So sánh điểm giống và khác nhau giữa các mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam
Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Một số bản hiến pháp của Việt Nam ta từ năm 1946 đến nay
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Luyện tập 1 trang 61 trong Một số bản hiến pháp của Việt Nam ta từ năm 1946 đến nay sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Sử 10.
Luyện tập 1 trang 61 Chuyên đề Lịch sử 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa các mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.
Lời giải:
- Điểm giống nhau giữa các mô hình quân chủ ở Việt Nam:
+ Đều là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.
+ Chính quyền trung ương gồm: các bộ và các cơ quan chuyên môn.
+ Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương và ngày càng được củng cố, hoàn thiện.
- Điểm khác nhau giữa các mô hình quân chủ ở Việt Nam:
Nhà Lý - Trần |
Nhà Lê sơ |
Nhà Nguyễn |
|
Mô hình |
- Nhà nước quân chủ tập quyền thân dân |
- Nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu |
- Nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế |
Chính quyền trung ương |
- Kết hợp giữa nguyên tắc đề cao quyền lực của vua và nguyên tắc liên kết dòng tộc. - Quyền lực của nhà vua bị hạn chế bởi đại thần là hoàng thân quốc thích. - Bộ máy trung ương còn đơn giản. - Bộ máy quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: tập ấm, tiến cử và khoa cử. - Nhà nước ban hành nhiều chính sách “an dân”. |
- Tập trung cao độ quyền lực vào tay vua. - Từ thời lê Thánh Tông, các chức quan đại thần bị bãi bỏ, quyền lực của quý tộc tôn thất bị hanh chế - Các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận: dân sự (hành chính), quân sự và giám sát. - Thành lập thêm nhiều cơ quan chuyên môn, cơ quan trung gian. - Bộ máy quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: khoa cử. |
- Mang tính tập quyền cao độ. - Các cơ quan giúp việc cho vua được tổ chức tinh gọn. - Lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc của vua (Văn thư phòng, Nội các, Cơ mật viện,...) để tập trung quyền lực cho nhà vua. - Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát nhằm hạn chế lạm quyền. - Bộ máy quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua hình thức: khoa cử. |
Chính quyền địa phương |
- Quý tộc tông thất trấn giữ những vùng trọng yếu. - Tính tự trị của làng xã còn cao. |
- Cơ cấu quyền lực với ba cơ quan cai quản ba lĩnh vực hành chính, quân đội, tư pháp (Tam ti). - Tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp. |
- Từ sau cải cách của vua Minh Mạng, cấp lớn nhất ở địa phương (tỉnh) do vua và triều đình trực tiếp quản lí. - Tăng cường quản lí đến từng làng xã. |