Giải Chuyên đề Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 46


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 46 trong Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay , chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10.

Chuyên đề Vật lí 10 trang 46 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 11 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát Hình 5.18 để mô tả hình dạng Kim Tinh tại các pha khi quan sát trên bầu trời.

Quan sát Hình 5.18 để mô tả hình dạng Kim Tinh tại các pha khi quan

Lời giải:

Hình dạng Kim Tinh tại các pha khi quan sát trên bầu trời: Khi Kim Tinh ở vị trí đối diện với Mặt Trời là lúc nó đang ở pha tròn nhất (như Trăng tròn). Sau đó, Kim Tinh thay đổi từ pha gần tròn (như Trăng khuyết cuối tháng) đến nửa tròn (như bán nguyệt cuối tháng) và hình lưỡi liềm (như Trăng tàn). Khi hành tinh này nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, nghĩa là nó đang ở pha mới (như Trăng đầu tháng).

Luyện tập trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Dùng mô hình hệ nhật tâm Corpenicus, em hãy giải thích sự đổi chiều chuyển động của Thủy Tinh.

Lời giải:

Tương tự Kim Tinh, do quỹ đạo của Thủy Tinh quanh Mặt Trời có bán kính nhỏ hơn quỹ đạo của Trái Đất nên Thủy Tinh chuyển động với tốc độ góc lớn hơn tốc độ góc của Trái Đất. Xét trong cùng chu kì chuyển động, Thủy Tinh và Trái Đất khi ở gần nhau chúng chuyển động cùng chiều. Khi Trái Đất vẫn còn trong chu kì cũ thì Thủy Tinh đã chuyển động hết một chu kì và bắt đầu chu kỳ mới. Tại vị trí đối diện qua Mặt Trời, Trái Đất và Thủy Tinh chuyển động ngược chiều nhau nên tại Trái Đất, ta quan sát thấy Thủy Tinh đổi chiều chuyển động.

Dùng mô hình hệ nhật tâm Corpenicus, em hãy giải thích sự đổi chiều

Vận dụng trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu và phân tích vai trò của hệ nhật tâm Corpenicus trong sự phát triển của Thiên văn học.

Lời giải:

Vai trò của hệ nhật tâm Corpenicus trong sự phát triển của Thiên văn học:

Cuốn sách Về chuyển động của các thiên thể công bố lí thuyết Hệ nhật tâm của Corpenicus đánh dấu sự chấm dứt của thuyết Địa tâm - Coi Trái Đất ở trung tâm vũ trụ. Corpenicus cho rằng Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời một vòng trên một năm và quay quanh trục một vòng trên một ngày. Ông đã khám phá được vị trí chính xác của những hành tinh đã được biết và giải thích sự tiến động của những điểm phân một cách chính xác bởi sự thay đổi vị trí một cách chậm chạp của trục quay của Trái Đất. Ông đã đưa ra giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây ra các mùa: rằng trục của Trái Đất không vuông góc với hành tinh trên quỹ đạo của nó. Ông cộng thêm vào sự chuyển động của Trái Đất, theo đó quỹ đạo của nó được giữ hướng về đúng một điểm trên bầu trời trong suốt cả năm từ thời Galileo Galilei, đã có thừa nhận rằng Trái Đất không giữ nguyên một hướng khi nó chuyển động. Thuyết nhật tâm có ảnh hưởng lớn đối với những nhà khoa học về sau này như Galileo và Johannes Kepler, những người đã chấp nhận và đấu tranh cho nó và tìm cách cải thiện nó (đặc biệt là trường hợp của Kepler). Những quan sát của Galileo về các tuần của Kim Tinh đã cho thấy bằng chứng quan sát thực nghiệm đầu tiên cho lí thuyết của Corpenicus. Kepler đã đặt những phép tính toán đầu tiên khi phát triển ba định luật cơ bản về chuyển động của các hành tinh, trong đó có chuyển động elip và không tròn.

Mô hình nhật tâm của Corpenicus là một trong những ý tưởng mang tính cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại vì nó liên quan đến một sự thay đổi mô hình cho khoa học.

Bài 1 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai.

STT

Nhận định

Đúng

Sai

1

Mô hình nhật tâm bao gồm 8 hành tinh, trong đó có 5 hành tinh đá.

2

Sau ngày 22/06, điểm lặn của Mặt Trời lệch về hướng Tây Bắc

3

Tại Xích đạo, độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau.

4

Vào ban đêm, Kim tinh là thiên thể sáng nhất quan sát được trên nền trời sao.

5

Pha hạ huyền diễn ra vào ngày sóc của Tuần Trăng

Lời giải:

STT

Nhận định

Đúng

Sai

1

Mô hình nhật tâm bao gồm 8 hành tinh, trong đó có 5 hành tinh đá.

x

2

Sau ngày 22/06, điểm lặn của Mặt Trời lệch về hướng Tây Bắc

x

3

Tại Xích đạo, độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau.

x

4

Vào ban đêm, Kim tinh là thiên thể sáng nhất quan sát được trên nền trời sao.

x

5

Pha hạ huyền diễn ra vào ngày sóc của Tuần Trăng

x

Bài 2 trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát chuyển động của Kim tinh và Trái Đất ở hình 5.17, ta thấy li giác cực đại trong việc quan sát Kim tinh và Mặt Trời là 480. Biết khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời là khoảng 150 triệu km, tính khoảng cách giữa Trái Đất và Kim tinh khi đó.

Quan sát chuyển động của Kim tinh và Trái Đất ở hình 5.17, ta thấy

Lời giải:

dEV=dES.cos480=150.cos480=100,37 triệu km

Quan sát chuyển động của Kim tinh và Trái Đất ở hình 5.17, ta thấy

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: