Giải Chuyên đề Lịch sử 10 trang 16 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Lịch sử 10 trang 16 trong Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10.

Chuyên đề Lịch sử 10 trang 16 Cánh diều

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát hình 1.18 đến 1.21, hãy:

- Giải thích đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam. Lấy ví dụ về một công trình lịch sử kinh tế Việt Nam.

Lời giải:

Yêu cầu số 1:

- Đối tượng của lịch sử kinh tế Việt Nam là các nền kinh tế, các hiện tượng và lĩnh vực kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam trong quá khứ.

- Ví dụ: một số công trình lịch sử kinh tế Việt Nam:

+ Sách Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 – 1989 của tác giả Đặng Phong

+ Sách Lịch sử kinh tế Việt Nam của tác giả Võ Văn Sen

+ Sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000 do tác giả Đặng Phong (chủ biên).

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát hình 1.18 đến 1.21, hãy:

- Tóm tắt những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian.

Lời giải:

Tóm tắt những nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên trục thời gian

Luyện tập 1 trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10: Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Lịch sử dân tộc

Lịch sử thế giới

Khái niệm

Là lịch sử của một quốc gia.

- Là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới

Nội dung

- Là quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...

- Là quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian.

Luyện tập 2 trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc đoạn trích dưới đây trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) và cho biết cuốn sách này được trình bày theo cách nào?

“Ất Mão, năm thứ 4 (1075). (Tống, năm Hi Ninh thứ 8). Bắt đầu khảo thi học trò bằng ba kì thi.

Tuyển lấy những người minh kinh bác học và thi nho học bằng ba kì thi. Lê Văn Thịnh đỗ đầu, được lựa vào hầu vua học tập. Khoa cử nước ta bắt đầu từ đấy.

Mùng 1, tháng 8, mùa thu. Nhật thực. Sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành, không được, kéo quân về.

Tháng 11, mùa đông. Sai bọn Lý Thường Kiệt đem đại binh sang đánh nhà Tông, phá được Khâm Châu và Liêm Châu”.

Lời giải:

- Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) là công trình ghi chép lịch sử được biên soạn theo lối biên niên (tức là: ghi chép lịch sử theo trình tự thời gian).

Luyện tập 3 trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng khái quát đặc điểm nổi bật của tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử theo gợi ý sau:

Lập bảng khái quát đặc điểm nổi bật của tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử

Lời giải:

Thời kì

Đặc điểm nổi bật

Thời nguyên thủy và buổi đầu dựng nước

- Người Việt cổ tin rằng sau khi chết sẽ sang “thế giới bên kia" và sùng bái sức mạnh tự nhiên.

- Tư duy về sự đoàn kết, thống nhất dân tộc đã được định hình

Thời Bắc thuộc

- Người Việt Nam tiếp thu những hệ tư tưởng từ bên ngoài như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo từ Trung Quốc và Ấn Độ

Thời quân chủ độc lập

- Về cơ bản Nho giáo luôn đóng vai trò là hệ tư tưởng chính trị chính thống, được các triều đại bảo vệ và thúc đẩy.

- Tư tưởng lấy dân làm gốc và trọng dụng hiền tài cũng được chú trọng.

Thời Pháp thuộc

- Các khuynh hướng tư tưởng mới (dân chủ tư sản; chủ nghĩa Mác – Lênin) từng bước du nhập vào Việt Nam.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin đã mở ra khuynh hướng vô sản, dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Thời hiện đại

- Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng chủ yếu của xã hội Việt Nam, dẫn dắt sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Vận dụng 4 trang 16 Chuyên đề Lịch sử 10: Sưu tầm, lựa chọn 10 sự kiện lịch sử kinh tế Việt Nam thời kì Đổi mới và trình bày theo cách biên niên.

Lời giải:

- Năm 1986, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới đất nước một cách toàn diện và triệt để, trong đó, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

- Năm 1992, Việt Nam kí kết với các nước EU Hiệp định buôn bán hàng dệt may

- Năm 1993, Việt Nam tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN

- Năm 2000, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24,53% GDP, giảm 13,53 điểm phần trăm so với năm 1986; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,73%, tăng 7,85 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 38,74%, tăng 5,68 điểm phần trăm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì được kí kết tại Oasinhtơn. Đến ngày 10/12/2001, Hiệp định thương mại này chính thức có hiệu lực.

- Tháng 12/2004, Hiệp định về tiếp cận thị trường song phương Việt Nam – EU được kí tắt. Tiếp theo Hiệp định này, EU đồng ý ngừng áp dụng các hạn chế bằng hạn ngạch đối với hàng dệt-may nhập khẩu từ Việt Nam qua Hiệp định "thu hoạch sớm". Ðổi lại, Việt Nam đồng ý chính thức hóa cam kết không phân biệt đối xử với các công ty EU và một số biện pháp mở cửa thị trường trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp EU quan tâm.

- Năm 2005. Hiệp định tự do thương mại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc được kí kết

- Năm 2007, Việt Nam ra nhập WTO và trở thành thành viên tứ 150 của tổ chức này

- Năm 2008, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – ASEAN – Nhật Bản được kí kết. Cùng năm đó, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp, đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Xem thêm lời Giải Bài tập Chuyên đề Sử 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: