Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 27 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 27 trong Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học sách Cánh diều. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 27 Cánh diều

Bài tập 1 trang 27 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Cho phản ứng:

2NO2(g) → 2NO(g) + O2(g)

So sánh tốc độ phân hủy NO2 ở nhiệt độ 25oC (nhiệt độ thường) và 800oC (nhiệt độ ống xả khí thải động cơ đốt trong). Biết Ea = 114 kJ mol-1

Lời giải:

Theo phương trình Arrhenius ta có:

k1 =AeEaRT1 (1)

k2 =AeEaRT2 (2)

T1 = 25 + 273 = 298K

T2 = 800 + 273 = 1073K

Chia vế hai phương trình (2) cho (1) ta được

k2k1=eEaR.(T2T1T2.T1) = e114.1038,314.(10732981073.298) = 2,7.1014

Vậy tốc độ phản ứng tăng 2,7.1014 lần khi nhiệt độ tăng từ 25oC đến 800oC.

Bài tập 2 trang 27 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Cho phản ứng:

2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g)

Biết Ea = 314 kJ mol-1

a) Hãy so sánh tốc độ phản ứng ở 25oC và 450oC

b) Nếu sử dụng xúc tác là hỗn hợp V2O5, TiO2 thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 84 kJ mol-1 . Hãy so sánh tốc độ phản ứng khi có và không có chất xúc tác ở nhiệt độ 450oC.

Lời giải:

a) Theo phương trình Arrhenius ta có:

k1 =AeEaRT1 (1)

k2 =AeEaRT2 (2)

T1 = 25 + 273 = 298K

T2 = 450 + 273 = 723K

Chia vế hai phương trình (2) cho (1) ta được

k2k1=eEaR.(T2T1T2.T1) = e314.1038,314.(723298723.298) = 2,26.1032

Vậy tốc độ phản ứng tăng 2,26.1032 lần khi nhiệt độ tăng từ 25oC đến 450oC.

b) Áp dụng phương trình Arrhenius ta có:

k1 =AeEa(1)RT (3)

k2 =AeEa(2)RT (4)

Chia vế hai phương trình (4) cho (3), thu được: k2k1=eEa(1)Ea(2)RT (5)

Thay số vào (5) ta được: k2k1=e(31484).1038,314.723 = 4,14.1016

Vậy khi thêm chất xúc tác thì tốc độ phản ứng tăng 4,14.1016 lần.

Bài tập 3 trang 27 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Thực hiện hai thí nghiệm hòa tan đá vôi vào dung dịch HCl 1M ở cùng một nhiệt độ.

Thí nghiệm 1: Cho 0,5 gam đá vôi dạng bột bào 10 mL HCl 1 M.

Thí nghiệm 2: Cho 0,5 gam đá vôi dạng viên vào 10 mL HCl 1 M.

a) Tốc độ phản ứng ở thí nghiệm nào nhanh hơn? Giải thích.

b) Năng lượng hoạt hóa của hai phản ứng bằng nhau hai khác nhau?

Lời giải:

a) Tốc độ phản ứng ở thí nghiệm 1 nhanh hơn. Vì đá vôi dạng bột thì diện tích bề mặt tiếp xúc với các phân tử HCl lớn hơn dẫn đến tốc độ phản ứng nhanh hơn.

b) Năng lượng hoạt hóa của hai phản ứng là bằng nhau vì diện tích bền mặt không ảnh hưởng đến năng lượng hoạt hóa.

Bài tập 4 trang 27 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Cho phản ứng:

C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)

Năng lượng hoạt hóa của phản ứng khi có xúc tác Pd là 35 kJ mol-1 . Hãy so sánh sự thay đổi tốc độ phản ứng khi có xúc tác Pd ở nhiệt độ 300 K và 475 K.

Lời giải:

Theo phương trình Arrhenius ta có:

k1 =AeEaRT1 (1)

k2 =AeEaRT2 (2)

T1 = 300 + 273 = 573K

T2 = 475 + 273 = 748K

Chia vế hai phương trình (2) cho (1) ta được

k2k1=eEaR.(T2T1T2.T1) = e35.1038,314.(748573748.573) = 5,58

Vậy khi có xúc tác Pd tốc độ phản ứng tăng 5,58 lần khi nhiệt độ thay đổi tù 300 K lên 475 K

Bài tập 5 trang 27 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Giả sử hai phản ứng hóa học khác nhau có cùng Ea, diễn ra ở cùng nhiệt độ. Vậy hằng số tốc độ k có luôn bằng nhau không?

Lời giải:

Theo phương trình Arrhenius ta có:

k =AeEaRT (1)

Trong đó A là hằng số cho một phản ứng xác định.

Hai phản ứng có cùng Ea, diễn ra ở cùng nhiệt độ tuy nhiên hằng số A của hai phản ứng là khác nhau ⇒ Tốc độ k khác nhau.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: