Giải Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trang 34


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 34 trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay và chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 34 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Dựa vào Hình 5.2, kể tên chất cháy, chất oxi hóa và nguồn nhiệt của các phản ứng cháy có trong Hình 5.1.

Dựa vào Hình 5.2, kể tên chất cháy, chất oxi hóa và nguồn nhiệt của các phản ứng cháy

Lời giải:

a) Magnesium cháy trong không khí

- Chất oxi hóa: oxygen (O2)

- Chất cháy: magnesium

- Nguồn nhiệt: nguồn lửa trực tiếp

b) Than đá (carbon) cháy trong không khí

- Chất oxi hóa: oxygen (O2)

- Chất cháy: than đá (carbon)

- Nguồn nhiệt: nguồn lửa trực tiếp

c) Gas (thành phần chính là C3H8 và C4H10) cháy trong không khí

- Chất oxi hóa: oxygen (O2)

- Chất cháy: Than đá (carbon)

- Nguồn nhiệt: Tia lửa điện phát ra từ hệ thống đánh lửa của bếp gas.

Câu hỏi 4 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 5.3, hãy cho biết trường hợp nào dễ bắt cháy hơn. Phản ứng cháy xảy ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

Quan sát Hình 5.3 trang 34 hãy cho biết trường hợp nào dễ bắt cháy hơn

Lời giải:

Trường hợp b) Đốt giấy bằng nguồn lửa trực tiếp dễ bắt cháy hơn.

Vì nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp với chất cháy.

Khi đốt giấy bằng kính lúp dưới ánh sáng mặt trời, kính lúp sẽ giống như một thấu kính hội tụ, chúng sẽ hội tụ ánh sáng mặt trời tập trung ở một điểm, làm nhiệt độ tăng lên cao, nên mẩu giấy có thể cháy. Như vậy cần mất một khoảng thời gian để ánh sáng mặt trời hội tụ và tạo nên nguồn nhiệt.

Điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra:

+ Điều kiện cần: (1) Chất cháy; (2) Chất oxi hóa; (3) Nguồn nhiệt.

+ Điều kiện đủ:

(1) Nồng độ oxygen trong không khí phải lớn hơn 14% thể tích (ngoại trừ đối với một số chất dễ cháy, gây nổ mạnh);

(2) Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy;

(3) Thời gian tiếp xúc của 3 điều kiện cần phải đủ lâu để xuất hiện sự cháy

Vận dụng trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Con người thở ra CO2 không có khả năng gây cháy, nhưng vì sao khi ta thổi vào bếp than hồng, lại có thể làm than hồng bùng cháy?

Lời giải:

Khí thở ra của con người không chỉ có CO2 mà còn có O2 (chiếm 16,4%). Khí oxygen (O2) này duy trì sự cháy.

Mặt khác dòng không khí ở khoảng trống giữa người thổi và bếp vẫn là không khí bình thường nên khi ta thổi sẽ đẩy không khí vào, làm tăng lượng oxygen, khiến than hồng bùng cháy.

Bảng thành phần khí hít vào, thở ra của con người.

Con người thở ra CO2 không có khả năng gây cháy

Câu hỏi 5 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Từ việc quan sát Hình 5.4 và 5.5, hãy mô tả hiện tượng và so sánh mức độ của mỗi vụ nổ.

Từ việc quan sát Hình 5.4 và 5.5, hãy mô tả hiện tượng

Lời giải:

Nổ bình gas thường kèm theo tiếng nổ lớn, xảy ra đột ngột, tỏa lượng nhiệt lớn, kèm theo cả phản ứng cháy. Thường xảy ra ở các cửa hàng bán gas, hộ gia đình, nhà hàng, …ngọn lửa khi cháy có thể lan nhanh gây thiệt hại về người và tài sản của cả những gia đình xung quanh.

Vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Chỉ sau vài giây được thả xuống quả bom nguyên tử đã san phẳng 13km2 thành phố. Hơn 60% nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn, con người chỉ còn lại tro cốt. Nhiều người trong số những người sống sót sau vụ nổ đã chết vì bị thương và bệnh nặng do bức xạ. Nhiệt độ do vụ ném bom tỏa ra tương đương với nhiệt độ của Mặt Trời.

Mức độ của vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945 lớn hơn rất nhiều so với mức độ của một vụ nổ khí gas.

Câu hỏi 6 trang 34 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 5.5, hãy cho biết hậu quả để lại sau vụ nổ bom nguyên tử.

Lời giải:

Hậu quả để lại sau vụ nổ bom nguyên tử: Thiêu rụi mọi sinh vật trong bán kính 1,5 km, phá hủy tất cả các tòa nhà trong bán kính đến 2km. Tất cả những người trong bán kính 1,2km từ vụ nổ đều bị chết do bỏng. Những người sống sót được nhờ che chắn trong bán kính 500m từ tâm nổ đều nhiễm một lượng lớn phóng xạ.

Quan sát Hình 5.5, hãy cho biết hậu quả để lại sau vụ nổ bom nguyên tử

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: