Chuyên đề Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón cách bón


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải bài tập Chuyên đề Sinh 11 Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón cách bón sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 11 Bài 4.

Giải Chuyên đề Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 4: Thực hành: Thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón cách bón

Thực hành trang 23 Chuyên đề Sinh học 11: Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau

BÁO CÁO THỰC HÀNH

THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH TÁC DỤNG CỦA LOẠI PHÂN BÓN,

CÁCH BÓN VÀ HÀM LƯỢNG PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

1. Mục đích

- Thực hiện được thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm chứng minh tác dụng của loại phân bón, cách bón, hàm lượng phân bón đối với cây trồng.

2. Kết quả và giải thích

2.1. Báo cáo kết quả thí nghiệm về tác dụng của loại phân bón đối với cây trồng

Học sinh theo dõi kết quả thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thực hành theo bảng dưới đây:

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau

Các loại phân bón cung cấp chất dinh dưỡng khoáng cho cây, nếu thiếu một trong các loại phân bón sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng Trong 4 công thức bón phân, cây ngô sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở công thức 4 (bón phân NPK).

2.2. Báo cáo kết quả thí nghiệm chứng minh tác dụng của cách bón phân đối với cây trồng

Học sinh theo dõi kết quả thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thực hành theo bảng dưới đây:

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau

Cách bón phân có tác dụng khác nhau đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng: Việc hoà tan phân bón NPK với nước rồi mới tưới (CT1) sẽ giúp cây lấy được các chất khoáng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc trộn NPK vào đất trong chậu rồi tưới nước hằng ngày (CT2) sẽ khiến phân bón tan chậm hơn, cây lấy các chất khoáng một cách từ từ.

2.3. Báo cáo kết quả thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của hàm lượng phân bón đối với cây trồng

Học sinh theo dõi kết quả thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thực hành theo bảng dưới đây:

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau

Hàm lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của cây trồng: Bón quá ít phân bón, cây trồng sinh trưởng và phát triển chậm. Bón quá nhiều phân bón, cây trồng không hấp thụ được nước và khoáng dẫn đến cây trồng bị chết (hiện tượng cháy phân).

3. Trả lời câu hỏi

a) Tại sao phải bón phân cho cây trồng?

Phải bón phân cho cây trồng vì: Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những nguồn cung cấp chất khoáng quan trọng nhất cho cây trồng. Trong giới hạn nhất định, lượng phân bón cung cấp tỉ lệ thuận với năng suất cây trồng.

b) Kể tên một số loại phân bón thông dụng mà em biết.

Một số loại phân bón thông dụng:

- Phân vô cơ: Phân đạm (phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân ure), phân lân (phân lân nung chảy, supephotphat), phân kali (phân clorua kali, phân sunphat kali), phân tổng hợp NPK,…

- Phân hữu cơ: phân chuồng, phân xanh,…

- Phân vi sinh: Phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải chất xơ, phân vi sinh hỗ trợ kháng nấm,…

c) Em hãy đưa ra một số lời khuyên khi sử dụng phân bón cho cây trồng

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, việc bón phân cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc chính:

- Đúng loại phân bón.

- Đúng liều lượng.

- Đúng thời điểm.

- Bón đúng phương pháp.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: