Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về gia đình
Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Gia đình
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật 10 b) trang 16 trong Bài 3: Gia đình sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 10 Cánh diều.
b) trang 16 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi
Đoạn hội thoại. Nhóm của Lan được giao nhiệm vụ tổ chức trò chơi về chủ đề gia đình, Lan bàn với Hồng và Hải:
Lan: Mình nghĩ, tổ chức cuộc thi sưu tầm các câu nói hay về gia đình, ý các cậu thế nào?
Hải: Tớ thấy được đấy, mình lấy câu “Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc” làm cầu để dẫn, sau đó các đội thi sẽ tìm các câu nói, câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương đồng với câu đề dẫn.
Hồng: Có thể bổ sung tìm bài hát, câu hát cho không khí sôi nổi được không các cậu?
Hải: Ý kiến hay, vậy mình tìm thêm cả thơ, ca, hò, vè cho phong phú. Đội thắng cuộc là đội tìm được nhiều câu hay và nội dung sát với cầu đề dẫn,
Lan: Thống nhất thế nhé, để tớ làm thành bản kế hoạch chi tiết.
Câu hỏi.
b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về gia đình.
Lời giải:
Yêu cầu b) Những hiểu biết của em về gia đình
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 8): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này”.
- Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:
+ Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con, là kiểu gia đình phổ biến trong xã hội hiện đại, được gọi là gia đình hạt nhân.
+ Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.
+ Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.
- Các mối quan hệ trong gia đình:
+ Quan hệ hôn nhân được xác lập khi một người nam và một người nữ kết hôn với nhau và trở thành vợ chông.
+ Quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ và các con, giữa ông bà với các cháu, giữa anh chị em ruột với nhau.