Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 Chương 1: Nhà ở - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 Chương 1: Nhà ở - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Chương 1: Nhà ở hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.
- Lý thuyết Bài 1: Nhà ở đối với con người
- Lý thuyết Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình
- Lý thuyết Bài 3: Ngôi nhà thông minh
- Lý thuyết Ôn tập chương 1
Lý thuyết Bài 1: Nhà ở đối với con người
• Nội dung chính
- Vai trò và đặc điểm chung của nhà ở.
- Một số kiểu nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.
- Một số vật liệu xây dựng nhà.
- Các bước chính xây dựng một ngôi nhà.
1. Vai trò của nhà ở
- Là nơi trú ngụ của con người.
- Bảo vệ con người trước ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường.
- Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình: ăn uống, ngủ nghỉ, …
2. Đặc điểm chung của nhà ở
2.1. Cấu tạo chung của nhà ở
Gồm:
- Móng nhà:
+ Vị trí: nằm dưới mặt đất.
+ Chức năng: chống đỡ các bộ phận trên ngôi nhà.
- Thân nhà:
+ Vị trí: nằm trên mặt đất.
+ Chức năng: tạo lên kiến trúc ngôi nhà.
- Mái nhà:
+ Vị trí: phần trên cùng ngôi nhà.
+ Chức năng: che phù và bảo vệ các bộ phận bên dưới.
2.2. Các khu vực chính trong nhà ở
- Nơi tiếp khách
- Nơi sinh hoạt chung
- Nơi học tập.
- Nơi nghỉ ngơi.
- Nơi nấu ăn.
- Nơi tắm giặt.
- Nơi vệ sinh.
3. Một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Nông thôn: kiểu nhà ba gian truyền thống.
- Thành thị:
+ Kiểu nhà liên kế
+ Nhà chung cư
+ Nhà biệt thự
- Các khu vực khác:
+ Nhà sàn ở vùng núi.
+ Nhà nổi ở vùng sông nước.
4. Vật liệu xây dựng nhà
- Vật liệu có sẵn trong tự nhiên: cát, đá, gỗ, tre, lá, .. xây những ngôi nhà nhỏ, đơn giản, 1 tầng.
- Vật liệu nhân tạo: ngói, vôi, xi măng, thép, … xây những ngôi nhà lớn, nhiều tầng hoặc chung cư.
- Hỗn hợp vữa xi măng – cát:
+ Gồm: xi măng, cát và nước
+ Dùng để kết dính các vật liệu khác khi xây dựng nhà, láng tường hoặc nền nhà.
- Hỗn hợp bê tông:
+ Gồm: xi măng, cát, nước pha thêm đá hoặc sỏi.
+ Bê thông kết hợp thép để xây nền, móng, làm cột trụ nhà.
Lý thuyết Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình
• Nội dung chính
- Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà.
- Điện: cung cấp năng lượng để chiếu sáng, nấu ăn, giặt, là, …
- Chất đốt: nấu ăn, sưởi ấm, chiếu sáng.
- Năng lượng mặt trời, năng lượng gió: chiếu sáng, phơi khô, tạo ra điện cung cấp cho đồ dùng điện trong gia đình.
2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
2.1. Lí do cần sử dụng tiết kiệm năng lượng
- Tác hại của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất năng lượng:
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
+ Ô nhiễm môi trường
+ Sản sinh khí thải carbonic
+ Biến đổi khí hậu: lũ lụt, hạn hán.
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng giúp:
+ Giảm chi phí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
2.2. Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
- Sử dụng khi cần thiết, tắt đồ dùng điện khi không sử dụng.
- Điều chỉnh hoạt động đồ dùng ở mức vừa đủ dùng.
- Sử dụng đồ dùng tiết kiệm điện.
- Tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên và năng lượng mặt trời.
....................................
....................................
....................................