Các tác nhân nào có thể gây ngộ độc thực phẩm trong các trường hợp sau
Các tác nhân nào có thể gây ngộ độc thực phẩm trong các trường hợp sau? Giải thích.
Giải Chuyên đề Sinh 11 Bài 10: Ngộ độc thực phẩm - Kết nối tri thức
Luyện tập và vận dụng 1 trang 54 Chuyên đề Sinh học 11: Các tác nhân nào có thể gây ngộ độc thực phẩm trong các trường hợp sau? Giải thích.
a) Ăn sống rau xanh được tưới bằng nguồn nước có lẫn nước thải từ nhà máy công nghiệp.
b) Dầu ăn còn nóng được đựng trong hộp nhựa để sử dụng lại cho các lần chiên rán sau.
c) Sử dụng khoai tây đã mọc mầm để nấu ăn.
d) Thu hoạch rau và sử dụng ngay sau khi phun thuốc trừ sâu.
e) Sử dụng hàn the để làm đại giòn các món như bánh đúc, giò, chả, sợi bún, phở,…
g) Ăn trứng gia cầm sống.
Lời giải:
Các tác nhân có thể gây ngộ độc trong các trường hợp trên:
a) Các hoá chất công nghiệp, kim loại nặng, vi sinh vật có trong nguồn nước ô nhiễm có thể xâm nhập vào rau, cá,... khi sử dụng nguồn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí để nuôi trồng. Nghiêm trọng hơn là khi các loại rau này được ăn sống mà không đun chín kĩ sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm.
b) Các hoá chất có thể có trong hộp nhựa như phthalate, tributyltin, bisphenol,...; các chất được sinh ra do quá trình đun nóng dầu ăn ở nhiệt độ cao và tái sử dụng dầu ăn đã qua chế biến như peroxide, aldehyde, cetone,... có thể gây ra ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
c) Trong khoai tây mọc mầm chứa a-chaconin và a-solanin có thể gây ngộ độc cho người ăn ngay cả khi đã đun chín.
d) Thuốc trừ sâu không được cách li đủ thời gian sau khi sử dụng (thông thường là 5 – 7 ngày) có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
e) Hàn the là một chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm do có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính.
g) Trong trứng gia cầm tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các vi sinh vật như: Salmonella, Shigella,... nếu không được đun chín sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhập và gây ngộ độc thực phẩm do các vi sinh vật này.
Lời giải bài tập Chuyên đề Sinh 11 Bài 10: Ngộ độc thực phẩm hay khác: