Giải Chuyên đề Hóa học 10 Kết nối tri thức trang 31


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 31 trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy, nổ sách Kết nối tri thức. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 31 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 31 Chuyên đề Hóa học 10: Trình bày khái niệm và các đặc điểm cơ bản của phản ứng cháy.

Lời giải:

Khái niệm: Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử có tỏa nhiệt và phát sáng.

Các đặc điểm cơ bản của phản ứng cháy:

- Có xảy ra phản ứng hóa học.

- Có tỏa nhiệt.

- Có phát sáng.

Câu hỏi 2 trang 31 Chuyên đề Hóa học 10: Tính năng suất tỏa nhiệt của một loại than đá theo đơn vị kJ/kg, biết than đá chứa 84% khối lượng carbon và giả thiết toàn bộ nhiệt lượng toả ra khi đốt than đá đều sinh ra từ phản ứng:

C(s) + O2(g) → CO2(g)

ΔHo = - 394 kJ/mol

Lời giải:

Ta có:

Đốt cháy 1 mol C tỏa ra 394 kJ hay đốt cháy 12g C tỏa ra 394 kJ.

Mà than đá chứa 84% khối lượng carbon.

⇒ Khối lượng than đá chứa 12g C là: 12.10084=14,29g

⇒ Đốt cháy 14,29 g = 14,29.10-3 kg than đá tỏa ra 394 kJ nhiệt lượng

⇒ Đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra là 39414,29.103=27572 kJ nhiệt lượng

⇒ Năng suất tỏa nhiệt khi đốt than đá là 27572 kJ/kg

Câu hỏi 3 trang 31 Chuyên đề Hóa học 10: Than tổ ong hiện vẫn được một số nơi sử dụng để đun nấu. Một viên than tổ ong nặng 1200 g có chứa 40% carbon về khối lượng.

a) Tính số mol carbon có trong một viên than tổ ong.

b) Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện chuẩn khi đốt cháy hoàn toàn viên than trên.

Tại sao hiện nay các nhiên liệu hóa thạch được khuyến cáo hạn chế sử dụng trên toàn thế giới?

c) Tại sao đun bếp than tổ ong trong phòng ngủ đề sưởi ấm có thể gây hôn mê, bại não?

Lời giải:

a) Số mol carbon có trong một viên than tổ ong là:

nC=1200.0,412=40 mol

b) Phương trình hóa học: C + O2 to CO2

Bảo toàn nguyên tố C, ta có: nCO2=nC = 40 mol

Thể tích khí CO2 thu được là VCO2=40.24,79=991,6 lít

c) Hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch vì:

- Sự phát triển các nguồn năng lượng hóa thạch kéo theo nhiều hệ lụy cho môi trường. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn CO2 mỗi năm và làm tăng 10,65 tỉ tấn CO2 trong khí quyển. CO2 là một loại khí nhà kính làm tăng lực phóng xạ và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. Ngoài CO2, đốt nhiên liệu hóa thạch cũng tạo ra các chất ô nhiễm không khí khác như các chất NO2, SO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các kim loại nặng.

- Nhiên liệu hóa thạch là nguồn nhiên liệu không thể tái tạo. Việc khai thác quá mức, sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nhiên liệu này.

d) Việc đun bếp than tổ ong trong phòng ngủ (phòng kín) đề sưởi ấm sẽ sản sinh ra khí CO rất độc. Chất này xâm nhập vào cơ thể và kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu làm mất khả năng vận chuyển của oxygen tới các bộ phận trong cơ thể gây tổn thương vỏ não, hệ thần kinh, tim... dẫn tới hôn mê, bại não, thậm chí tử vong nhanh chóng trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời.

Câu hỏi 4 trang 31 Chuyên đề Hóa học 10: Một loại gas dùng làm nhiên liệu đun nấu có thành phần chính gồm C3H8 và C4H10­ theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3.

a) Tính phần trăm thể tích mỗi alkane trên trong khí gas.

b) Tính phân tử khối trung bình của khí gas. Khí gas nặng hơn không khí bao nhiêu lần? Tại sao sau khi hơi gas rò rỉ sẽ tích tụ ở những nơi thấp trên mặt đất?

Lời giải:

a) Do số mol tỉ lệ thuận với thể tích nên phần trăm về số mol mỗi khí cũng chính là phần trăm về thể tích của mỗi khí.

Phần trăm thể tích các khí trong khí gas là

%VC3H8=22+3.100=40%%VC4H10=100%40%=60%

b) Phân tử khối của khí gas là

M¯=2.44+3.582+3=52,4 > 29

⇒ Khí gas nặng hơn không khí 52,429=1,8 lần.

⇒ Sau khi hơi gas rò rỉ sẽ tích tụ ở những nơi thấp trên mặt đất.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy, nổ Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: