Giải Chuyên đề Lịch sử 10 trang 21 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Lịch sử 10 trang 21 trong Di sản văn hóa sách Cánh diều. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10.
Chuyên đề Lịch sử 10 trang 21 Cánh diều
Câu hỏi trang 21 chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát bảng 2.2, hình 2.4, hãy trình bày các cấp độ hạng di sản văn hóa. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di sản văn hóa.
Lời giải:
- Các cấp độ hạng di sản văn hóa:
+ Di tích cấp tỉnh: là những di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia: là những di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia được Bộ trưởng Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia đặc biệt: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di sản thế giới: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được tổ chức UNESCO ghi danh.
- Mục đích của việc xếp hạng di tích:
+ Xác lập cơ sở pháp lí bảo vệ di sản văn hoá, phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
+ Là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và công dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Ý nghĩa của việc xếp hạng di tích:
+ Việc xếp hạng có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và việc bảo tồn, quảng bá, phát huy những giá trị của di sản văn hoá trong cộng đồng, đặc biệt là đối với di sản văn hoá phi vật thể;
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
+ Tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, cá nhân tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.5, hãy giải thích khái niệm “bảo tồn di sản văn hóa”
Lời giải:
- Khái niệm: Bảo tồn di sản văn hoá là việc giữ gìn nguyên dạng giá trị gốc của di sản hoặc giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có.