Hoàn thành bảng thống kê các tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam theo mẫu dưới đây


Hoàn thành bảng thống kê các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam theo mẫu dưới đây vào vở:

Giải Chuyên đề Lịch Sử 12 Một số tôn giáo ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 19 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hoàn thành bảng thống kê các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam theo mẫu dưới đây vào vở:

Tín ngưỡng,

tôn giáo

Đối tượng thờ

Ý nghĩa

Lời giải:

Tín ngưỡng,

tôn giáo

Đối tượng thờ

Ý nghĩa

Tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên

Những người có cùng huyết thống đã mất trong gia đình, dòng họ (ông bà, cha mẹ,...)

Thực hành tin ngưỡng thờ cúng tổ tiên là cách các thế hệ sau bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên

Tín ngưỡng

thờ Quốc tổ

Hùng Vương

Các Vua Hùng (những người đứng đầu nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của người Việt)

Vừa thể hiện giá trị đạo đức truyền thống tưởng nhớ “các Vua Hùng có công dựng nước”, vừa thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc.

Tín ngưỡng

thờ Mẫu

- Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng song đều nằm trong hai hệ thống: Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.

- Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện triết lí tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.

- Đây là tín ngưỡng chứa đựng giá trị văn hoá nghệ thuật phong phú, thể hiện tính đặc sắc trong văn hoá bản địa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ

Thành hoàng làng

- Thần Thành hoàng - vị thần hộ mệnh, bảo vệ và ban phúc cho những người dân trong làng xã.

- Các vị thần, nhân vật được thờ làm Thành hoàng ở Việt Nam, gồm: nhiên thần và nhân thần.

- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt thể hiện lòng biết ơn những người có công, phản

ánh ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã và tinh thần đoàn kết cộng đồng của nhân dân các địa phương.

Tín ngưỡng thờ

Anh hùng dân tộc

- Những người có công với quê hương, đất nước

- Tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc không chỉ giúp các thế hệ sau thể hiện lòng biết ơn tiền nhân mà còn giúp họ biết noi gương các bậc anh hùng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất đất nước hiện nay.

Nho giáo

Khổng Tử, Chu Công cùng các học trò và các nhà khoa bảng, các bậc danh nho….

- Thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Nho học.

- Góp phần hình thành nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp.

Phật giáo

Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị Bồ tát, các vị thiền sư nổi tiếng…

- Hướng con người đến các giá trị Chân-thiện-mĩ

Đạo giáo

- Hệ thống thần linh phong phú, đa dạng, bao gồm cả nhiên thần và nhân thần.

- Để lại nhiều di sản, dấu ấn trong đời sống văn hóa-xã hội ở Việt Nam, như: thuật phong thuỷ, một số phương pháp dưỡng sinh, các môn võ thuật, hình thức cúng bái,...

Cơ Đốc giáo

Thiên Chúa ba ngôi gồm: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

- Để lại nhiều di sản, dấu ấn trong đời sống văn hóa-xã hội ở Việt Nam, như: hoạt động Thờ phụng Chúa, cầu nguyện, đọc Kinh Thánh; Thực hiện những điều luật của Kinh Thánh hoặc lời răn dạy của Chúa trong đời sống…

Hồi giáo

Thánh A-la

- Để lại nhiều di sản, dấu ấn trong đời sống văn hóa-xã hội ở Việt Nam, như: thực hiện 5 trụ cột thực hành đức tin; thực hiện các lễ nghi,…

Lời giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Một số tôn giáo ở Việt Nam hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, hay khác: