Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tách của ankan
Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tách của ankan
Câu 1: Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 5,8. B. 11,6. C. 2,6. D. 23,2.
Câu 2: Craking 2,24 lít butan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4 ,C2H4 ,C2H6 ,C3H6 , C4H8, C4H10. Hỗn hợp khí A phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,2 M. Hiệu suất phản ứng cracking butan là:
A. 80%. B. 75%. C. 25%. D. 20%.
Câu 3: Crackinh propan thu được 67,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm H2, C3H6, CH4, C2H4, C3H8. Dẫn toàn bộ X vào bình đựng dung dịch Br2 dư thì thấy có 160 gam brom phản ứng (biết rằng chỉ có C2H4, C3H6 phản ứng với Br2 và đều theo tỉ lệ số mol 1:1). Vậy % propan đã phản ứng là:
A. 20 % B. 25% C. 50 % D. 75 %
Câu 4: Khi nung nóng 5,8g C4H10 (đktc) chỉ xảy ra phản ứng cracking và phản ứng đề hidro hóa. Sau một thời gian phản ứng thu được 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. % butan bị phản ứng là:
A. 50% B. 75% C. 25% D. 70%
Câu 5: Đề hidro hóa hỗn hợp A gồm: C2H6, C3H8 , C4H10. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B, dA/B =1,75. % ankan bị đề hiadro hóa là:
A. 50% B. 75% C. 25% D. 90%
Câu 6: Crackinh propan thu được hỗn hợp A gồm C2H4, CH4, C3H6, H2 và C3H8 dư. Tỉ khối của A so với H2 bằng 44/3. Vậy % propan đã phản ứng là:
A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 65%.
Câu 7: Crackinh 8,8 gam propan thu được hh A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị crackinh. Biết % propan phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:
A. 39,6 B. 23,16 C. 2,315 D. 3,96.
Câu 8: Khi crackinh hoàn toàn V lit ankan X thu được 3V lit hh Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. CTPT của X là:
A. C6H14 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12
Câu 9: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích hexan (X) thu được bốn thể tích hỗn hợp Y
(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng
d. Giá trị của d là
A. 10,25 B. 10,5. C. 10,75. D. 9,5.
Câu 10: Một hỗn hợp X gồm hai ankan A, B đồng đẳng kế tiếp. Crackinh 11,2 lít (đktc)
hỗn hợp X thu được 22,4 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm ankan, anken và H2, tỉ khối hơi của Y
đối với H2 là 8,2. Vậy công thức phân tử và số mol của A, B lần lượt là:
A. C3H8 (0,2 mol); C4H10 (0,3 mol). B. C2H6 (0,3 mol); C3H8 (0,2 mol).
C. C2H6 (0,1 mol); C3H8 (0,4 mol). D. C2H6 (0,4 mol); C3H8 (0,1 mol).
Đáp án và hướng dẫn giải
1. A | 2. D | 3. C | 4. A | 5. B |
6. C | 7. B | 8. D | 9. C | 10. C |
Câu 1:
nbutan = nH2O – nCO2 = 9/18 - 17,6/44 = 0,1 mol
m = 0,1.58 = 5,8 gam
Câu 2:
nanken = nBr2 = 0,02 mol;
nbutan = 2,24/22,4 = 0,1 mol; nA = 0,1 + 0,02 = 0,12 mol;
H = (0,12-0,1)/0,1 = 20%
Câu 3:
nX = 67,2/22,4 = 3 mol;
nanken = nBr2 = 160/160 = 1 mol; npropan = 3-1 = 2 mol;
H = (3-2)/2.100% = 50%
Câu 4:
nbutan = 5,8/58 = 0,1 mol ; nA = 3,36/22,4 = 0,15 mol ;
H = (0,15-0,1)/0,1.100% = 50%
Câu 6:
MA = 88/3; Mpropan = 44;
=> H = (Mpropan - MA)/ MA .100% = (44-88/3)/(88/3) .100% = 50%
Câu 7:
npropan = 8,8/44 = 0,2 mol;
H = (nA - npropan)/npropan .100%
=> nA = 0,38 mol => MA = 8,8/0,38 =23,16 g/mol
Câu 8:
VX/VY = nX/nY = 1/3 ; MY = 12.2 = 24;
ta có nX/nY = MY/MX = 1/3
=> MX = 24.3 = 72 => CTPT của X: C5H12
Câu 9:
VX/VY = nX/nY = 1/4;
nX/nY = MY/MX = 1/4
=> MY = 86/4 = 21,5 ; dy/H2 = 21,5/2 = 10,75
Tham khảo các bài Chuyên đề 5 Hóa 11 khác:
- Ankan
- Xicloankan
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankan
- Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankan
- Phản ứng halogen hóa
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng halogen hóa
- Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy)
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy)
- Phản ứng tách của ankan
- Bài tập trắc nghiệm Phản ứng tách của ankan
- Một số bài tập về xiclankan
- Bài tập trắc nghiệm Một số bài tập về xiclankan