Chuyên đề Sinh học 10 trang 79 Cánh diều
Với Chuyên đề Sinh học 10 trang 79 trong Bài 12: Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất, nước Chuyên đề học tập Sinh học 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Sinh 10 trang 79.
Chuyên đề Sinh học 10 trang 79 Cánh diều
Luyện tập 5 trang 79 Chuyên đề Sinh học 10: Sự khác nhau giữa xử lí nước thải hiếu khí và kị khí bậc hai là gì? Kết quả của quá trình xử lí kị khí nước thải là gì?
Lời giải:
- Sự khác nhau giữa xử lí nước thải hiếu khí và kị khí bậc hai:
Tiêu chí |
Xử lí nước thải hiếu khí |
Xử lí nước thải kị khí |
Điều kiện diễn ra |
Cần có oxygen. |
Không cần có oxygen. |
Đặc điểm nước thải |
Nước thải có hàm lượng chất hữu cơ thấp. |
Nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ không tan. |
Loại vi sinh vật |
Sử dụng vi sinh vật hiếu khí như: Pseudomonas, Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter,… |
Sử dụng vi sinh vật như: Bacteroides, Clostridium, Methanobacterium… |
Đặc điểm bồn xử lí |
Bồn chứa được khuấy để khuếch tán oxygen không khí vào nước hoặc bổ sung oxygen trực tiếp bằng sục khí. |
Bồn chứa lớn, kín và không cần khuấy đảo liên tục. |
- Kết quả của quá trình xử lí kị khí nước thải là: Các chất rắn lơ lửng và các đại phân tử này được cắt thành các hợp chất hòa tan, phân giải qua nhiều bước thành sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2, H2, NH3 và H2S.
Luyện tập 6 trang 79 Chuyên đề Sinh học 10: Quá trình xử lí nước thải bậc một và bậc hai khác nhau như thế nào?
Lời giải:
Sự khác nhau giữa quá trình xử lí nước thải bậc một và bậc hai:
Tiêu chí |
Quá trình xử lí nước thải bậc một |
Quá trình xử lí nước thải bậc hai |
Mục tiêu |
Loại bỏ rác thải rắn không hòa tan. |
Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan. |
Biện pháp |
Sử dụng các biện pháp lắng, sàng lọc, bổ sung phèn và các chất đông tụ khác cùng các quy trình vật lí khác,… |
Sử dụng biện pháp phân giải hiếu khí hoặc phân giải kị khí nhờ vi sinh vật. |
Luyện tập 7 trang 79 Chuyên đề Sinh học 10: Hãy sắp xếp lại mục tiêu chính tương ứng với mỗi giai đoạn xử lí nước thải trong bảng dưới đây. Hãy cho biết vai trò của vi sinh vật trong các giai đoạn xử lí nước thải có liên quan.
Các giai đoạn xử lí nước thải |
Mục tiêu chính |
1) Xử lí nước thải bậc một |
a) Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan bằng biện pháp sinh học. |
2) Xử lí nước thải bậc hai |
b) Loại bỏ nguồn dinh dưỡng vô cơ bằng các biện pháp sinh học, hóa học. |
3) Xử lí nước thải bậc ba |
c) Loại bỏ rác thải rắn không hòa tan bằng cách lắng, sàng lọc, bổ sung phèn và các chất đông tụ khác cùng các quy trình vật lí khác. |
Lời giải:
Sắp xếp lại mục tiêu chính tương ứng với mỗi giai đoạn xử lí nước thải:
Các giai đoạn xử lí nước thải |
Mục tiêu chính |
1) Xử lí nước thải bậc một |
c) Loại bỏ rác thải rắn không hòa tan bằng cách lắng, sàng lọc, bổ sung phèn và các chất đông tụ khác cùng các quy trình vật lí khác. |
2) Xử lí nước thải bậc hai |
a) Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan bằng biện pháp sinh học. |
3) Xử lí nước thải bậc ba |
b) Loại bỏ nguồn dinh dưỡng vô cơ bằng các biện pháp sinh học, hóa học. |
- Vai trò của vi sinh vật trong các giai đoạn xử lí nước thải có liên quan:
+ Vai trò của vi sinh vật trong xử lí nước thải bậc hai: Chuyển hóa chất hữu cơ bằng hình thức phân giải hiếu khí hoặc kị khí thành sinh khối vi sinh vật và khí CO2.
+ Vai trò của vi sinh vật trong xử lí nước thải bậc ba: Chuyển hóa các nguồn dinh dưỡng vô cơ (nitrogen, phosphorus ở dạng hợp chất vô cơ; các kim loại nặng;…).
Lời giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Bài 12: Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất, nước Cánh diều hay khác: