Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo trang 58
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Lịch sử 10 trang 58 trong Một số bản hiến pháp của Việt Nam ta từ năm 1946 đến nay sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10.
Chuyên đề Lịch sử 10 trang 58 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy chứng minh: Hiến pháp năm 2013 là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng đảm bảo thắng lợi công cuộc Đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Lời giải:
- Hiến pháp năm 2013 là hiến pháp thứ hai của thời kì Đổi mới. Hiến pháp gồm: Lời nói đầu, 11 chương và 12 điều.
- Nội dung của Hiến pháp thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ về kinh tế - chính trị; có nhiều điểm mới, tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp.
* Điểm mới về tổ chức nhà nước:
+ Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp
+ Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
+ Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận
* Những điểm tiến bộ về tư tưởng dân chủ:
+ Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Hiến pháp năm 1993 chỉ ghi nhận hình thức dân chủ đại diện)
+ Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân
+ Quy định về thực ghiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân.
* Tiến bộ về kĩ thuật lập hiến:
+ Bố cục gọn (11 chương và 120 điều), vị trí các chương được sắp xếp hợp lí hơn.
+ Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí.
+ Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế.
Luyện tập 1 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: So sánh những điểm giống và khác nhau trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước các triều đại Lý - Trần, Lê sơ và Nguyễn.
Lời giải:
- Điểm giống nhau:
+ Đều là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.
+ Chính quyền trung ương gồm: các bộ và các cơ quan chuyên môn.
+ Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương và ngày càng được củng cố, hoàn thiện.
+ Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở.
- Điểm khác nhau:
|
Nhà Lý - Trần |
Nhà Lê sơ |
Nhà Nguyễn |
Mô hình |
- Nhà nước quân chủ tập quyền thân dân |
- Nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu |
- Nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế (mang tính tập quyền cao độ) |
Chính quyền trung ương |
- Kết hợp giữa nguyên tắc đề cao quyền lực của vua và nguyên tắc liên kết dòng tộc. - Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi đại thần là hoàng thân quốc thích. - Bộ máy trung ương còn đơn giản. - Quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: tập ấm, tiến cử và khoa cử. |
- Các chức quan đại thần bị bãi bỏ, quyền lực của quý tộc tôn thất bị hanh chế - Các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận: dân sự, quân sự và giám sát. - Thành lập thêm nhiều cơ quan chuyên môn, cơ quan trung gian. - Quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: khoa cử. |
- Các cơ quan giúp việc cho vua được tổ chức tinh gọn. Lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc của vua để tập trung quyền lực cho nhà vua. - Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát nhằm hạn chế lạm quyền. - Quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: khoa cử. |
Chính quyền địa phương |
- Chia làm 5 cấp: Lộ, phủ, huyện/ châu, hương và xã. - Tính tự trị của làng xã còn cao. |
- Chia làm 4 cấp: đạo, phủ, huyện/ châu, xã - Tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp. |
- Chia làm 5 cấp: tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã - Tăng cường quản lí đến từng làng xã. |
Luyện tập 2 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng tóm tắt những thành tựu nổi bật và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải:
(*) Bảng tóm tắt về vai trò và thành tựu của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
|
Vai trò |
Thành tựu nổi bật |
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Tổ chức và lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước |
- 1945 - 1946: đề cao thế hợp pháp của chính quyền cách mạng. Phân hóa kẻ thù, tranh thủ thời gian chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. - 1946 - 1954: tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. - 1954 - 1975: tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - 1975 - 1976: đưa cả nước bước vào thời kì xây dựng đất nước và bảo vệ độc lập chủ quyền. |
Mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng dân chủ, tiến bộ và nhân dân thế giới, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế |
- 1945 - 1946: vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” và quan điểm đối ngoại hoà bình. - 1946 - 1954: thiết lập quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ, mở hướng ra thế giới; kí Hiệp định Giơ-ne-vơ - 1954 - 1976: tăng cường đoàn kết ba nước Đông Dương. Hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam; kí Hiệp định Pa-ri; nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. |
|
Nhà nước chăm lo phát triển đời sống nhân dân, xây dựng hậu phương kháng chiến và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội |
- 1945 - 1946: giải quyết “giặc đói”, “giặc dốt”, khó khăn về tài chính. - 1946 - 1954: ban hành chính sách ruộng đất, giảm tô. Xây dựng nền kinh tế kháng chiến. - 1954 - 1976: + Hoàn thành cải cách ruộng đất, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. + Miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương lớn. + Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. |
|
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
- Từ 1976 – 1986: Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước và đấu tranh bảo vệ tổ quốc |
- Lần lượt thực hiện hai Kế hoạch Nhà nước 5 năm ( 1976 – 1980; 1981 – 1985) và thu được những thành tựu nhất định. - Tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến bảo vệ biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc. |
|
- Từ 1986 – nay: thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế |
- Thành tựu của công cuộc Đổi mới về kinh tế: + Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng. + Các ngành kinh tế: nông nghiệp; công nghiệp; dịch vụ đều có bước tiến vượt bậc + Kinh tế đối ngoại phát triển. + Cơ cấu kinh tế dần có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Thành tựu trong hội nhập quốc tế: + Thiết lập quan hệ với 189 nước + Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả các châu lục; + Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. |
Luyện tập 3 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng so sánh bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1992 và năm 2013.
Lời giải:
(*) Bảng so sánh
|
Hiến pháp năm 1946 |
Hiến pháp năm 1992 |
Hiến pháp năm 2013 |
Bối cảnh ra đời |
- Ra đời sau thành công của Cách mạng tháng Tám (năm 1945) và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
- Ra đời khi công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đang được đẩy mạnh, tiến hành một cách toàn diện. |
- Ra đời khi Việt Nam có nhiều biến đổi về kinh tế, xã hội; một số nội dung của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp. |
Nội dung cơ bản |
- Ghi nhận thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám. - Quy định chính thể là Dân chủ Cộng hòa - Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân. - Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước. |
- Quy định cụ thể về chế độ chính trị; cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước… - Thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ,... |
- Thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ về kinh tế - chính trị; - Có nhiều điểm mới, tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp. |
Ý nghĩa |
- Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Là sự khẳng định chủ quyền pháp lí, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. - Đặt nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. |
- Là cơ sở chính trị -pháp lí quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới.
|
- Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng để tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. |
Vận dụng 1 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Từ nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, hãy nêu tính chất của hai bộ luật này. Pháp luật Việt Nam hiện nay có thể kế thừa những giá trị gì từ hai bộ luật trên?
Lời giải:
* Tính chất tiến bộ của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều mang tính dân tộc, tính nhân văn và tính thực tiễn sâu sắc:
- Tính dân tộc: 2 bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đã có sự kế thừa và phát huy những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, kết hợp với những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Hoa để xây dựng lên một bộ luật phù hợp cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Tính nhân văn sâu sắc: trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có những điều luật bảo vệ quyền lợi của người dân lao động, của nô tì, của phụ nữ, người già, trẻ nhỏ và người khuyết tật.…
- Tiến bộ về kĩ thuật lập pháp:
+ Trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đã phân loại các điều luật theo các lĩnh vực;
+ Cấu trúc các quy phạm pháp luật gồm ba phần: giả định (đặt tình huống), quy định (xác định hành vi được phép hay không được phép làm) và chế tài (biện pháp xử lí)
* Sự kế thừa của pháp luật Việt Nam hiện nay:
- Pháp luật Việt Nam hiện nay có thể kế thừa các tính chất dân tộc, nhân văn và thực tiễn của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, cụ thể:
+ Tính dân tộc: luật pháp phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
+ Tính nhân văn: có những quy định tiến bộ về bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
+ Tính thực tiễn: pháp luật phải hình thành trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội, áp dụng được vào thực tiễn cuộc sống.
+ Kĩ thuật lập pháp: phân chia các điều luật theo từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ: luật hình sự; luật Hôn nhân và gia đình; luật dân siwj; luật lao động;…
Vận dụng 2 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Hãy lập danh sách một số địa danh, công trình kiến trúc, trường học, đường phố mang tên các danh nhân, danh tướng thời phong kiến ở địa phương em sinh sống.
Lời giải:
(*) Lựa chọn: Danh sách một số địa danh, công trình kiến trúc, trường học, đường phố mang tên các danh nhân, danh tướng thời phong kiến ở thành phố Hồ Chí Minh:
- Trường học:
+ Trường THCS Lê Quý Đôn (số 234, đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức)
+ Trường THCS Quang Trung Nguyễn Huệ (cơ sở 1: số 780 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận; cơ sở 2: số 223 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 5)
+ Trường THCS Ngô Thời Nhiệm (số 65D, đường Hồ Bá Phấn, phường Phước Long A, quận 9)
+ Trường THCS Đoàn Thị Điểm (số 413/86, đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3)
+ Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Số 4, đường Tân Hòa Đông, Phường 13, Quận 6)
+ Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Số 11, đường Đoàn Kết, Phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức)
+ Trường THPT Bùi Thị Xuân (Số 73, đường Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1)
+ Trường THPT Lương Thế Vinh (Số 131 Cô Bắc, phường Cô Giang, quận 1)
+ Trường THPT Nguyễn Trãi (số 364, đường Nguyễn Tất Thành, phường 18, quận 4).
+ Trường THPT Ngô Quyền (Số 1360 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Mỹ, quận 7)
- Công trình kiến trúc:
+ Lăng mộ tướng Võ Tánh (ở quận Phú Nhuận và quận Tân Bình)
+ Lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (còn gọi là: Lăng Ông Bà Chiểu; địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh).
+ Khu lăng mộ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu (số 41, đường Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận)
- Đường phố:
+ Đường Bùi Thị Xuân (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1)
+ Đường Quang Trung (quận Gò Vấp); đường Quang Trung (quận 1); đường Quang Trung (huyện Hóc Môn)…
+ Đường Phạm Ngũ Lão (quận 1)
+ Đường Nguyễn Trãi (quận 1).
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Vận dụng 3 trang 58 Chuyên đề Lịch sử 10: Em hãy tìm hiểu vai trò của uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương em. Nêu một vài ví dụ để chứng minh.
Lời giải:
* Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân
- Vị trí:
+ Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
+ Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Chức năng:
+ Thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
+ Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
* Ví dụ: Ngày 15/3/2022, UBND thành phố Hà Nội ra công văn số 735/UBND-KGVX về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và mở cửa trở lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn thành phố (công văn cố 735/UBND-KGVX ra đời trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ).
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo