Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 36 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 36 trong Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời sách Cánh diều. Với lời giải hay , chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10.
Chuyên đề Vật lí 10 trang 36 Cánh diều
Mở đầu trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Hằng ngày, ta thấy bầu trời như là đang quay xung quanh một trục xuyên qua nơi quan sát. Các quan sát chi tiết hơn cho biết, ngoài chuyển động hàng ngày từ phía đông sang phía tây, Mặt Trời còn dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông, trọn một vòng hết khoảng một năm. Tại sao chúng ta nhìn thấy bầu trời cũng như Mặt Trời chuyển động như vậy?
Lời giải:
Vì chuyển động có tính tương đối, chúng ta đứng quan sát ở trên Trái Đất nên được gắn với hệ quy chiếu Trái Đất, khi đó chúng ta đứng yên so với Trái Đất, còn các hành tinh, ngôi sao, Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động so với chúng ta.
Câu hỏi 1 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời mà bạn biết.
Lời giải:
Mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.
- Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất theo chiều từ phía đông sang phía tây, hết một vòng trong 1 ngày đêm.
- Bên cạnh chuyển động hằng ngày, từ phía đông sang phía tây, Mặt Trời còn dịch chuyển so với các sao theo chiều từ phía tây sang phía đông. So với các sao, Mặt Trời dịch chuyển trọn một vòng trong khoảng 365 ngày.
Luyện tập trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Lấy ví dụ về hiện tượng liên quan đến chuyển động nhìn thấy của bầu trời.
Lời giải:
- Hiện tượng Nguyệt thực một phần
- Nguyệt thực toàn phần
- Nhật thực một phần
- Nhật thực toàn phần
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Bài 2: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời Cánh diều hay khác: