Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 21 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 trang 21 trong Bài 3: Gia đình Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 21

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 21 Kết nối tri thức

Luyện tập 1 trang 21 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về quan điểm: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu thương không bao giờ kết thúc.”

Lời giải:

(*) Bài tham khảo:

- "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu" là cái nôi mà mỗi con người được sinh ra và lớn lên. Ở đó, ta được đón nhận những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Dường như tất cả chúng ta, ai cũng được tắm mình trong lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ hay được che chở bởi bờ vai vững chắc của cha. Dù có đi đâu hay làm gì, gia đình luôn là bến đỗ bình yên cho chúng ta trở về, nơi xoa dịu những nỗi đau mà xã hội vùi lấp ta trên con đường đời.

- "Gia đình là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc." Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng hơn bao giờ hết, bởi ở đó luôn luôn có tình yêu thương, có sự hy sinh và che chở…Tình cảm ấy sẽ là nơi chúng ta thấy được niềm tin trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kỳ nhất mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người giúp con người vượt qua được những khó khăn thử thách.Và dẫu cho mỗi thành viên trong gia đình có phạm lỗi gì đó, cho dù có bị người đời, bị xã hội quay lưng, thì gia đình vẫn luôn là nơi để ta quay về…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 21 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy cho biết các quan điểm sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Con cái là của để dành. Bởi vậy gia đình đông con nhiều cháu mới là gia đình hạnh phúc.

b. Trong xã hội hiện đại, phụ nữ không nhất thiết phải quán xuyến công việc gia đình.

c. Đàn ông cần phải chia sẻ công việc gia đình cùng phụ nữ.

d. Gia đình chỉ hạnh phúc khi các thành viên đều được thoả mãn đầy đủ nhu cầu vật chất.

Lời giải:

- Ý kiến a. Quan điểm này là không đúng. Vì gia đình ít con cháu nhưng mọi người luôn sống hòa thuận, yêu thương, chăm sóc nhau, cuộc sống luôn vui vẻ ấm êm cũng được gọi là một gia đình hạnh phúc.

- Ý kiến b. Đây là quan điểm sai. Vì: Trong xã hội hiện đại phụ nữ vẫn nên là người chăm sóc, quán xuyến gia đình; vợ và chồng cùng nhau chia sẻ công việc của gia đình thì gia đình sẽ ấm êm hạnh phúc hơn.

- Ý kiến c. Đây là quan điểm đúng. Vì: phụ nữa hiện đại cũng có công việc riêng của bản thân và rất cần sự chia sẻ của người chồng, gia đình sẽ êm ấm, hạnh phúc hơn.

- Ý kiến d. Đây là quan điểm sai. Vì không chỉ có nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần cũng cần được thỏa mãn.

Luyện tập 3 trang 21 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?

a. Vợ chồng anh T, chị Y có hai con gái. Bố mẹ anh T yêu cầu chị Y phải sinh thêm con trai để nối dõi tông đường, nếu không thì phạm tội bất hiếu với tổ tổng.

b. Trong gia đình, anh C đi làm có thu nhập cao, còn chị Th chỉ ở nhà làm nội trợ. Vì vậy, anh C quyết định mọi việc, không bàn bạc, trao đổi với vợ.

c. Được cả nhà chiều chuộng, chăm sóc nên A chỉ quan tâm tới việc học.

d. Vợ chồng anh T, chị N đều là con một. Bố chị N mất sớm, mẹ chị ở quê xa, hay đau ốm. Anh T bảo với chị N đưa mẹ chị về ở chung để phụng dưỡng.

Lời giải:

- Trường hợp a. Không đồng tình. Vì: con gái hay con trai thì cũng là con của bố mẹ, việc sinh con là chuyện của hai vợ chồng, cha mẹ không có quyền yêu cầu.

- Trường hợp b. Không đồng tình. Vì: việc làm của anh C thể hiện sự không tôn trọng vợ của mình.

- Trường hợp c. Không đồng tình. Vì: ngoài việc học, A cần phải quan tâm, dành tình cảm yêu thương cho gia đình.

- Trường hợp d. Đồng tình. Vì: việc làm của anh

Luyện tập 4 trang 21 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em sẽ làm gì nếu là các bạn trong những tình huống sau?

a. Gia đình gặp khó khăn nhưng H vẫn muốn học lên đại học.

b. Bố Y mất sớm. Mẹ vất và nuôi chị em Y ăn học. Gần đây, một người đàn ông thường xuyên đến nhà, có cử chỉ quan tâm, thân mật với mẹ Y.

Lời giải:

- Tình huống a. H nên bày tỏ nguyện vọng với gia đình, cố gắng lên học đại học; tìm kiếm việc làm thêm hoặc vay tiền từ ngân hàng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh, sinh viên nghèo để đi học. Nếu gia đình quá khó khăn, H có thể tạm gác ước mơ vào đại học để đi làm, chia sẻ khó khăn với gia đình, sau này có điều kiện sẽ học đại học.

- Tình huống b. Nếu là Y, em sẽ ủng hộ mẹ nếu mẹ cũng có sự quan tâm dành cho người ấy và tìm hiểu xem người đàn ông đó có thật lòng muốn quan tâm chăm sóc mẹ mình không.

Luyện tập 5 trang 21 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong những trường hợp sau?

a. Th cảm tưởng bố mẹ chỉ quan tâm tới em trai mà quên mất sự có mặt của mình trong gia đình. Bởi vậy, Th rất buồn và sinh ra ghét em trai.

b. Mặc dù cô H yêu thương, chăm sóc D như con đẻ nhưng D lạnh lùng, xa cách với cô vì cho rằng cô chỉ là mẹ kế.

c. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mặc dù bố mẹ không đồng ý nhưng Đ vẫn muốn nghỉ học đề lao động giúp đỡ gia đình.

d. T phản nàn: “Bà nội dạo này bị lẫn, cứ hỏi đi hỏi lại mãi một việc khiến tớ mệt lắm, nhiều lúc phát cáu lên với bà".

Lời giải:

- Trường hợp a. Th cần nói chuyện với bố mẹ và thể hiện nhu cầu cần được quan tâm, yêu thương; Th không nên ghét em trai vì đó là em ruột của mình.

- Trường hợp b. D cần phải có trách nhiệm yêu thương, quan tâm cô H; không nên lạnh lùng, xã cách với cô H, vì cô H yêu thương D như con đẻ.

- Trường hợp c. Đ không nên nghỉ học để lao động, Đ cần cố gắng học hành chăm chỉ để đáp lại sự chăm lo của cha mẹ; Đ có thể tìm công việc làm thêm ngoài giờ học để phụ giúp cha mẹ.

- Trường hợp d. T không nên có thái độ như vậy với bà, T nên cảm thông, yêu thương, quan tâm, chăm sóc bà nhiều hơn khi bà đã có tuổi.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 3: Gia đình Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: