Giải Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức trang 50
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 50 trong Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều sách Kết nối tri thức. Với lời giải hay, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10.
Chuyên đề Vật lí 10 trang 50 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 50 Chuyên đề Vật lí 10: Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng nguyệt thực và nhật thực. Vì sao không thể xảy ra hai lần nhật thực, nguyệt thực mỗi tháng?
Lời giải:
- Điều kiện để xảy ra hiện tượng nguyệt thực: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng.
- Điều kiện để xảy ra hiện tượng nhật thực: Khi ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất gần như thẳng hàng và Mặt Trăng ở vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời.
- Không thể xảy ra hai lần nhật thực, nguyệt thực mỗi tháng vì, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời gần như cùng nằm trên một đường thẳng. Trong khi đó, mặt phẳng bạch đạo và mặt phẳng hoàng đạo lệc nhau một góc 50 nên Mặt Trăng sẽ ở hơi cao hơn hoặc hơi thấp hơn mặt phẳng hoàng đạo, do đó sự thẳng hàng hoàn hảo không thể diễn ra một cách thường xuyên.
Câu hỏi 1 trang 50 Chuyên đề Vật lí 10: Mặt Trăng ở vị trí nào so với Trái Đất và Mặt Trời sẽ xảy ra nhật thực?
Lời giải:
Khi Mặt Trăng ở vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời thì sẽ xảy ra nhật thực.
Câu hỏi 2 trang 50 Chuyên đề Vật lí 10: Hiện tượng nhật thực mỗi năm thường xảy ra như thế nào?
Lời giải:
Trong một năm có thể có tới 5 lần nhật thực: lần nhật thực đầu tiên vào tháng giêng; lần 2 vào kì không trăng của tuần Trăng tiếp theo; lần 3 là sau 6 tuần Trăng; lần 4 xảy ra vào tuần Trăng tiếp theo; lần 5 xảy ra sau lần đầu 12 tuần Trăng.
Câu hỏi 3 trang 50 Chuyên đề Vật lí 10: Phân biệt nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Nêu vai trò của Mặt Trăng trong hai hiện tượng này.
Lời giải:
- Nhật thực toàn phần:xảy ra khi đĩa tối của Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và người quan sát nằm trong đĩa tối của Mặt Trăng.
- Nhật thực hình khuyên: xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm cùng trên một đường thẳng, nhưng Mặt Trăng không che hết toàn toàn Mặt Trời. Khi đó Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh đĩa Mặt Trăng.
- Vai trò của Mặt Trăng: đóng vai trò là vật chắn sáng, làm cho ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu đến Trái Đất.
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều sách Kết nối tri thức hay khác: