Đọc thông tin mục e và chọn một tôn giáo trong mục này để chia sẻ với các bạn trong lớp


Đọc thông tin mục e và chọn một tôn giáo trong mục này để chia sẻ với các bạn trong lớp về những nét chính của tôn giáo đó.

Giải Chuyên đề Lịch Sử 12 Một số tôn giáo ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 19 Chuyên đề Lịch Sử 12: Đọc thông tin mục e và chọn một tôn giáo trong mục này để chia sẻ với các bạn trong lớp về những nét chính của tôn giáo đó.

Lời giải:

(*) Lưu ý: HS lựa chọn trình bày một trong số những tôn giáo sau:

♦ Hồi giáo

- Nguồn gốc: Hồi giáo hay I-xlam giáo ra đời ở bán đảo A-rập vào thế kỉ VII, tôn thờ thánh A-la Đấng tối cao.

- Quá trình du nhập và phát triển:

+ Hồi giáo đã được truyền bá đến Đông Nam Á vào khoảng thế kỉ X, có ảnh hưởng nhất định trong đời sống dân cư xã hội Chăm. Nhưng phải đến thế kỉ XV, Hồi giáo hệ phái Sân-ni mới tìm được chỗ đứng trong một bộ phận cư dân Chăm. Sự dung hợp với Bà La Môn giáo và văn hoá bản địa đã hình thành hai dòng Hồi giáo I-xlam và Hồi giáo Bà-ni.

+ Hiện nay, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam được chia thành hai nhóm chính là cộng đồng Chăm Bà-ni (tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận) và cộng đồng Chăm I-xlam (tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, tỉnh An Giang và một số làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận).

- Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội:

+ Tín đồ Hồi giáo thực hiện 5 trụ cột thực hành đức tin, gồm: tuyên xưng đức tin, cầu nguyện, ăn chay, bố thí, hành hương. Những hoạt động này chủ yếu thực hiện trong cộng đồng Chăm I-xlam. Đối với cộng đồng Chăm Bà-ni, các tín đồ chủ yếu đi lễ, dâng lễ ở thánh đường và giữ kiêng kị trong ăn uống.

+ Về lễ nghi, tín đồ Hồi giáo thực hiện một số lễ vòng đời quan trọng như lễ đặt tên, lễ thành niên, lễ cưới, lễ tang... Những lễ này thực hiện theo đúng quy định của giáo luật hoặc được cải biến ít nhiều.

+ Các lễ tết lớn của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam là tháng lễ Ra-ma-dan (tháng 9 lịch Hồi giáo), lễ cầu an Tô-lắc ba-la (tháng 2 lịch Hồi giáo), lễ kỉ niệm ngày sinh của Đức Mô-ha-mát (tháng 3 lịch Hồi giáo), tết Roi-y-a Ha-gi (tháng 12 lịch Hồi giáo),...

Đạo Cao Đài

- Đạo Cao Đài (tên gọi đầy đủ: Cao Đài Đại đạo Tam Kỳ phổ độ) là một tôn giáo thờ Thượng đế, ra đời ở tỉnh Tây Ninh năm 1926, với vai trò sáng lập của một số trí thức người Việt.

- Đạo Cao Đài hình thành trên cơ sở kết hợp tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tục cầu hồn, cầu tiên thịnh hành ở Nam Bộ đương thời.

- Biểu hiện:

+ Trong đời sống, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện “Ngũ giới” như quy định của Phật giáo, đồng thời rèn luyện đạo đức theo “Tứ đại điều quy”, gồm: ôn hoà, cung kính, khiêm tốn, nhường nhịn. Các tín đồ đạo Cao Đài cũng hướng đến tinh thần gắn kết cộng đồng, tương trợ lẫn nhau.

+ Về lễ nghi, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện ăn chay ít nhất 6 ngày trong tháng (lục trai), thực hiện 4 khoá lễ trong ngày.

+ Đạo Cao Đài có nhiều ngày lễ theo âm lịch, trong đó lớn nhất là lễ vía Đức Chí Tôn (9-1), lễ hội Yến Diêu Trì Cung (15-8).

Phật giáo Hoà Hảo

- Phật giáo Hoà Hảo (còn gọi là đạo Hoà Hảo) là một tông phải Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ - một nhà hoạt động xã hội - sáng lập năm 1939 tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).

- Biểu hiện:

+ Trong đời sống, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo chú trọng “tu nhân” trên cơ sở thực hiện “tử ân”, gồm ân tổ tiên, cha mẹ; ân đất nước; ân đồng bào nhân loại; ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Bên cạnh đó là lòng yêu thương người nghèo khổ, giữ gìn đạo lí trong gia đình, không lười biếng, tránh tham lam, mê sĩ,...

+ Về lễ nghi, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thực hiện tu tại gia. Trong nhà có bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Trước sân lập bàn thông thiên để cúng Trời.

+ Ngoài những lễ tết chung của đạo Phật, đạo Hoà Hảo có hai ngày lễ quan trọng theo âm lịch là lễ Khai sáng Phật giáo Hoà Hảo (18-5) và lễ Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25-11).

Lời giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Một số tôn giáo ở Việt Nam hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay khác: