Chuyên đề Sinh học 10 trang 46 Cánh diều
Với Chuyên đề Sinh học 10 trang 46 trong Bài 7: Cơ sở khoa học và một số thành tựu của công nghệ enzyme Chuyên đề học tập Sinh học 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Sinh 10 trang 46.
Chuyên đề Sinh học 10 trang 46 Cánh diều
Câu hỏi 2 trang 46 Chuyên đề Sinh học 10: Hiện tượng sủi bọt khí trong thí nghiệm A và B xảy ra mạnh nhất ở điều kiện nhiệt độ nào? Dự đoán kết quả theo gợi ý ở bảng 7.1.
Bảng 7.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động của chất xúc tác
Nhiệt độ phản ứng |
0 oC |
25 oC |
100 oC |
Thí nghiệm A |
? |
? |
? |
Thí nghiệm B |
? |
? |
? |
Lời giải:
- Hiện tượng sủi bọt khí trong thí nghiệm A xảy ra mạnh nhất ở điều kiện nhiệt độ 25 oC, thí nghiệm B xảy ra mạnh nhất ở 100 oC.
- Dự đoán kết quả:
Nhiệt độ phản ứng |
0 oC |
25 oC |
100 oC |
Thí nghiệm A |
Sủi bọt nhẹ |
Sủi bọt mạnh nhất |
Không sủi bọt |
Thí nghiệm B |
Hầu như không sủi bọt |
Sủi bọt nhẹ |
Sủi bọt mạnh nhất |
Câu hỏi 3 trang 46 Chuyên đề Sinh học 10: Thí nghiệm đối chứng (ĐC) có hiện tượng sủi bọt không? Tại sao?
Lời giải:
Thí nghiệm đối chứng (ĐC) không có hiện tượng sủi bọt, vì ống nghiệm chỉ có nước mà không có chất xúc tác sinh học hay chất xúc tác hóa học nên không tác dụng phân giải H2O2 để tạo thành O2.
Câu hỏi 4 trang 46 Chuyên đề Sinh học 10: Tại sao lại có sự khác biệt về ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả phản ứng phân hủy H2O2 tạo ra khí O2 trong thí nghiệm A và B nêu trên?
Lời giải:
Sự khác biệt về ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả phản ứng phân hủy H2O2 tạo ra khí O2 trong thí nghiệm A và B là do:
- Ở thí nghiệm A, chất xúc tác sinh học là enzyme catalase có trong gan gà sẽ xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2. Enzyme catalase hoạt động mạnh nhất trong nhiệt độ khoảng 25 oC, vì vậy có hiện tượng sủi bọt mạnh nhất. Khi nhiệt độ quá thấp (0 oC), enzyme catalase bị giảm hoạt tính nên chỉ xuất hiện hiện tượng sủi bọt nhẹ. Khi nhiệt độ quá cao (100 oC), enzyme catalase bị biến tính và mất khả năng hoạt động nên không có hiện tượng sủi bọt.
- Ở thí nghiệm B, phản ứng FeSO4 tác dụng với H2O2 xảy ra trong điều kiện nhiệt độ cao nên khi nhiệt độ càng tăng thì phản ứng xảy ra càng mạnh, do đó, hiện tượng sủi bọt mạnh nhất ở nhiệt độ 100oC.
Lời giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Bài 7: Cơ sở khoa học và một số thành tựu của công nghệ enzyme Cánh diều hay khác: