Trình bày một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh và điều trị bệnh thuỷ sản
Trình bày một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh và điều trị bệnh thuỷ sản.
Giải Công nghệ 12 Ôn tập chủ đề 9 - Cánh diều
Câu hỏi 3 trang 132 Công nghệ 12: Trình bày một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh và điều trị bệnh thuỷ sản.
Lời giải:
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng bệnh và điều trị bệnh thuỷ sản:
Ứng dụng |
Nội dung |
|
Phòng bệnh |
Ứng dụng của vaccine |
+ Việc phát triên và sử dụng vaccine trong thuỷ sản được coi là con đường an toàn và hiệu quả nhất trong phòng bệnh thuỷ sản theo hướng nuôi thuỷ sản bền vững. Sử dụng vaccine giúp cơ thể vật chủ tạo lập và phát triển hệ miễn dịch đặc hiệu với từng tác nhân gây bệnh. Từ đó giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và hoá chất để điều trị bệnh. + Trên động vật thuỷ sản, chưa có nhiều loại vaccine được đưa vào sử dụng. Các loại vaccine đang sử dụng chủ yếu tập trung phòng bệnh trên cá hồi vân, cá biển và cá koi. + Hầu hết các loại vaccine được đưa vào sử dụng hiện nay là loại nguyên bào bất hoạt, một số khác thuộc nhóm nguyên bào nhược độc và vaccine tiểu đơn vị. DNA vaccine, RNA vaccine chura được ứng dụng nhiều trong thuỷ sản. + Vaccine trong thuỷ sản thường được đưa vào cơ thể cá theo con đường ngâm, cho ăn hoặc tiêm. Sử dụng vaccine thường chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại chính tác nhân gây bệnh đó, mà không có khả năng phòng nhiều bệnh. |
Ứng dụng Probiotics |
Probiotics trong thuỷ sản là các sản phẩm chứa vi sinh vật sống được bổ sung qua đường thức ăn hoặc được đưa vào nước ương nuôi, có tác động có lợi lên cơ thể động vật thuỷ sản nhờ làm cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột hoặc hệ vi sinh ở môi trường ngoài. Một số nhóm vi sinh vật thường được sử dụng để tạo probiotics trong thuỷ sản như: vi khuẩn sản sinh lactic acid, Carnobacterium, Lactobacillus, Lactococcus, Enterococcus, Bacillus, nấm men (Saccharomyces).... |
|
Ứng dụng chất kích thích miễn dịch |
+ Bổ sung chất kích thích miễn dịch là một phương pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng kháng bệnh cho động vật thuỷ sản. Chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc sinh học, được chiết xuất từ vi khuẩn, nấm men, động vật và thực vật. Các chất này có đặc tính hoá học và cơ chế tác động khác nhau. Sử dụng chất kích thích miễn dịch cho hiệu quả tốt để phòng đồng thời nhiều loại bệnh. + Chất kích thích miễn dịch (betaglucan, lactoferrin, lipopolysaccharide) thường được sử dụng bằng cách bổ sung vào thức ăn cho đối tượng nuôi trước mùa dịch bệnh |
|
Trị bệnh |
Ứng dụng thảo dược |
+ Các loại thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn cao đã được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh thuỷ sản giúp hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản. + Các sản phẩm thảo dược có thể được sử dụng qua con đường cho ăn, ngâm, tắm. Một số loại thảo dược đã được nghiên cứu sử dụng trong thuỷ sản như: tỏi, diệp hạ châu (Hình 23.5), chùm ngây (Hình 23.6), bạc hà, quế, hương thảo,... |
Ứng dụng sinh phẩm trị bệnh |
+ Đối với thực khuẩn thể: Ứng dụng công nghệ sinh học đã nuôi cấy, phân lập và lựa chọn được các loài thực khuẩn thể đặc hiệu, đối kháng với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Liệu pháp này đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả tốt đối với một số bệnh vi khuẩn nguy hiểm trên cá chình, cá cam, cá hồi; bệnh trên tôm và nhuyễn thể. Sinh phẩm chứa thực khuẩn thể có thể được bổ sung qua đường cho ăn, tiêm, ngâm hoặc phun trực tiếp vào hệ thống nuôi. + Đối với Enzyme kháng khuẩn: Công nghệ sinh học hiện đại đã được ứng dụng để tổng hợp được các enzyme kháng khuẩn phục vụ điều trị bệnh vi khuẩn. Một số loại enzyme kháng khuẩn được sử dụng như enzyme có nguồn gốc từ thực khuẩn thể: endolysins có tác dụng phân huỷ lớp peptidoglycan và polysaccharide depolymerases có tác dụng phân huỷ lớp polysaccharides ở thành tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, còn sử dụng enzyme kháng khuẩn tổng hợp từ vi khuẩn và động vật. Các loại enzyme kháng khuẩn cũng có tính đặc hiệu cao với từng loài vi khuẩn gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi khác. |
Lời giải bài tập Công nghệ 12 Ôn tập chủ đề 9 hay khác: