Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 13 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 trang 13 trong Bài 2: Hôn nhân Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 13

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 13 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 13 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Thời còn trẻ, ông bà vốn đều là con nhà khá giả. Ngày đó, ông thích một người con gái khác. Người ấy là con gái một người lái đò nên gia đình ông không ưng thuận vì không "môn đăng hộ đối". Ông lấy bà, một đám cưới không tình yêu, chỉ là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Từ ngày lấy ông, bà dần quên mất tên mình vì theo tục lệ, gia đình, làng xóm gọi bà bằng tên của ông. Bà hiền lành, chăm chỉ và nhẫn nhịn, chiều theo mọi sở thích, thói quen của ông. Lấy nhau 5 năm không có con, bà nuốt nước mắt vào lòng, mang trầu cau đi hỏi vợ cho chồng. Bà âm thầm như một cái bóng, chứng kiến hạnh phúc của chồng bên người mới, lặng lẽ yêu thương các con chồng như con ruột của mình.

Các con dần trưởng thành, đưa người yêu về ra mắt bố mẹ. Ông cười: "Miễn sao các con yêu thương nhau là bố mẹ đồng ý". Các con lần lượt đăng ki kết hôn, tổ chức cưới hỏi theo nếp sống mới. Hạnh phúc gia đình được tạo dựng từ những cuộc hôn nhân tự nguyện và bình đẳng. Vợ chồng con cháu yêu thương, tôn trọng nhau, quây quần trong mái ấm gia đình. Chứng kiến những đổi thay tốt đẹp ấy, vui vầy bên hạnh phúc con cháu, lòng bà nguôi dần những xót xa ngày xưa.

Cuộc hôn nhân của ông bà trong trường hợp trên có những đặc điểm gì?

Lời giải:

Cuộc hôn nhân của ông bà trong trường hợp trên có đặc điểm: là cuộc hôn nhân không có tình yêu, không tự nguyện, không tiến bộ; không phải hôn nhân một vợ một chồng và vợ chồng không bình đẳng.

Câu hỏi 2 trang 13 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Thời còn trẻ, ông bà vốn đều là con nhà khá giả. Ngày đó, ông thích một người con gái khác. Người ấy là con gái một người lái đò nên gia đình ông không ưng thuận vì không "môn đăng hộ đối". Ông lấy bà, một đám cưới không tình yêu, chỉ là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Từ ngày lấy ông, bà dần quên mất tên mình vì theo tục lệ, gia đình, làng xóm gọi bà bằng tên của ông. Bà hiền lành, chăm chỉ và nhẫn nhịn, chiều theo mọi sở thích, thói quen của ông. Lấy nhau 5 năm không có con, bà nuốt nước mắt vào lòng, mang trầu cau đi hỏi vợ cho chồng. Bà âm thầm như một cái bóng, chứng kiến hạnh phúc của chồng bên người mới, lặng lẽ yêu thương các con chồng như con ruột của mình.

Các con dần trưởng thành, đưa người yêu về ra mắt bố mẹ. Ông cười: "Miễn sao các con yêu thương nhau là bố mẹ đồng ý". Các con lần lượt đăng ki kết hôn, tổ chức cưới hỏi theo nếp sống mới. Hạnh phúc gia đình được tạo dựng từ những cuộc hôn nhân tự nguyện và bình đẳng. Vợ chồng con cháu yêu thương, tôn trọng nhau, quây quần trong mái ấm gia đình. Chứng kiến những đổi thay tốt đẹp ấy, vui vầy bên hạnh phúc con cháu, lòng bà nguôi dần những xót xa ngày xưa.

Em hãy so sánh hôn nhân của ông bà và hôn nhân của con cháu trong câu chuyện trên, từ đó chỉ ra đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

- Hôn nhân của con cháu trái ngược với ông bà, có đầy đủ đặc điểm của “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và vợ chồng bình đẳng”.

- Đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay:

+ Hôn nhân tự nguyện

+ Hôn nhân tiến bộ

+ Hôn nhân một vợ một chồng

+ Vợ chồng bình đẳng trong hôn nhân.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: