Giải Chuyên đề Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 48


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 48 trong Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay , chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10.

Chuyên đề Vật lí 10 trang 48 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 2 trang 48 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát Hình 6.4, cho biết: hình nào ứng với nhật thực một phần, hình nào ứng với nhật thực toàn phần. Mô tả quá trình diễn ra nhật thực.

Quan sát Hình 6.4, cho biết: hình nào ứng với nhật thực một phần, hình

Lời giải:

Hình 6.4a: Tại A là nhật thực toàn phần, tại B và C là nhật thực một phần.

Hình 6.4 b: Tại A là nhật thực hình khuyên, tại B và C là nhật thực một phần.

Mô tả quá trình diễn ra nhật thực:

Đầu tiên, đĩa tối Mặt Trăng bắt đầu tiến vào và che khuất bờ bên phải của Mặt Trời. Sau đó, đĩa tối Mặt Trăng tiếp tục tiến dần và che khuất tâm của Mặt Trời. Đến pha cực đại, nếu người quan sát ở vị trí vùng bóng tối của Mặt Trăng thì sẽ quan sát được nhật thực trung tâm. Tùy vào vị trí của ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mà ta có thể quan sát thấy hai kiểu nhật thực trung tâm khác nhau.

+ Khi ở trong vùng bóng tối của Mặt Trăng (vị trí A trong Hình 6.4.a), người quan sát sẽ thấy Mặt Trời bị đĩa tối Mặt Trăng che khuất hoàn toàn. Đây là nhật thực toàn phần.

+ Nếu trong vùng bóng tối của Mặt Trăng không chạm đến Trái Đất và xét ở vị trí A như Hình 6.4.b, người quan sát sẽ thấy một vành sáng xung quanh đĩa tối của Mặt Trăng. Đây là nhật thực hình khuyên.

Sau pha cực đại, Mặt Trăng dần di chuyển ra khỏi vùng ánh sáng do Mặt Trời chiếu lên Trái Đất, đĩa tối do Mặt Trăng in lên Mặt Trời nhỏ dần. Khi đĩa tối của Mặt Trăng ra khỏi Mặt Trời thì nhật thực kết thúc. Ở vùng bóng mờ (vị trí B hoặc C trong Hình 6.4.a và 6.4.b) ta chỉ quan sát được nhật thực một phần.

Câu hỏi 3 trang 48 Chuyên đề Vật lí 10 : Việc dùng mắt để quan sát trực tiếp nhật thực có an toàn không? Giải thích và trình bày một số phương pháp để quan sát nhật thực.

Lời giải:

Dùng mắt để quan sát trực tiếp nhật thực là không an toàn. Nhìn lâu vào Mặt Trời hoặc các nguồn sáng mạnh bất cứ lúc nào đều không tốt cho mắt của con người. Khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời mắt sẽ bị tổn thương có thể dẫn đến bỏng màng lưới. Ngoài ra, các tia cực tím chiếu lâu vào mắt có thể gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Để quan sát nhật thực an toàn chúng ta có thể sử dụng kính chuyên dụng (Hình 6.1a) hoặc quan sát ảnh nhật thực qua kính thiên văn chiếu lên tấm bìa ( Hình 6.1b).

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: