Tìm hiểu sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tại địa phương em đang


Giải Chuyên đề Vật lí 10 Bài 9: Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vận dụng trang 73 Chuyên đề Vật lí 10 trong Bài 9: Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay , chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong Chuyên đề Lí 10.

Vận dụng trang 73 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tại địa phương em đang sống hoặc một số địa phương mà em biết.

Lời giải:

Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tại địa phương em đang sống hoặc một số địa phương mà em biết:

Công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế – xã hội. Khi công nghiệp năng lượng phát triển, sẽ kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác phát triển như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Trong khi đó, các ngành công nghiệp luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt… cũng không thể thiếu nền tảng từ công nghiệp năng lượng.

Ngày 16/4, tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) tổ chức khánh thành Nhà máy điện gió Trung Nam.

Đây là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam kết hợp với nhà máy điện mặt trời công suất 204 MW; từ đó, hình thành nên tổ hợp năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Tổ hợp năng lượng tái tạo Trung Nam bao gồm trang trại điện gió và trang trại điện mặt trời được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng điện gió, điện mặt trời Trung Nam đạt 950 triệu kWh, tương đương 1 tỷ kWh điện/năm.

Dự án được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển nguồn và xây dựng hạ tầng truyền tải. Khác với phát triển dự án điện mặt trời, quá trình và quy trình phát triển các dự án điện gió phức tạp hơn do chi phí đầu tư lớn, tốn kém thời gian vận chuyển, lắp đặt thiết bị, chưa kể nguồn cung thiết bị cũng khó khăn hơn trong bối cảnh của dịch COVID-19. Theo thiết kế, các tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Cộng hòa Liên bang Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 - 2,5 m/s, khả năng đón gió có vận tốc trung bình 7,1 m/s, cao hơn so với giai đoạn 1 là 6,5 m/s. Đây là loại tuabin trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW, so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW. Điều đó đã góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia. Trang trại điện gió Trung Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng, được thực hiện trên diện tích 900 ha bao gồm cả dự án điện mặt trời với công suất 151,95 MW, thời gian khai thác 2.785 giờ/năm, sản lượng dự kiến đạt 423 triệu kWh/năm.

Đến thời điểm này, trang trại điện gió Trung Nam có tổng cộng 45 trụ điện gió; trong đó giai đoạn 1 là 17 trụ, công suất 39,95 MW, được hoàn thành năm 2019; giai đoạn 2 là 16 trụ, công suất 64 MW, được hoàn thành vào năm 2020 và nay là giai đoạn 3 với 12 trụ, công suất 48 MW.

Hiện nay, Ninh Thuận dẫn đầu cả nước với 32 dự án điện mặt trời, tổng công suất 2.257 MW và 3 dự án điện gió với công suất 329 MW đã hoàn thành đầu tư, đưa vào vận hành thương mại; trong đó, dự án điện gió Trung Nam là mẫu hình của sự kết hợp khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế gió và mặt trời của địa phương.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: