Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 53 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 53 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 53
Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 53 Chân trời sáng tạo
Vận dụng 1 trang 53 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề cập đến các nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam
Lời giải:
(*) Bài tham khảo
- Pháp luật hình sự Việt Nam có 05 nguyên tắc cơ bản, bao gồm: nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân chủ; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc hành vi và nguyên tắc lỗi; nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.
1. Nguyên tắc pháp chế
- Nguyên tắc pháp chế là một nguyên tắc hết sức quan trọng và cơ bản của quá trình xây dựng và đổi mới pháp luật ở Việt Nam. Nói đến pháp chế tức là nói đến sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và của công dân. Nguyên tắc pháp chế có nguồn gốc từ nguyên lý không có tội nếu không có luật.
- Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc pháp chế được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự.
- Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế cụ thể là:
+ Về mặt lập pháp: Việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định. Theo cơ chế này, mọi tội phạm và hình phạt phải được Luật hình sự quy định có luật, có tội. Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế còn đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các quy định của Luật hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó.
+ Về mặt áp dụng pháp luật: Nhà nước không chấp nhận một bản án hình sự về một tội nào đó, nếu như tội này không được quy định trong Luật hình sự hiện hành. Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Hình phạt mà Toà án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Luật hình sự.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo đúng và đầy đủ các thủ tục luật định.
2. Nguyên tắc dân chủ
- Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Đây là một nguyên tắc hiến định.
- Trong Luật hình sự, nội dung của nguyên tắc dân chủ thể hiện ở các điểm sau:
+ Luật hình sự bảo vệ và tôn trọng các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm những quyền dân chủ của công dân;
+ Luật hình sự bảo đảm cho nhân dân lao động tự mình hay thông qua các tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và áp dụng Luật hình sự, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm;
+ Luật hình sự coi việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm là sự nghiệp của toàn dân.
3. Nguyên tắc nhân đạo
- Nhân đạo là đạo làm người. Đạo làm người thể hiện ở lòng thương yêu, với ý thức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không làm đau đớn con người.
- Luật hình sự Việt Nam khoan hồng với những người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. Luật hình sự không có mục đích trả thù, hạ thấp nhân phẩm người phạm tội mà nhằm tạo điều kiện để họ được cải tạo trở thành người có ích cho xã hội, sống lương thiện.
- Luật hình sự Việt Nam có nhiều quy định nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo như quy định về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, quy định về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo)…v.v… Trong hệ thống hình phạt của Luật hình sự Việt Nam có nhiều loại hình phạt không tước tự do như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ…
4. Nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi
- Xuất phát từ quan điểm: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể là hành vi của con người mà không thể là ý nghĩ, tư tưởng của họ, Ngành luật hình sự Việt Nam thừa nhận nguyên tắc hành vi là một trong các nguyên tắc chính. Theo đó, Luật hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự của một người về tư tưởng của họ mà chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu được quy phạm pháp luật quy định.
- Gắn liền với nguyên tắc hành vi là nguyên tắc có lỗi. Luật hình sự truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của một người chỉ khi hành vi đó có lỗi.
5. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
- Cũng như các nguyên tắc khác, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự phải được thể hiện trong xây dựng pháp luật hình sự và áp dụng pháp luật hình sự.
- Trong áp dụng pháp luật hình sự, nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự hay nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.
Vận dụng 2 trang 53 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy sưu tầm một vụ việc phạm tội và làm rõ những hậu quả, tác hại của vụ việc đó.
Lời giải:
- Vụ việc: A và B có quan hệ yêu đương tình cảm với nhau, A năm nay 20 tuổi và quan hệ với B hiện tại mới đủ 15 tuổi. Dù trong quá trình quan hệ với nhau, B hoàn toàn tự nguyện đồng ý quan hệ, nhưng Sau đó B đã có thai và gia đình B đã gửi đơn đến cơ quan công an có thẩm quyền. Trong trường hợp này thì A đã 20 tuổi và bạn gái B mới có 15 tuổi nếu dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong bộ luật hình sự thì việc quan hệ này là sai quy định pháp luật. Với hành vi phạm tội này có thể xem vào tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Hậu quả:
+ A phải chịu trách nhiệm hình sự về việc làm của mình.
+ B bị tổn hại về mặt thể chất và tinh thần.
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Chân trời sáng tạo hay khác: