Giải Chuyên đề Tin học 10 trang 31 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Tin học 10 trang 31 trong Bài 6: Chương trình điều khiển robot sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Tin 10.
Chuyên đề Tin học 10 trang 31 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 31 Chuyên đề Tin học 10: Vì sao nhóm lệnh lặp vô tận phải đặt ở cuối chương trình?
Lời giải:
Nhóm lệnh lặp vô tận phải đặt ở cuối chương trình vì sau lệnh lặp vô tận sẽ không có lệnh nào có thể thực hiện được nữa.
Câu hỏi 2 trang 31 Chuyên đề Tin học 10: Em hãy viết chương trình bằng giải mã để điều khiển G-Robot luôn đi thẳng với tốc độ 100 trong 1 giây và xoay trái với tốc độ 100 trong 0.5 giây?
Lời giải:
Chương trình có thể viết dưới dạng pseudocode như sau:
Khởi động chương trình
forever
Đi thẳng (100)
Đợi 1 giây
Xoay trái (100)
Đợi 0.5 giây.
Luyện tập 1 trang 31 Chuyên đề Tin học 10: Khi robot hoạt động theo chương trình đã nạp chưa đúng như mong muốn thì phải làm gi?
Lời giải:
Nếu thấy chương trình chạy chưa chính xác cần mở lại chương trình, dò lỗi, sửa lại chương trình và nạp lại vào robot để chạy thử tiếp.
Luyện tập 2 trang 31 Chuyên đề Tin học 10: Robot nhận các tín hiệu từ bên ngoài như thế nào? Em hãy trình bày cơ chế nhận các thông tin đó?
Lời giải:
Robot nhận tín hiệu từ bên ngoài thông qua các lệnh nhận tín hiệu cảm biến đặt trong nhóm lệnh lặp vô tận của chương trình.
Vận dụng trang 31 Chuyên đề Tin học 10: Em hãy viết chương trình bằng mã giả điều khiển G-robot thực hiện:
- Khi bắt đầu chương trình G-Robot sẽ bật còi trong 1 giây rồi tắt còi. Quá trình bật tắt còi lặp lại 3 lần.
- Sau đó, G-Robot luôn đi thẳng với tốc độ 100 trong giây và đi lùi với tốc độ 100 trong 2 giây.
Lời giải:
Chương trình có thể viết dưới dạng pseudocode như sau:
Khởi động chương trình
repeat 3
Bật còi
Đợi 1 giây
Tắt còi
forever
Đi thẳng (100)
Đợi 1 giây
Đi lùi (100)
Đợi 2 giây
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Tin học 10 Bài 6: Chương trình điều khiển robot Kết nối tri thức hay khác: