Giải Công nghệ 9 trang 34 Cánh diều Trồng cây ăn quả
Với Giải Công nghệ 9 trang 34 trong Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn Công nghệ 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Công nghệ 9 trang 34.
Giải Công nghệ 9 trang 34 Cánh diều Trồng cây ăn quả
Mở đầu trang 34 Công nghệ 9: Kể tên một giống nhãn mà em biết. Giống nhãn đó có đặc điểm thực vật học như thế nào?
Trả lời:
* Một số giống Nhãn mà em biết là:
- Nhãn lồng Hưng Yên.
* Đặc điểm thực vật học của Nhãn lồng Hưng Yên:
+ Thân gỗ, tương đối lớn có thể cao tới 10-15 mét, thân có vỏ dày, nhiều vết nứt dọc nhỏ, đôi khi bong tróc ra từng mảng, tán cây rộng và rậm rạp, lá xanh quanh năm.
+ Lá cây nhãn lồng mỏng nhỏ và cứng hơn lá nhãn ở các nơi khác
+ Quả nhãn lồng thì không quá to, nhưng đều, nhìn như có gai và có màu vàng nhạt
+ Hạt nhãn lồng thì nhỏ tròn và đen nháy
Khám phá trang 34 Công nghệ 9: Hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây nhãn.
Trả lời:
Đặc điểm thực vật học của cây nhãn là:
- Rễ:
+ Có rễ cọc ăn sâu xuống đất khoảng 3 - 5 m.
+ Rễ sinh trưởng tập trung ở độ sâu khoảng 10 - 15 cm.
- Thân và cành:
+ Thân gỗ.
+ Một năm cây nhãn ra từ 2 đến 4 đợt cành mới nên cây có nhiều cành.
- Lá:
+ Lá xanh quanh năm, tán lá dày.
+ Lá thuộc loại lá kép, có 6 - 10 lá chét mọc đối xứng, chiều dài lá khoảng 15 - 25 cm.
+ Lộc non thường có màu đỏ nâu và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.
- Hoa:
+ Mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt.
+ Có ba loại hoa: hoa dực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
+ Khi thụ phấn thuận lợi, hoa cái và hoa lưỡng tính sẽ tạo thành quả.
- Quả có dạng hình cầu, khi chín, quả có đường kính khoảng 1,5 - 3,0 cm; khối lượng 12 - 22 g tùy theo giống. Vỏ quả mỏng, dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín, có giống vỏ quả màu tím nâu khi chín. Thịt quả có màu trắng đục, mọng nước, vị ngọt. Hạt nhãn hình cầu, màu đỏ nâu hoặc nâu đen.
Lời giải bài tập Công nghệ 9 Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn hay khác: