Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Kết nối tri thức trang 13


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Lịch sử 10 trang 13 trong Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10.

Chuyên đề Lịch sử 10 trang 13 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 13 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy cho biết đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam.

Lời giải:

- Đối tượng của lịch sử văn hóa Việt Nam: là toàn bộ đời sống văn hoá, bao gồm các thành tựu, giá trị, truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam trong lịch sử.

- Phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam: là toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.

Câu hỏi 2 trang 13 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy chỉ rõ các thời kỳ phát triển của văn hoá Việt Nam và nêu nét chính của từng thời kì.

Lời giải:

* Thời nguyên thuỷ:

- Trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống.

- Các cộng đồng dân cư ở Việt Nam đã định hình nền văn hóa bản địa với đặc trưng là văn hóa nông nghiệp lúa nước.

* Thời kì dựng nước:

- Trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam đã hình thành và phát triển ba trung tâm văn minh gắn với những quốc gia là:

+ Văn Lang ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (ra đời khoảng thế kỉ VII TCN) và Âu Lạc (ra đời vào khoảng thế kỉ III TCN).

+ Phù Nam ở Nam Bộ (hình thành khoảng thế kỉ I);

+ Lâm Áp - sau này là Chăm-pa ở Trung Bộ (ra đời năm 192).

- Các cộng đồng cư dân cổ ở Việt Nam đã kiến tạo cơ sở của nền văn hoá bản địa, với đặc trưng:

+ Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là chính; gắn bó với sông biển;

+ Tổ chức cộng đồng địa phương theo hình thức làng, bản;

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,...

- Các cộng đồng dân cư cổ ở Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, nhất là từ Ấn Độ và Trung Quốc.

* Thời kì Bắc thuộc:

- Cư dân Việt cổ đấu tranh chống đồng hóa, gìn giữ bản sắc và phát triển nền văn hóa dân tộc.

- Các cộng đồng dân cư ở vùng Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có những bước phát triển mới về văn hóa.

* Thời kì quân chủ độc lập:

- Quá trình tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá từ bên ngoài, gắn liền với việc chủ động bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc.

- Giữa thế kỉ XVI, văn hoá Việt Nam có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hoá phương Tây.

* Thời kì cận đại:

- Quá trình giao lưu, tiếp biển văn hoá càng diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn.

- Dân tộc Việt Nam tiếp tục đấu tranh bảo tồn các giá trị, truyền thống văn hoá tốt đẹp, đồng thời chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.

* Thời kì hiện đại:

- Đầu năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, định hướng cuộc đấu tranh xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới theo ba nguyên tắc: dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá.

- Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mang đến cho nền văn hoá Việt Nam một luồng sinh khí mới.

- Những năm 1945 - 1975, đời sống văn hoá Việt Nam thấm đẫm tinh thần yêu nước và cách mạng, góp phần to lớn vào những chiến công hiển hách của dân tộc.

- Từ năm 1986 - nay, văn hoá là nền tảng tinh thần, đồng thời là một nguồn lực phát triển quan trọng đang được toàn Đảng, toàn dân Việt Nam xây dựng và phát triển theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời Giải Bài tập Chuyên đề Sử 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: