Giải Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức trang 40


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 40 trong Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao sách Kết nối tri thức. Với lời giải hay, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10.

Chuyên đề Vật lí 10 trang 40 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 40 Chuyên đề Vật lí 10: Hằng ngày chúng ta đều thấy Mặt Trời mọc buổi sáng và lặn vào buổi chiều. Mặt Trăng thì lúc tròn, lúc khuyết. Tại sao ta lại có hiện tượng như vậy?

Lời giải:

Hằng ngày chúng ta đều thấy:

- Mặt Trời mọc buổi sáng và lặn vào buổi chiều là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó đồng thời quay quanh Mặt Trời,

Hằng ngày chúng ta đều thấy Mặt Trời mọc buổi sáng và lặn vào buổi chiều

- Mặt Trăng lúc tròn, lúc khuyết là do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Mặt Trăng không phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng phản xạ sẽ chiếu tới Trái Đất theo các góc khác nhau nên hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng từ Trái Đất là khác nhau.

Hằng ngày chúng ta đều thấy Mặt Trời mọc buổi sáng và lặn vào buổi chiều

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy nêu cấu trúc của hệ Mặt Trời và sự chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Lời giải:

- Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời, tám hành tinh, các hành tinh lùn, các tiểu hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

- Thứ tự các hành tinh tính từ Mặt Trời ra: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

- Tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần như trùng khít với nhau.

Hãy nêu cấu trúc của hệ Mặt Trời và sự chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: