Lập bảng so sánh các bản Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013 theo gợi ý


Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Một số bản hiến pháp của Việt Nam ta từ năm 1946 đến nay

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Luyện tập 3 trang 61 trong Một số bản hiến pháp của Việt Nam ta từ năm 1946 đến nay sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Sử 10.

Luyện tập 3 trang 61 Chuyên đề Lịch sử 10: Lập bảng so sánh các bản Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013 theo gợi ý sau:

Hiến pháp

năm 1946

Hiến pháp

năm 1992

Hiến pháp

năm 2013

Bối cảnh ra đời

Nội dung cơ bản

Ý nghĩa

Lời giải:

Hiến pháp

năm 1946

Hiến pháp

năm 1992

Hiến pháp

năm 2013

Bối cảnh

ra đời

- Ra đời sau thành công của Cách mạng tháng Tám (năm 1945) và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Ra đời khi công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đang được đẩy mạnh, tiến hành một cách toàn diện.

- Ra đời khi Việt Nam có nhiều biến đổi về kinh tế, xã hội; một số nội dung của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp.

Nội dung

cơ bản

- Ghi nhận thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám.

- Quy định chính thể là Dân chủ Cộng hòa

- Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước.

- Quy định cụ thể về chế độ chính trị; cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước…

- Thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ,...

- Quy định về:

+ Chế độ chính trị;

+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

+ Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

+ Bảo vệ Tổ quốc

+ Vai trò, vị trí, chức năng của: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; chính quyền địa phương

- Có nhiều điểm mới về: tổ chức nhà nước, tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập hiến.

Ý nghĩa

- Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

- Là sự khẳng định chủ quyền pháp lí, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.

- Đặt nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

- Là cơ sở chính trị -pháp lí quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới.

Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng để tiếp tục thực hiên công cuộc đổi mới đất nước.

Xem thêm lời Giải Bài tập Chuyên đề Sử 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: