Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 9 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 trang 9 trong Bài 1: Tình yêu Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 9

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 9 Kết nối tri thức

Luyện tập 2 trang 9 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật sau:

a. Cho rằng mình đã gặp được tình yêu “sét đánh", S liền tỏ tinh ngay lập tức với một bạn nữ mới làm quen qua mạng.

b. K yêu tới hai người cùng một lúc vì cho rằng làm thế đề dự phòng, nhỡ một trong hai người rời bỏ mình thì vẫn còn người yêu thương mình.

c. Mặc dù nhiều bạn chê người yêu của H không xinh, nhà nghèo nhưng H vẫn luôn bảo vệ người yêu mình, vì theo H đó là cô gái giàu nghị lực, học giỏi và tốt bụng.

d. Q luôn yêu cầu người yêu phải nghe theo mình mọi việc và cho rằng, đó mới là sự hòa hợp trong tình yêu.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của S là hơi vội vàng, vì chưa tìm hiểu về đối phương, chưa gặp gỡ vì yêu qua mạng mà đã tỏ tình, đến khi tìm hiểu không hợp nhau sẽ làm phí thời gian của cả hai.

- Trường hợp b. Hành vi của K là hành vi không đúng, thể hiện một tình yêu không chân chính, K đã lừa dối cả hai bạn, K quá tham lam trong tình yêu và không yêu thật lòng.

- Trường hợp c. Tình yêu của H là một tình yêu chân chính. H đã bỏ qua những suy nghĩ của người khác và luôn bảo vệ người yêu mình.

- Trường hợp d. Quan niệm về tình yêu của Q là không đúng, yêu là tôn trọng nhau và cho nhau sự thoải mái chứ không phải là sự kiểm soát nhau.

Luyện tập 3 trang 9 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em sẽ xử lí như thế nào nếu là các bạn trong những tình huống sau:

- Tình huống a. Trong lớp, Q rất quý C vì C học giỏi, lại thường giúp đỡ Q. Một lần, Q được C tặng bưu thiếp, trong đó có viết dòng chữ “Tớ yêu cậu”. Q cũng không rõ tình cảm mình dành cho C có phải là tình yêu không nên rất bối rối, không biết phải làm thế nào.

- Tình huống b. Vội làm quen và yêu một người qua mạng xã hội nhưng khi gặp mặt, B nhận thấy người đó có nhiều điểm không phù hợp nên đã nói lời chia tay. Tuy nhiên, người đó vẫn tìm mọi cách theo đuổi và đe dọa khiến B rất lo sợ nhưng không biết phải làm gì.

- Tình huống c. D và T là đôi bạn gái thân thiết. Gần đây, D thấy T có những biểu hiện rất lạ: quan tâm quá mức tới D (nắm tay, vuốt tóc, ôm, tặng quà, ghen tức khi thấy D nói chuyện thân mật với các bạn nam, …). D rất ngại ngần, không biết nên ứng xử như thế nào với T.

Lời giải:

- Tình huống a. Vì chưa rõ tình cảm của mình dành cho C có phải tình yêu không, Q nên thể hiện thái độ bình thường với C, nói rõ với C về tình cảm của mình và mong C hãy giữ mối quan hệ ở mức tình bạn để tập trung vào học tập. Nếu sau này, tình bạn đó trở thành tình yêu thì là điều đáng quý, nếu không, hai người cũng có một tình bạn đẹp.

- Tình huống b. Nếu là B, em sẽ chia sẻ điều đó với những người đáng tin cậy (bố mẹ, thầy, cô giáo…) để nhờ sự trợ giúp. Em cũng sẽ lưu lại những bằng chứng về sự đe dọa của người đó để có cách bảo vệ bản thân.

- Tình huống c. D nên nói chuyện thẳng thắn, chân thành với T

Luyện tập 4 trang 9 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong mỗi trường hợp sau:

a. B rất thích một bạn cùng lớp nhưng bạn ấy không thích mình nên cảm thấy rất đau khổ vì điều đó.

b. Một bạn cùng lớp tỏ tình khiến G cảm thấy rất khó chịu và định công khai chuyện này lên mạng xã hội.

c. Đ và V yêu nhau nhưng bố mẹ hai bên đều ngăn cấm quyết liệt với lí do: Các bạn đan học lợp 10, việc yêu đương sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập. Hai bạn lên kế hoạch bỏ học, trốn nhà đi làm thuê ở một nơi thật xa.

d. P và Q yêu nhau khi đang học lớp 10. Vì mải yêu đương nên cả hai đều học hành sa sút.

Lời giải:

- Trường hợp a. Bạn B nên chia sẻ với những người thân thiết (bố/ mẹ/ bạn thân…), viết nhật kí về những cảm xúc của mình để vơi đi cảm giác buồn. Mặt khác, B cũng nên suy nghĩ theo hướng tích cực rằng: bạn đó không thích B nhưng sẽ có những bạn khác phù hợp và quý mến B.

- Trường hợp b. G không nên công khai chuyện đó lên mạng xã hội, vì mọi người đều có quyền bày tỏ tình yêu của mình, nếu G không thích thì từ chối chứ không nên công khai chuyện đó lên mạng xã hội vì nên tôn trọng quyền riêng tư của nhau.

- Trường hợp c. Khuyên các bạn Đ và V không nên làm thế vì sẽ có những hệ lụy không tốt. Nếu bỏ đi thật xa, các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, như: không có tiền bạc, người thân, gia đình; phải lao động vất vả; khi sống chung có khả năng sẽ dẫn tới mang thai ngoài ý muốn khi cả 2 còn quá trẻ… Vì vậy, 2 bạn nên nghe lời khuyên đúng đắn của người lớn, tập trung học tập để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

- Trường hợp d. P và Q có thể yêu nhau nhưng vẫn nên đặt việc học lên hàng đầu, không nên quá đắm chìm vào việc yêu đương và quên học, hãy để tình yêu làm động lực và giúp đỡ nhau học tốt hơn.

Lời giải:

(*)Tham khảo:

- Người ta thường nói "mối tình năm 17 tuổi là mối tình đi suốt cuộc đời bạn” có lẽ là sẽ đúng. Một mối tình ngây thơ, khờ dại tuổi học trò, một tình yêu tinh khiết, trong sáng. Chắc có lẽ mỗi chúng ai cũng sẽ trải qua mối tình năm 17 tuổi này. Có người cho rằng mối tình tuổi học trò này không tốt, cũng có người cho rằng đây là một tình yêu chân thành nhất của con người, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này

- Định nghĩa tình yêu tuổi học trò:

+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và đơn giản

+ Tình yêu tuổi học trò là một tình yêu ngộ ngĩnh với nhất những biểu hiện chân thành

+ Tình yêu tuổi học trò đơn giản là chờ nhau đi học, cùng nhau ăn vặt, cùng nhau dạo chơi, …

- Mặt tích cực và tiêu cực của tình yêu học trò:

* Tích cực:

+ Về mặt tâm lí: Đây là một trong những lộ trình phát triển bản thân và giúp hoàn thiện tâm lí bản thân hơn; Tình yêu tuổi học trò sẽ giúp con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm hơn; Giúp hoàn thiện một cách, lối sống và suy nghĩ hơn

+ Về mặt học tập: Giúp giải tỏa phiền muộn và bớt căng thẳng hơn trong học tập; Giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi và cố gắng học để không thua kém người kia; Có một người bạn tri kỉ, chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui

* Mặt tiêu cực:

+ Sao nhãng việc học hành: khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít, đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì còn lấy đâu thời gian dành cho việc học.

+ Thiếu kinh nghiệm cuộc sống: khi nảy sinh tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy, bạn chỉ muốn dành trọn cho người đó mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chính sự non nớt trong suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai lầm, mà người chịu thiệt thòi chính là bản thân các bạn.Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.

+ Dễ để lại hậu quả về tình dục: tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện đáng buồn.

+ Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ: sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh.Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi yêu.

* Kết luận:

- Nhận thức đúng đắn về tình yêu học trò

- Nếu có yêu trong thời gian đi học thì không nên làm ảnh hưởng đến việc học tập

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 9 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về một số điều cần tránh trong tình yêu.

(*) Sản phẩm tham khảo:

Lời giải:

Em hãy thiết kế một áp phích tuyên truyền về một số điều cần tránh trong tình yêu

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Tình yêu Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: