Tại sao AIDS và bệnh sốt rét có chung con đường lây nhiễm


Tại sao AIDS và bệnh sốt rét có chung con đường lây nhiễm nhưng biện pháp phòng, chống có những điểm khác nhau?

Giải Chuyên đề Sinh 11 Bài 7: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người - Kết nối tri thức

Dừng lại và suy ngẫm 2 trang 35 Chuyên đề Sinh học 11: Tại sao AIDS và bệnh sốt rét có chung con đường lây nhiễm nhưng biện pháp phòng, chống có những điểm khác nhau?

Lời giải:

Mặc dù AIDS và bệnh sốt rét đều lây nhiễm qua đường máu nhưng cách thức lây nhiễm của mầm bệnh vào cơ thể người lại có sự khác nhau dẫn đến biện pháp phòng, chống HIV/AIDS và bệnh sốt rét có những điểm khác nhau. Cụ thể:

- Kí sinh trùng sốt rét từ người bệnh truyền sang người khoẻ mạnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles, vì vậy có thể phòng chống bằng cách diệt bọ gậy, diệt muỗi, không để muỗi đốt và truyền máu an toàn.

- Trong khi đó, HIV/AIDS lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm qua đường máu từ người nhiễm HIV (truyền máu không an toàn, ghép cơ quan, thụ tinh nhân tạo, dùng chung kim tiêm, dụng cụ châm cứu, xăm da, bản chải đánh răng,...), lây truyền từ mẹ sang con (trong thời kì mang thai, trong khi đẻ và qua sữa mẹ) nên biện pháp phòng, chống đa dạng hơn như: thực hiện quan hệ tình dục an toàn (sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,…), không dùng chung bơm kim tiêm và các đồ dùng cá nhân khác, truyền máu an toàn, người bị nhiễm HIV không nên mang thai và sinh con,…

Lời giải bài tập Chuyên đề Sinh 11 Bài 7: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: