Đạo đức lớp 3 Bài 5: Giữ lời hứa trang 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Đạo đức lớp 3 Bài 5: Giữ lời hứa trang 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 sách Kết nối tri thức hay, đầy đủ nhất sẽ giúp có thêm tài liệu tham khảo và dễ dàng làm bài tập về nhà môn Đạo đức lớp 3.
Giải bài tập Đạo đức lớp 3 Bài 5: Giữ lời hứa
Đạo đức lớp 3 trang 26 Khởi động
Giải Đạo đức lớp 3 trang 26 Câu hỏi:
Chia sẻ trải nghiệm
- Đã có ai hứa với em điều gì chưa?
- Người đó có thực hiện lời hứa với em không?
- Khi đó em cảm thấy như thế nào?
Trả lời:
- Em đã được bố hứa đưa đi du lịch ở Vũng Tàu vào dịp sinh nhật thứ 8 của mình.
- Bố đã không thực hiện được lời hứa với em vì cơ quan bố có cuộc họp quan trọng vào ngày hôm đó.
- Khi đó em cảm thấy vô cùng hụt hẫng, buồn và có chút tủi thân vì bao ngày háo hức chờ đợi đến ngày sinh nhật. Tuy nhiên em không trách bố vì lý do bất khả kháng, em tin là bố sẽ bù đắp những chuyến đi tuyệt vời hơn cho em vào sau sinh nhật.
Đạo đức lớp 3 trang 26, 27, 28, 29, 30 Khám phá
Giải Đạo đức lớp 3 trang 26, 27, 28 Câu hỏi 1: Tìm hiểu biểu hiện của việc giữ lời hứa.
a. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi sau:
- Cậu bé được giao nhiệm vụ gì?
- Vì sao muộn rồi mà cậu bé chưa về?
- Việc làm của cậu bé thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Cậu bé được giao nhiệm vụ đứng gác kho đạn và phải đứng gác cho đến khi có người tới thay.
- Muộn rồi nhưng cậu bé vẫn chưa về vì cậu bé giữ lời hứa, đợi khi nào có người đến thay thì cậu bé mới được về.
- Việc làm của cậu bé thể hiện cậu là một người biết giữ lời hứa.
b. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều gì?
- Hãy nêu những biểu hiện của việc giữ lời hứa.
Trả lời:
Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện các bạn là người biết giữ lời hứa.
- Biểu hiện của việc giữ lời hứa:
+ Đúng hẹn.
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn.
+ Không chép tài liệu khi kiểm tra.
+ Làm bài tập trước khi đến lớp…
Giải Đạo đức lớp 3 trang 29, 30 Câu hỏi 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ lời hứa.
Đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về việc thực hiện lời hứa của Ly và Huy?
- Theo em, vì sao phải giữ lời hứa?
Trả lời:
- Theo em, Ly là một người luôn biết giữ lời hứa và cố gắng thực hiện lời hứa. Chính vì vậy Ly luôn được mọi người tin tưởng và quý mến. Ngược lại, Huy lại là một người luôn thất hứa, luôn hứa xuông, hứa để đấy, không có trách nhiệm với lời nói của mình. Thế nên, dần dần không còn ai tin lời Huy nói nữa.
- Theo em, việc giữ lời hứa là cần thiết, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm với những lời mình nói ra, việc giữ lời hứa sẽ tạo được lòng tin tưởng, tín nhiệm, yêu mến của mọi người với mình.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 30 Câu hỏi 3: Thảo luận: Làm thế nào để giữ lời hứa?
Trả lời:
- Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa là:
+ Chỉ hứa những điều mà mình chắc chắn thực hiện được.
+ Có trách nhiệm với lời nói của mình và với những gì đã hứa.
- Những điều em nên tránh khi hứa với người khác là:
+ Không hứa xuông, hứa những việc bản thân không chắc chắn thực hiện được.
+ Không hứa nếu chỉ để làm vui lòng người khác.
- Các cư xử của em khi không thể thực hiện được lời hứa của mình là:
+ Giải thích rõ lí do không thể thực hiện lời hứa.
+ Gửi lời xin lỗi đến người mình đã hứa.
Đạo đức lớp 3 trang 30, 31, 32 Luyện tập
Giải Đạo đức lớp 3 trang 30, 31 Câu hỏi 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến của bạn Tuấn, Nga và Hà vì:
+ Bạn Tuấn: mỗi lời nói ra đều có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là lời hứa. Có trách nhiệm với những lời nói của mình cũng chính là có trách nhiệm với bản thân và người khác.
+ Bạn Kiên: khi chúng ta biết giữ lời hứa, mọi người xung quanh sẽ tin tưởng và quý mến chúng ta hơn rất nhiều.
+ Bạn Hà: chỉ hứa những điều mình có thể thực hiện được là có trách nhiệm với bản thân và người mình đã hứa.
- Em không đồng tình với ý kiến của bạn Nga vì dù là trẻ con hay người lớn, chúng ta đều cần giữ đúng lời hứa của mình. Không nên để các em nhỏ học tập những thói quen xấu như thất hứa, hứa xuông...
Giải Đạo đức lớp 3 trang 31, 32 Câu hỏi 2: Nhận xét về việc giữ lời hứa của các bạn trong mỗi bức tranh dưới đây.
Nhận xét:
- Tranh 1: bạn Minh rất biết giữ lời hứa, dù các bạn đến nhà rủ đi chơi nhưng Minh đã từ chối vì chưa nấu cơm giúp mẹ xong.
- Tranh 2: bạn gái không có trách nhiệm với lời hứa của mình và tài sản của người khác. - Tranh 3: bạn nhỏ không giữ đúng lời hứa của mình vì lơ đãng và không để tâm.
- Tranh 4: chị gái đã không thực hiện lời hứa vì đối tượng là em gái - người nhỏ hơn mình.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 32 Câu hỏi 3: Xử lí tình huống.
Trả lời:
- Tình huống 1: nếu em là Hồng, em sẽ nhờ bạn gửi quà sinh nhật của mình cho Lan và ở nhà để sưu tầm tranh ảnh cho bài học ngày mai.
- Tình huống 2: em sẽ gọi điện thoại cho các bạn của mình để giải thích lí do và xin lỗi vì không thể đến tham gia cùng các bạn.
- Tình huống 3: em sẽ tự nhắc nhở bản thân rằng nếu ăn kẹo buổi tối sẽ bị sâu răng và cất hộp kẹo đi.
Đạo đức lớp 3 trang 33 Vận dụng
Giải Đạo đức lớp 3 trang 33 Câu hỏi 1: Chia sẻ những điều em đã hứa với người khác. Khi đó em đã thực hiện lời hứa của mình như thế nào? Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện hoặc không thực hiện lời hứa?
Trả lời:
Em đã từng hứa với mẹ rằng sau mỗi giờ học, em sẽ dành thời gian và giúp đỡ mẹ dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, do mải mê xem bộ phim hoạt hình yêu thích nên em đã không giữ được lời hứa với mẹ. Khi đó mẹ rất buồn và thất vọng về em. Em cảm thấy bản thân thật vô trách nhiệm vì không thực hiện được lời hứa và đã để mẹ buồn.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 33 Câu hỏi 2: Sưu tầm một số câu chuyện về tấm gương biết giữ lời hứa.
Trả lời:
Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một ngày hôm nay Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày, bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu chiếc vòng bạc nhé!
Bác nhìn xuống em bé âu yếm, xóa đầu tiên nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. Nói xong Bác tán thành mọi người đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người vui mừng đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bác mở túi lấy một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé - bây giờ là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 33 Câu hỏi 3: Thực hiện giữ lời hứa trong cuộc sống hàng ngày.
Trả lời:
Để thực hiện việc giữ lời hứa hàng ngày trong cuộc sống, chúng ta nên:
+ Chỉ hứa khi mình chắc chắn làm được.
+ Luôn đúng hẹn.
+ Có trách nhiệm với lời mình hứa.
+ Biết xin lỗi và sửa sai khi chưa thực hiện được lời hứa.