Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại - Kết nối tri thức
Haylamdo sưu tầm và biên soạn bài Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại - Kết nối tri thức
I. Chuẩn bị viết
- Xác định các khái niệm, thuật ngữ then chốt sẽ được sử dụng trong báo cáo nghiên cứu và những tác phẩm, tác giả sẽ trở thành đối tượng phân tích, đánh giá. Chẳng hạn, trước khi viết báo cáo nghiên cứu những cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại, hãy đọc lại khái niệm văn học hiện đại và những đặc trưng của thời kì văn học hiện đại trong phần Tri thức tổng quát để lựa chọn được những tác phẩm và tác giả phù hợp. Sau đó, đọc lại mục Sự cách tân về nghệ thuật (tr. 6) để nhận ra những gợi ý về đề tài nghiên cứu, định hướng nghiên cứu.
- Đọc lại các bài viết tham khảo ở Phần 1 để tìm ra bố cục; cách triển khai các luận điểm, sử dụng các dẫn chứng, trích dẫn; cách trình bày tài liệu tham khảo; cách sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại.
- Dựa trên những hướng dẫn trong Phần 1 để xác định đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu; thu thập, phân tích và xử lí thông tin; xây dựng đề cương chi tiết cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại.
- Chọn lọc và ghi chép các thông tin đã thu thập được một cách có hệ thống, bằng cách trích dẫn, tóm tắt hoặc diễn giải (như đã được hướng dẫn trong sách giáo khoa Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 11). Ghi rõ nguồn thông tin, bao gồm tên tác giả, tên tài liệu, năm công bố, nhà xuất bản, số trang để tiện tra cứu và sử dụng khi cần.
II. Viết báo cáo nghiên cứu
1. Xây dựng đề cương nghiên cứu
Cũng giống như các báo cáo nghiên cứu về văn học dân gian, văn học trung đại, báo cáo nghie̊n cứu về văn học hiện đại thường có bố cục bốn phần với những nội dung cụ thể sau:
- Đặt vấn đề: Nêu lí do chọn đề tài, đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu; giới thiệu cách tiếp cận vấn đề và những luận điểm chính së được triển khai trong bài viết. Trình bày ngắn gọn (khoảng 3-7 câu).
- Giải quyé́t vấn đề: Diễn giải những khái niệm then chốt; nêu các luận điểm hay kết luận chính của người viết; huy động các lí lẽ, dẫn chứng, trích dẫn; sử dụng thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ các luận điểm.
- Kết luận: Nêu khái quát ý nghĩa của để tài và gợi mở hướng phát triển của đề tài.
- Tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu tham khảo dược sư dung trong bài viết, sắp xé́p các thông tin về tài liệu theo đúng quy cách.
Ngoải ra, một số báo cáo nghiên cứu khi được công bố trên các tạp chí, kỉ yếu khoa học, còn có thêm phần tóm tắt, nêu khái quát lý do chọn đề tài, cách tiếp cận và các kết luận chính của nghiên cứu, các từ khoá mà tác giả sử dụng trong bài viết. Phần tóm tắt thường được đặt sau nhan đề, trước phần mở đầu báo cáo nghiên cứu.
Để xây dựng đề cương nghiên cứu, cần tham khảo các hướng dẫn trong sách giáo khoa Chuyên để học tập Ngữ văn lớp 10 và lớp 11. Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá các ý chính trong đề cương nghiên cứu như gợi ý dưới đây:
2. Trình bày hệ thống luận điểm
Các luận điểm chính trong báo cáo nghiên cứu về văn học hiện đại là những kết luận mới của đề tài, thường được trình bày ngắn gọn, cô đọng dưới dạng một để mục được in nghiêng, in đậm hoặc một câu chủ đề và đặt ở đầu mỗi phần, mỗi đoạn. Các lập luận trong bài viết cần được làm rõ bằng các dẫn chứng trong tác phẩm văn học hoặc được củng cố bằng việc trích dẫn các nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu khác.
3. Chọn lọc, phân tích, bình luận các dẫn chứng, trích dẫn
Trong một báo cáo nghiên cứu về văn học hiện đại, dẫn chứng có thể là các chi tiết trong tác phẩm văn học, bản tóm tắt các sự kiện chính, bản mô tả chi tiết các thủ pháp nghệ thuật,... thể hiện rõ cảm quan nghệ thuật, cá tính sáng tạo, cách tân nghệ thuật của nhà văn. Các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết phải tiêu biểu, sát hợp với các luận điểm và phải được chú thích rõ ràng về nguồn gốc (tên tác phẩm, tên tác giả). Báo cáo nghiên cứu không chỉ miêu tả, liệt kê các dẫn chứng, mà còn phải phân tích, diễn giải, đánh giá giá trị của chúng. Cần tránh việc tóm tắt cốt truyện hoặc trình bày quá dài các thông tin về tiểu sử của tác giả nếu không thực sự cần thiết.
Các trích dẫn có thể được sử dụng nhằm củng cố hoặc làm sáng tỏ các luận điểm. Trích dẫn cần được chọn lọc và ghi rõ nguồn.
4. Sử dụng các thao tác nghiên cứu
- Diễn giải là thao tác giải thích, cắt nghĩa các khái niệm, tư tưởng, nhận định hoặc trình bày cách cảm nhận, lí giải của người nghiên cứu về một chi tiết, yếu tố trong tác phẩm văn học. Diễn giải được sử dụng khi báo cáo nghiên cứu đề cập những thuật ngữ, khái niệm mới, những chi tiết khó hiểu.
- So sánh là thao tác đối chiếu các đối tượng với nhau nhằm nhận ra điểm tương đồng, khác biệt giữa chúng. So sánh thường được sử dụng để làm nổi bật cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật, những cách tân nghệ thuật hoặc sự mới mẻ, độc đáo trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn.
- Bình luận, đánh giá là thao tác đòi hỏi người nghiên cứu đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng về hiện tượng nghệ thuật trong tác phẩm hoặc về nhận định của người khác. Bình luận, đánh giá thường được sử dụng để làm rõ giá trị của các dẫn chứng, trích dẫn.
- Tổng hợp là thao tác khái quát những đặc điểm nổi bật, quan trọng nhất của đối tượng. Tổng hợp thường được sử dụng nhằm giúp người đọc hình dung được bức tranh toàn cảnh về nghệ thuật hoặc cái nhìn toàn diện về vấn để nghiên cứu.
III. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Tự rà soát lại báo cáo nghiên cứu và chỉnh sửa, hoàn thiện theo các tiêu chí sau:
* Bài báo cáo nghiên cứu tham khảo:
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: Văn hoá làng quê trong thơ Nguyễn Bính
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc của nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số vấn đề chung
- Văn hóa làng quê
- Hình ảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam trong thơ ca
- Nguyễn Bính - cuộc đời và thơ ca
2. Đặc trưng của văn hoá làng quê trong thơ Nguyễn Bính
- Hồn làng Việt trong thơ Nguyễn Bính
- Cảnh sắc thiên nhiên thi vị, thấm đượm tình nghĩa
- Con người chân chất, hồn hậu, quê mùa
3. Nghệ thuật biểu hiện văn hoá làng quê trong thơ Nguyễn Bính
- Quan niệm nghệ thuật về con người
- Giọng điệu nghệ thuật
- Không gian và thời gian nghệ thuật
- Thể thơ và cách thức thể hiện
III. KẾT LUẬN
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại hay khác: