Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian - Kết nối tri thức


Haylamdo sưu tầm và biên soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian trong Chuyên đề 1 Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 KNTT.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian - Kết nối tri thức

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian - Kết nối tri thức

I. Cách triển khai báo cáo nghiên cứu theo từng loại đề tài

1. Nghiên cứu một tác phẩm văn học dân gian.

a. Nghiên cứu một truyện cổ dân gian

* Chuẩn bị:

- Rà soát hồ sơ tài liệu để kiểm tra lại các văn bản tác phẩm đã tìm được, đánh dấu những phần cần trích dẫn.

– Soát lại từng tài liệu tham khảo cụ thể, đánh dấu vào những đoạn cần phát triển, trao đổi hoặc trích dẫn.

- Diễn đạt thật chính xác tên đề tài.

* Tìm ý, lập đề cương:

Tìm ý

Để tìm ý cho báo cáo nghiên cứu về một truyện cổ dân gian, bạn cần đặt ra một số câu hỏi sau:

- Vì sao truyện này được chọn để nghiên cứu?

- Truyện được lấy từ nguồn nào (từ một tuyển tập truyện Cổ dân gian đã được in, từ internet, được nghe ai đó kể lại,...)?

- Có thể tìm thấy bao nhiêu bản kể của truyện này (cùng một truyện cổ dân gian có thể có nhiều bản kể khác nhau về chi tiết, lời kể,...)

- Có gì khác biệt giữa các bản kế? Vì sao bản kề này lại được chọn để nghiên cứu?

- Truyện thuộc thể loại nào (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,...)? Những dấu hiệu nào trong truyện thể hiện đặc trưng của thể loại đó?

- Truyện đã được nghiên cứu, đánh giá như thế nào? Có những nhận định gì đáng chú ý?

- Câu chuyện đã diễn biến như thế nào? Những chi tiết, sự kiện nào cần đặc biệt chú ý?

- Nhân vật chính trong truyện là ai? Thuộc kiểu nhân vật nào?

- Tác giả dân gian muốn nói lên điều gì qua việc kể về hành động, phẩm chất, số phận của nhân vật?

- Các nhân vật khác trong truyện là người như thế nào? Nhân vật nào đáng chú ý? Vì sao?

- Truyện có nét đặc sắc gì về phương diện nghệ thuật?

- Những truyện nào có thể xếp cùng loại với truyện được chọn nghiên cứu? Sự gần gũi và khác biệt giữa các truyện cùng loại này nói lên điều gì?

- Truyện có được “tái sinh" trong sân khấu, phim ảnh, văn học,... hiện nay không? Biểu hiện cụ thể của sự tái sinh” đó là gì? Hiện tượng truyện được tái sinh” nói lên điều gì?

Lập đề cương

Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và các ý đã tìm được ở phần trên, bạn hãy lập đề cương chi tiết cho các phần của bài nghiên cứu về truyện Cổ dân gian:

- Đặt vấn đề:

+ Nêu lí do chọn tác phẩm.

+ Trình bày xuất xứ của tác phẩm.

- Giải quyết vấn đề:

+ Chọn lọc, sắp xếp và triển khai các ý đã tìm được thành hệ thống luận điểm.

+ Tập hợp, so sánh các bản kể.

+ Trình bày những nhận định đã có của giới nghiên cứu (nếu có).

+ Phân tích tác phẩm.

+ Nhận xét, đánh giá sức sống của tác phẩm trong đời sống hiện đại.

- Kết luận:

+ Khẳng định ý nghĩa của truyện Cổ.

+ Nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

- Tài liệu tham khảo:

Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn (chú ý sắp xếp đúng quy cách, theo yêu cầu của một sản phẩm nghiên cứu khoa học).

* Viết:

- Triển khai các ý đã hình thành ở đề cương thành những đoạn văn, sắp xếp các đoạn văn theo trình tự hợp lí và liên kết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

- Chọn cách diễn đạt chính xác, phù hợp với văn phong khoa học.

- Sắp xếp các sơ đồ, tranh ảnh minh họa đã chuẩn bị vào đúng vị trí, phù hợp với nội dung từng phần viết.

- Liệt kê các tài liệu tham khảo.

- Đưa các phụ lục vào cuối bài (nếu có).

* Chỉnh sửa, hoàn thiện:

Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát bài viết theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo trình bày rõ những ý kiến, phát hiện về truyện Cổ dân gian.

- Tuân thủ những quy định về trích dẫn và chú thích nguồn tài liệu.

- Đảm bảo dùng từ, đặt câu chính xác và viết đúng chính tả.

b. Nghiên cứu một bài hoặc một chùm ca dao

* Chuẩn bị

- Soát lại hồ sơ tài liệu để hình dung tổng thể về thông tin thu thập được.

- Kiểm tra lại văn bản tác phẩm.

- Xác định những tài liệu cần được trích dẫn, diễn giải hay lược thuật.

* Tìm ý, lập đề cương

Tìm ý

Để tìm ý cho báo cáo nghiên cứu về một bài hoặc một chùm bài ca dao, có thể đặt một số câu hỏi sau:

- Bài, chùm bài ca dao được chọn nghiên cứu có vị trí như thế nào trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa? Có thể xếp chúng vào loại nào? (theo các tiêu chí: chủ đề, đặc điểm hình tượng, kết cấu ngôn từ…)

- Đã có những nghiên cứu nào đáng chú ý về bài, chùm bài ca dao ấy? Những phương diện giá trị nào của chúng ta đã được tìm hiểu sâu, những phương diện vào có giá trị cần được tiếp tục nghiên cứu.?

- Có thể hình dung như thế nào về hoàn cảnh diễn xướng của bài, chùm bài ca dao này? Nếu không đặt bối cảnh diễn xướng, việc đánh giá về bài, chùm bài ca dao sẽ gặp khó khăn gì?

- Nhân vật trữ tình trong bài, chùm bài ca dao có gì đặc biệt.

- Thời gian, không gian trong bài, chùm bài ca dao có gì đặc biệt.

- Những đặc trưng nghệ thuật nào của thể loại ca dao được in dậm dấu ấn ở bài, chùm bài ca dao này?

Lập đề cương

Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và đã tìm được ở phần trên, lập đề cương chi tiết cho các phần của bài nghiên cứu tác phẩm ca dao:

Đặt vấn đề:

- Nêu lí do chọn bài ca dao

- Trình bày xuất xứ của bài ca dao.

Giải quyết vấn đề:

- Giới thiệu các dị bản, chỉ ra những điểm khác biệt, giải thích lí do.

- Trình bày ý kiến của giới nghiên cứu.

- Trình bày ý kiến của bạn khi phân tích bài ca dao đề bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ hoặc bổ sung…

- Nhận xét, đánh giá.

Kết luận:

- Khẳng định ý nghĩa của bài ca dao.

- Nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:

Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn.

* Viết:

- Triển khai các ý đã được hình thành ở đề cương những đoạn văn, sắp xếp các đoạn theo trình tự và liên kết thành bài.

- Chọn cách diễn đạt phù hợp.

- Sắp xếp các sơ đồ, tranh minh họa theo đúng vị trí, phù hợp với nội dung từng phần viết.

- Liệt kê các tài liệu tham khảo.

- Đưa các phụ lục vào cuối bài.

* Chỉnh sửa hoàn thiện

Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát bài viết theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo trình bày rõ ràng những ý kiến, phát hiện về bài ca dao.

- Tuân thủ những quy định về trích dẫn và chú thích nguồn tài liệu.

- Đảm bảo dùng từ, đặt câu chính xác và viết đúng chính tả.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Về bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

- Trình bày và giới thiệu các dị bản:

Dị bản 1:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Dị bản 2:

Đố ai mà được như sen

Chung quanh cánh đỏ, giữa chen nhị vàng

Nhị càng, bông thấm, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Câu hỏi 1 (trang 24 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Màu sắc nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện như thế nào qua những nhận xét ban đầu này?

Trả lời:

Màu sắc nghiên cứu của bài viết được thể hiện phong phú và đa dạng thông qua các nhận xét ban đầu về các dị bản của bài ca dao.

Câu hỏi 2 (trang 25 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Trong nghiên cứu về ca dao, việc so sánh các dị bản có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Việc so sánh các dị bản có ý nghĩa như sau:

- Thể hiện sự quan tâm của người dân tới ca dao dân ca truyền thống của dân tộc.

- Thể hiện được sự đa dạng và giàu có trong ngôn ngữ tiếng Việt.

- Thể hiện được sự phong phú và vẻ đẹp tuyệt vời của một bài ca dao ngắn, qua đó cũng thể hiện thông qua các bài ca dao vẻ đẹp của thiên nhiên là không giới hạn những mĩ từ để ca gợi vẻ đẹp đó.

- …

Câu hỏi 3 (trang 26 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Việc đối thoại với các ý kiến đánh giá khác về đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Việc đối thoại với các ý kiến đánh giá khác về đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa như sau:

+ Giúp cho việc nghiên cứu trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

+ Việc nghiên cứu và xác định được kết quả/ câu trả lời lí giải cho những ý kiến đánh giá đó giúp cho việc nghiên cứu trở nên ý nghĩa và có kết quả thực tiễn.

+…

Câu hỏi 4 (trang 28 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Việc đặt bài ca dao vào những tương quan khác nhau có thể giúp người viết khám phá được điều thú vị gì ở tác phẩm?

Trả lời:

Việc đặt bài ca dao vào những tương quan khác nhau có thể giúp người viết khám phá được điều sau ở tác phẩm:

+ Giúp cho người đọc nhìn nhận tác phẩm ở nhiều khía cạnh khác nhau.

+ Khám phá được nhiều ý nghĩa và cách thức sáng tạo tác phẩm.

+ Hiểu sâu hơn về ý nghĩa và nội dung tác phẩm.

+…

Câu hỏi 5 (trang 28 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Tính chất nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện như thế nào qua sự đánh giá tổng hợp về giá trị tác phẩm?

Trả lời:

Tính chất nghiên cứu của bài viết đã được thể hiện qua sự đánh giá tổng hợp về giá trị tác phẩm như sau:

+ Về nội dung và ý nghĩa tượng trưng của tác phẩm: phản ánh trung thực dưới hình thức cách điệu và thi vị hóa sự sống và lẽ sống của con người.

+ Về mặt cấu tứ: sử dụng kết hợp với các mức độ khác nhau của hai lối cấu tứ truyền thống.

+ Về thủ pháp nghệ thuật: sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ làm nổi bật cấu trúc hình sắc của sự vật.

2. Nghiên cứu một loại hình tượng hoặc một loại chi tiết trong tác phẩm văn học dân gian.

a. Nghiên cứu một loại hình tượng nhân vật trong truyện cổ dân gian.

* Chuẩn bị:

Soát lại hồ sơ tài liệu để hình dung tổng thể:

- Loại hình tượng làm bạn chú ý.

- Xác định chính xác tên của đề tài nghiên cứu.

- Các văn bản có loại hình tượng muốn nghiên cứu.

- Các bài nghiên cứu có liên quan, đánh dấu vào những phần cần trích dẫn.

Đề tài tham khảo: Thánh Gióng và tên gọi Phù Đổng Thiên Vương

* Tìm ý, lập đề cương:

Tìm ý:

Để có được các ý làm rõ đặc điểm và ý nghĩa của hình tượng nhân vật, bạn cần đặt ra một số câu hỏi sau:

- Có những nhân vật nào thuộc loại hình tượng sẽ được đề cập trong bài nghiên cứu? - Vì sao có thể xác định tên loại hình tượng nhân vật như vậy?

- Trong các công trình nghiên cứu đã tập hợp được, bạn có thể trích dẫn những ý kiến nào? Ý kiến nào bạn muốn bàn luận thêm?

- Những điểm giống nhau giữa các nhân vật là gì?

- Tuy cùng thuộc một loại hình tượng nhưng ở mỗi tác phẩm cụ thể, các nhân vật có những đặc điểm khác nhau. Đó là những đặc điểm gì?

- Những đặc điểm của loại nhân vật đó thể hiện ý nghĩa gì?

- Số phận nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

- Loại hình tượng nhân vật này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

- Các hình tượng nhân vật này đã được tái sinh” trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh, văn học như thế nào?

Lập đề cương:

Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và các ý đã tìm được ở phần trên, bạn hãy lập đề cương chi tiết cho các phần của bài nghiên cứu:

- Đặt vấn đề:

+ Nêu lí do chọn loại nhân vật.

+ Giải thích tên gọi (nếu bạn tự đặt tên cho loại nhân vật).

+ Kể tên các nhân vật cùng loại (kèm tên tác phẩm).

- Giải quyết vấn đề:

+ Trình bày ý kiến của giới nghiên cứu (lược thuật, trích dẫn).

+ Phân tích đặc điểm của hình tượng nhân vật.

+ Phân tích ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

- Nhận xét, đánh giá sức sống của hình tượng trong đời sống hiện nay.

- Kết luận:

+ Khẳng định giá trị đặc trưng của hình tượng.

+ Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Tài liệu tham khảo:

Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn.

Dàn ý, đề cương tham khảo:

- Đặt vấn đề:

+ Đây là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật dũng sĩ.

+ Tên các nhân vật cùng loại như: Sơn Tinh – Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;….

- Giải quyết vấn đề:

+ Đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng:

Thánh gióng ra đời kì lạ: mẹ Gióng mang thai 12 tháng mới sinh ra cậu; Ba tuổi không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.

Thánh Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ: mặc vào, vươn vai một cái đã trở thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong, lẫm liệt; Chỉ một người nhưng lại đấu lại cả hàng trăm hàng nghìn người, đó là sự đối lập càng tạo nên sự to lớn, vĩ đại, sự phi thường của Thánh Gióng.

+ Ý nghĩa của nhân vật: thể hiện lòng yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, sức mạnh phi thường và tầm vóc vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.

+ Nhận xét, đánh giá: đến nay người ta vẫn xây đền thờ Thánh Gióng vào mỗi dịp 8-9/4 âm lịch.

* Viết:

- Triển khai các ý đã hình thành ở đề cương thành những đoạn văn, sắp xếp các đoạn văn theo trình tự hợp lí và liên kết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

- Chọn cách diễn đạt phù hợp với nội dung từng phần, - Trích dẫn chính xác và chú thích nguồn đúng quy định. - Sử dụng kết hợp hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu để minh chứng. - Lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy định. - Trình bày phụ lục (nếu có).

Bài viết tham khảo:

Thánh Gióng và tên gọi Phù Đổng Thiên Vương

Thánh Gióng - một trong những truyền thuyết tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam. Câu chuyện xảy ra vào thời Hùng Vương thứ sáu, kể về việc Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Thánh Gióng.

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai.

Và sự ra đời và lớn lên kỳ lạ đó của Gióng được thể hiện qua các chi tiết:

1. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười.

2. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc.

Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc.

Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng trong truyền thuyết với tư cách là một người anh hùng chống ngoại xâm. Có thể thấy, hình ảnh một con người oai phong, lẫm liệt, tràn đầy sức mạnh. Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Chi tiết Thánh Gióng trở về với cõi bất tử. Đó cũng chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Để tưởng nhớ công ơn, vua Hùng đã phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Câu chuyện ở cuối tác phẩm về những dấu tích còn lại ngày nay: những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy… Với những dấu tích này cho thấy được niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc.

Như vậy, hình tượng nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên hiện lên với nhiều ý nghĩa. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân.

* Chỉnh sửa, hoàn thiện:

Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát bài viết theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo trình bày rõ ràng những ý kiến, phát hiện về loại hình tượng trong truyện cổ dân gian đã chọn.

- Tuân thủ những quy định về trích dẫn và chú thích nguồn tài liệu. - Đảm bảo dùng từ, đặt câu chính xác và viết đúng chính tả.

b. Nghiên cứu một loại hình tượng trong thơ ca dân gian

* Chuẩn bị

Đọc lại hồ sơ tài liệu:

- Hình dung tổng thể về những thông tin thu thập được và yêu cầu, cách thức triển khai.

- Kiểm tra tên đề tài và điều chỉnh cho phù hợp với nội dung nghiên cứu sắp triển khai.

- Tập hợp các bài ca dao có chứa hình tượng (hoặc những dị bản gần gũi).

- Soát lại các công trình nghiên cứu có liên quan, đánh dấu những phần có thể trích dẫn hoặc bàn luận.

Đề tài tham khảo: Hình tượng “con cò” trong ca dao.

* Tìm ý, lập đề cương

Tìm ý:

Để tìm ý cho bài nghiên cứu một loại hình tượng trong thơ ca dân gian, làm rõ được đặc điểm và ý nghĩa của hình tượng, bạn cần đặt ra câu hỏi sau:

- Bạn tìm được bao nhiêu bài có hình tượng đó? Những nhận xét có thể rút ra từ kết quả khảo sát này là gì?

- Hình tượng đó có những nghĩa nào (nghĩa thực, nghĩa tượng trưng,...)? Cần lập bảng thống kê về vấn đề này như thế nào? Bạn có nhận xét gì về bảng thống kê đó?

- Hình tượng đó đã được bình luận, diễn giải như thế nào trong các công trình nghiên cứu?

- Hình tượng đó có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả cảm xúc của từng bài ca dao?

- Bạn có cảm nghĩ gì về hình tượng đó?

- Hình tượng đó có xuất hiện trong văn học viết không? Bạn biết những trường hợp nào? Bạn có cảm nghĩ gì về hiện tượng đó?

Lập đề cương:

Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và những ý đã tìm được ở phần trên, bạn hãy lập đề cương chi tiết cho các phần của bài:

- Đặt vấn đề:

+ Nêu lí do chọn hình tượng đặc sắc, xuất hiện nhiều lần, gợi những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau,...).

+ Trình bày phạm vi tìm kiếm bài ca dao có hình tượng.

- Giải quyết vấn đề:

+ Xác định tên gọi hình tượng.

+ Phân tích ý kiến của các nhà nghiên cứu (ý kiến gợi mở, cần trao đổi).

+ Trình bày kết quả khảo sát, thống kê: lập bảng thống kê để phân tích số lượng, nhận diện các loại hình tượng.

+ Phân tích các ý nghĩa của hình tượng.

+ Nhận xét, đánh giá sức sống của hình tượng được tái sinh trong thơ ca hiện đại.

- Kết luận:

+ Khẳng định giá trị đặc sắc của hình tượng.

+ Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Tài liệu tham khảo:

Nếu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn.

Dàn ý, đề cương tham khảo:

- Đặt vấn đề:

+ Hình tượng con cò là hình tượng đặc sắc, xuất hiện nhiều trong ca dao dân ca.

- Giải quyết vấn đề:

+ Xác định tên gọi: Hình tượng con cò trong ca dao dân ca.

+ Ý nghĩa của hình tượng con cò: Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ, ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như người phụ nữ suốt một đời...

- Kết luận:

+ Hình ảnh con cò là biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, cao cả.

+ Thể hiện rõ tình cảm trân trọng với người vợ tảo tần, chịu khó, giàu đức hi sinh.

* Viết:

- Triển khai các ý đã hình thành ở đề cương thành những đoạn văn, sắp xếp các đoạn văn theo trình tự hợp lí và liên kết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

- Chọn cách diễn đạt phù hợp với văn phong khoa học.

Bài viết tham khảo:

Hình tượng con cò trong ca dao, dân ca

Trong thơ ca, hình ảnh, hình tượng thơ luôn đóng một vai trò quan trọng. Có những nhà thơ với biệt tài sử dụng hình ảnh thơ đã tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc.Và các tác giả dân gian là một trong số đó. Hình ảnh con cò là một trong những hình ảnh nổi bật của thơ ca, đặc biệt là ca dao xưa. Con còkhi là biểu tượng của người phụ nữ hết lòng vì gia đình khi lại là hình tượng cho những người nông dân chân lấm tay bùn, cần cù, một nắng hai sương. Đó cũng là lí do mà ta có thể nói rằng chính hình ảnh này được gợi ra từ những câu ca dao đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.

Con cò bay lả, bay la...Con cò bay bổng, bay cao...Những câu ca dao về hình ảnh con cò đã in đậm trong | tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Đây được coi như một hình ảnh tiêu biểu của ca dao xưa và là một | hình tượng đẹp. Nhắc đến hình ảnh con cò, người ta thường nhắc đến hình ảnh người nông dân. Nó cũng gợi cho ta sự liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam quanh năm chịu thương chịu khó, tần tảo lo cho gia đình. Hình ảnh con cò trong những câu hát ru tạo nên niềm cảm hứng sáng tạo bất tận cho các | tác giả văn học cũng như nhạc họa. Hình ảnh người bà, người mẹ, người chị ân cần, chu đáo, chăm sóc ta trong từng giấc ngủ đã in đậm trong tuổi thơ mỗi con người chúng ta. Từ khi còn thơ bé, nằm trong nôi, ta đã được lắng nghe những lời hát ru ngọt ngào của bà, của mẹ:

"Cái cò là cái cò con

Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà”

Hay:

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay"

Những bài ca dao mượn hình ảnh con cò để nói về thân phận người phụ nữ, người nông dân xưa. Những lời hát ru đầy cảm xúc đem lại cho ta những rung cảm xót xa:

“Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”

Hay như một bài ca dao vô cùng gần gũi với tuổi thơ của nhiều người:

"Con Cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”

Bài ca dao mang âm điệu mộc mạc, giản đơn mà vô cùng ý nghĩa để thể hiện sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ Việt. Những khó khăn, gian khổ, thậm chí là những thử thách tượng trưng cho những bước đường gian khổ mà người con phải đi qua.Thế nhưng người mẹ luôn luôn bên cạnh đồng hành cùng con trên những chặng đường, luôn bảo vệ và che chở cho con. Tình yêu thương của người mẹ dành cho con được gợi nhớ từ hình ảnh cò mẹ che chở, bao bọc cho cò con. Có lẽ trong cuộc đời của mỗi người con đều mang theo những lời ru tiếng hát của mẹ, của bà. Đó là những khoảnh khắc, kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời chúng ta. Những lời ru không chỉ đưa ta vào giấc ngủ một cách trọn vẹn, an yên, nhẹ nhàng mà những lời ru đầy ý nghĩa ấy còn theo ta đi suốt cuộc đời. Mỗi bài hát ru như một thông điệp, như một ý nghĩa lớn lao muốn truyền tải đến tất cả những đứa con trong cuộc đời. Từ khi con còn vô thức, khi còn ấu thơ, chưa Có nhận thức rõ ràng đến khi con lớn dần lên, trưởng thành và đến khi mất đi, hình ảnh con Cò với những lời ru chan chứa yêu thương vẫn còn đọng lại trong kí ức. Đó cũng là sự biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, cao cả.

Không chỉ trong ca dao, hình ảnh con cò còn xuất hiện trong các sáng tác thơ ca của rất nhiều tác giả đương đại. Tú Xương với những câu thơ trong bài thơ “Thương vợ” đã thể hiện rõ tình cảm trân trọng của mình với người vợ tảo tần, chịu khó, giàu đức hi sinh:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo seo mặt nước buổi đò đông”

Hay những câu thơ trong bài thơ “Con cò” đầy ý nghĩa của nhà thơ Chế Lan Viên:

"...Một con cò thôi

Con Cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi..."

“Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cánh cò cánh vạc

Cho cả sắc trời

Đến hát Quanh nôi...”

Cho dù con còn bé hay đã lớn, có những cảm nhận ra sao thì trái tim con, tâm hồn con vẫn luôn đong đầy tình yêu thương của mẹ. Những câu hát ru gợi ra những xúc cảm về hình ảnh một buổi trưa hèoi ả, con nằm trong vòng tay của bà, của mẹ lắng nghe những lời hát ru và dần chìm vào trong giấc ngủ say sưa. Tôi tin chắc đó không chỉ là hình ảnh sâu đậm trong tâm trí của riêng tôi, mà còn là của bạn, của mỗi chúng ta. Hãy nhớ về quá khứ tươi đẹp với những cảm xúc dung dị nhất để thấy cuộc đời thêm tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

3. Nghiên cứu về một lễ hội dân gian

* Chuẩn bị:

- Soát lại hồ sơ tài liệu để hình dung tổng thể về đề tài, vấn đề nghiên cứu.

- Kiểm tra tên đề tài và điều chỉnh cho phù hợp với nội dung nghiên cứu sắp triển khai.

- Huy động những trải nghiệm và sự hiểu biết của bạn về lễ hội dân gian và tác phẩm văn học dân gian có liên quan.

- Xem lại các tài liệu có liên quan và đánh dấu vào những phần cần trích dẫn.

* Tìm ý, lập đề cương:

Tìm ý:

Để tìm ý cho bài nghiên cứu về một lễ hội dân gian, bạn cần đặt ra một số câu hỏi sau:

- Vì sao bạn biết lễ hội này?

- Lễ hội này diễn ra vào thời điểm nào? Ở đâu? Có các hoạt động chính gì?

- Nhân vật được phụng thờ trong lễ hội là ai?

- Ý nghĩa của các hoạt động trong lễ hội là gì?

- Để hiểu được ý nghĩa đó, bạn đã phải tìm đọc những sách báo, tài liệu nào?

- Theo bạn, ý kiến nào có thể trích dẫn, lược thuật được? Ý kiến nào còn gây băn khoăn?

- Những chi tiết, hình ảnh, sự việc nào trong tác phẩm văn học dân gian được tái hiện lễ hội?

- Loại chi tiết, hình ảnh, sự việc đó có hiện diện trong những loại hình sáng tác nghệ thuật khác không? Nếu có, bạn hãy làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau.

Lập đề cương:

Dựa vào các tài liệu đã chuẩn bị và các ý đã tìm được ở phần trên, bạn hãy lập đề cương chi tiết cho các phần của bài viết:

- Đặt vấn đề:

+ Nêu tên, tầm quan trọng của lễ hội trong đời sống tinh thần cộng đồng.

+ Trình bày lí do khiến bạn chọn viết về lễ hội dân gian này.

- Giải quyết vấn đề:

+ Phân tích về lễ hội trên các phương diện: ý nghĩa của việc chọn thời gian và địa điểm.

+ Phân tích lí do tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và vui chơi.

+ Làm rõ dấu ấn của các tác phẩm văn học dân gian được thể hiện qua những hoạt động trong lễ hội.

+ Nhận xét, đánh giá chiều sâu văn hoá – lịch sử của lễ hội và các giá trị sống của con người Việt Nam được thể hiện qua lễ hội.

+ Nêu những khuyến nghị đối với việc tổ chức lễ hội.

- Kết luận: Đánh giá tổng quát về lễ hội, nêu những bài học có được qua nghiên cứu về lễ hội.

- Tài liệu tham khảo: Nêu danh mục những tài liệu đã được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu hoặc được trích dẫn

* Viết:

- Triển khai các ý đã hình thành ở đề cương thành những đoạn văn, sắp xếp các đoạn. văn theo trình tự hợp lí và liên kết thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh.

- Chọn cách diễn đạt phù hợp với văn phong khoa học.

- Trích dẫn tài liệu đúng quy cách.

* Chỉnh sửa, hoàn thiện:

Đối chiếu với đề cương đã xây dựng, tự rà soát bài viết theo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo trình bày rõ những ý kiến, phát hiện của bạn về lễ hội dân gian.

- Tuân thủ những quy định về các trích dẫn và chú thích nguồn tài liệu.

- Đảm bảo dùng từ, đặt câu chính xác và viết đúng chính tả.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Hội Gióng và nghệ thuật diễn xướng anh hùng ca

- Đặt vấn đề: Hội Gióng tập trung tất cả những khả năng nghệ thuật của nhân dân thời cổ để diễn tả uy lực của người anh hùng làng Gióng và cuộc chiến đấu thần kì của nhân dân chống giặc Ân.

- Giải quyết vấn đề:

+ Ý nghĩa và thời điểm: Ghi nhớ và lưu truyền tới thế hệ tương lai.

+ Lí do tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và vui chơi: Ca gợi và tưởng nhớ Thánh Gióng và nhân dân chống giặc ngoại xâm cứu nước.

- Kết luận: Đưa ra nhận định tổng hợp về hội Gióng và nêu định hướng chung đối với việc nghiên cứu một lễ hội văn hóa dân gian.

II. THUYẾT TRÌNH VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Báo cáo nghiên cứu của bạn có thể được công bố trên các phương tiện truyền thông hoặc được trình bày trực tiếp tại các diễn đàn. Nếu được thuyết trình kết quả nghiên cứu của mình, bạn cần chú ý một số điểm sau:

1. Chuẩn bị

- Đọc lại báo cáo nghiên cứu đã viết, tóm lược nó dưới dạng một đề cương hoặc sơ đồ, chú ý đánh dấu những luận điểm, lí lẽ và bằng chứng không thể không nhắc tới.

- Lập một sơ đồ mô tả các nội dung chính sẽ trình bày, slide trình chiếu,...

- Chuẩn bị các bảng biểu, tranh ảnh, video minh hoạ,...

2. Trình bày

- Thể hiện những nội dung cơ bản sau:

+ Tên báo cáo nghiên cứu đã hoàn thành.

+ Lí do chọn đề tài nghiên cứu.

+ Mục đích, đối tượng nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu đã vận dụng.

+ Quá trình thực hiện báo cáo nghiên cứu theo kế hoạch (sưu tầm, tổng hợp, xử lý tài liệu, viết, chỉnh sửa và hoàn thiện).

+ Những kết quả nghiên cứu chính đã đạt được các nhận định, đánh giá; các tài liệu mới sưu tầm được,...).

+ Những kiến nghị, đề xuất về hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Phối hợp các phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ một cách hợp lí.

- Lựa chọn tác phong phù hợp (đĩnh đạc, tự tin, thân thiện).

- Để làm tăng sức hấp dẫn của bài báo cáo kết quả nghiên cứu, có thể biểu diễn một phần tác phẩm chính được nghiên cứu trong bài viết (hát dân ca, kể chuyện) hoặc trình chiếu một số đoạn video về lễ hội (nếu báo cáo nghiên cứu viết về lễ hội).

- Chủ động tương tác với người nghe và phản hồi trên tinh thần khách quan, tôn trọng sự khác biệt.

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Ngữ văn 10 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: