nhưng nhìn dòng xe tấp nập, bà không dám đi sang. Thấy vậy, em nhanh nhẹn đi qua đường, đến bên và nắm lấy khuỷu tay bà và nói:
“Để cháu giúp bà nhé!”.
Bà cười thật hiền hậu và đáp:
“Cám ơn cháu bé nhé! Cháu tốt bụng quá!”.
Thế là hai bà cháu đi qua đường khi đèn xanh sáng. Em vui lắm, vui vì giúp đỡ được người khác. Về nhà em còn khoe với mẹ về chiến công của mình.
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 CD Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 CD