[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Địa lí lớp 10 có đáp án (5 đề)
[Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Địa lí lớp 10 có đáp án (5 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Địa lí lớp 10 có đáp án (5 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Địa Lí 10 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí lớp 10.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Địa lí lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các đối tượng theo điểm cụ thể thường dùng phương pháp nào sau đây để thể hiện?
A. Phương pháp kí hiệu. B. Phương pháp đường đẳng trị.
C. Phương pháp bản đồ, biểu đồ. D. Phương pháp chấm điểm.
Câu 2. Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là
A. cuốn sách giáo khoa. B. phương tiện.
C. cẩm năng tri thức. D. Bách khoa toàn thư.
Câu 3. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí được gọi là
A. Thiên hà. B. Vũ Trụ. C. Hệ Mặt Trời. D. Dải Ngân hà.
Câu 4. Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mấy lần trong năm?
A. Không có lần nào. B. Một lần duy nhất.
C. Hai lần trong năm. D. Ba lần trong năm.
Câu 5. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
A. Thạch quyển. B. Sinh quyển. C. Khí quyển. D. Thổ nhưỡng quyển.
Câu 6. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho
A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.
C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được với nhau.
D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.
Câu 7. Hệ quả của hiện tượng đứt gãy là
A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái. B. hình thành núi lửa, động đất.
C. tạo ra các hẻm vực và thung lũng. D. làm xuất hiện các dãy núi.
Câu 8. Yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phong hóa không phải là
A. sinh vật. B. nước. C. nhiệt độ. D. thổ nhưỡng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm). Kể tên các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Trình bày hệ quả của sự lệch hướng chuyển động của các vật thể?
Câu 2 (2 điểm). Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
Câu 3 (2 điểm). Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Kể tên một số hiện tượng do nội lực gây ra?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương đương với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
B |
C |
B |
A |
D |
C |
D |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
* Các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Sự luân phiên ngày đêm. - Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. |
0,75 |
* Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể - Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Côriôlit - Hệ quả: + Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát. + Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát. + Lực Criôlít tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn,... |
0,5 0,75 |
|
2 |
Những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng - Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn. |
0,5 |
- Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển. |
0,5 |
|
- Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. |
0,5 |
|
- Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… |
0,5 |
|
3 |
- Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. |
0,5 |
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lương ở trong long Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học,... |
1,0 |
|
- Biểu hiện: động đất, núi lửa, sóng thần, đứt gãy,… |
0,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Địa lí lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cơ sở phân chia thành các loại phép chiếu là do
A. vị trí lãnh thổ cần thể hiện. B. hình dạng mặt chiếu.
C. vị trí tiếp xúc mặt chiếu. D. đặc điểm lưới chiếu.
Câu 2. Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được
A. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
B. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.
C. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
D. số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng của đối tượng địa lí.
Câu 3. Hệ Mặt Trời bao gồm có
A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí bao quanh.
B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
C. rất nhiều thiên thể cùng với bụi khí, bức xạ điện từ, các tầng của khí quyển.
D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, mây và khối khí.
Câu 4. Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh gần nhau nhất là
A. TP Hồ Chí Minh. B. Nha Trang. C. Vinh. D. Hà Nội.
Câu 5. Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp võ Trái Đất lần lượt là
A. tầng đá trầm ích, tầng granit, tầng badan.
B. tầng đá trầm ích, tầng badan, tầng granit.
C. tầng granit, tầng đá trầm ích, tầng badan.
D. tầng badan, tầng đá trầm ích, tầng granit.
Câu 6. Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là
A. độ cao của các đỉnh núi tăng lên. B. thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi.
C. diện tích của đồng bằng tăng lên. D. các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động.
Câu 7. FA được gọi là frond nào sau đây?
A. Frond địa cực. B. Frond ôn đới. C. Frond nội tuyến. D. Frond xích đạo.
Câu 8. Kiểu khí hậu địa trung hải có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất. B. Lượng mưa trung bình năm nhỏ nhất.
C. Mưa tập trung vào mùa đông. D. Biên độ nhiệt tháng trong năm cao nhất.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm). Vũ trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?
Câu 2 (3 điểm). Ngoại lực là gì? Vì sao nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁP
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
D |
B |
D |
A |
B |
A |
C |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. Thiên hà là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bốc xa điện tử. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà. |
1,0 |
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời nằm ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. |
1,0 |
|
- Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh, phát triển. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. |
1.0 |
|
2 |
- Ngoại lực + Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. + Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. + Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người. + Ngoại lực có tác động rất lớn trong quá trình làm biến đổi địa hình. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
- Giải thích: Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời. |
1,0 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Địa lí lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện hiện tượng, đối tượng có đặc điểm nào sau đây?
A. Thể hiện cho một phạm vi lãnh thổ rất rộng trên thế giới.
B. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.
C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng.
D. Các kí hiệu thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng địa lí.
Câu 2. Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là
A. hướng gió, các dãy núi. B. dòng sông, dòng biển.
C. hướng gió, dòng biển. D. các thảm thực vật, động vật.
Câu 3. Trên bề mặt Trái Đất nơi sau đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm?
A. Cực Bắc và cực Nam. B. Vùng từ chí tuyến nên cực.
C. Khắp bề mặt Trái Đất. D. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.
Câu 4. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng
A. cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời.
B. ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời.
C. cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh.
D. ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích?
A. Do các vật liệu vụn tạo thành. B. Phân bố thành một lớp liên tục.
C. Có nơi mỏng, nơi dày khác nhau. D. Nằm trên cùng của vỏ Trái Đất.
Câu 6. Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào
A. nguồn gốc hình thành của đá. B. tính chất hoá học của loại đá.
C. tính chất vật lí của từng loại đá. D. đo độ tuổi của các loại đá.
Câu 7. Càng lên cao khí áp càng
A. thấp. B. cao. C. trung bình. D. không thay đổi.
Câu 8. Kiểu khí hậu nào có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa?
A. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa. B. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
C. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa. D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm). Hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?
Câu 2 (2 điểm). Ngoại lực là gì? Vì sao nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời?
Câu 3 (1 điểm). Nói rõ vai trò cùa khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
C |
D |
C |
B |
A |
A |
D |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
* Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh - Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. - Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. - Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. |
0,5 0,5 0,5 |
* Giải thích nguyên nhân - Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23027’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23027’N lên 23027'B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66033'. Để tạo góc 900 thì góc phụ phải là 23027', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027’. |
0,75 0,75 |
|
2 |
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. |
0,5 |
- Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xa Mặt Trời. |
0,5 |
|
- Giải thích: Nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là do dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết, mài mòn,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời. |
1,0 |
|
3 |
- Cung cấp ôxi và các loại khí cần thiết khác cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sự sống trên Trái Đất. |
0,5 |
- Là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi các tác nhân gây hại từ bức xạ của Mặt Trời. |
0,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Địa lí lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để thể hiện các mỏ than trên bản đồ khoáng sản, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Kí hiệu đường chuyển động. B. Bản đồ - biểu đồ.
C. Kí hiệu. D. Chấm điểm.
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản khiến chúng ta phải sử dụng nhiều phép chiếu đồ khác nhau là do
A. bề mặt Trái Đất cong. B. yêu cầu sử dụng khác nhau.
C. vị trí lãnh thổ cần thể hiện. D. kích thước, hình dáng lãnh thổ.
Câu 3. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động nào sau đây?
A. Tự quay quanh trục của Trái Đất. B. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
C. Xung quanh các hành tinh của Trái Đất. D. Chuyển động Tịnh tiến của Trái Đất.
Câu 4. Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng
A. về phía bên phải theo hướng chuyển động. B. về phía bên trên theo hướng chuyển động.
C. về phía khu vực có đường Xích đạo. D. về phía bên trái theo hướng chuyển động.
Câu 5. Nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước càng
A. không thay đổi. B. mạnh. C. yếu. D. trung bình.
Câu 6. Quá trình mài mòn có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm thay đổi thành phần và tính chất hoá học của đá.
B. Diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất.
C. Diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất.
D. Các vật liệu được vận chuyển xa khỏi vị trí ban đầu.
Câu 7. Vai trò chủ yếu của lớp Ôzôn là
A. phản hồi các loại sóng vô tuyến điện, bảo vệ sinh vật Trái Đất.
B. hút tia cực tím của Mặt Trời, bảo vệ thế giới hữu cơ trên mặt đất.
C. chống các tác nhân phá hoại từ vũ trụ, bảo vệ sinh vật trên mặt đất.
D. hạn chế các tác nhân gây hại Trái Đất và sự sống của con người.
Câu 8. Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí nào sau đây?
A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa. B. Chí tuyến hải dương và xích đạo.
C. Bắc xích đạo và Nam xích đạo. D. Chí tuyến lục địa và xích đạo.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (4 điểm). Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Câu 2 (2 điểm). Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
A |
D |
B |
C |
B |
C |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
- Sự luân phiên ngày đêm: do khối cầu và vận động tự quay của Trái Đất, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt ở trước Mặt Trời rồi lại khuất sau Mặt Trời, gây nên hiện tượng luân phiên ngày - đêm. |
1,0 |
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế + Giờ địa phương (giờ mặt trời): Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương. + Giờ múi: Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến. Giờ múi được lấy theo kinh tuyến đi qua giữa múi đó. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (hay giờ GMT). Việt Nam thuộc múi giờ số 7. + Đường chuyển ngày quốc tế: theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh l tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày. Kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương được chọn làm đường chuyển ngày quốc tế. |
0,75 0,5 0,75 |
|
- Sự lệch hướng chuyển đông của các vật thể: khi Trái Đất tự quay quanh liên tục, mọi địa điểm thuộc ở các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái. |
1,0 |
|
2 |
- Phong hóa lí học chỉ làm đá vỡ vụn mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng. |
0,75 |
- Phong hóa hóa học làm cho đá bị biến đổi cả thành phần hóa học và khoáng vật. |
0,5 |
|
- Phong hóa sinh học làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học. |
0,75 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Địa lí lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu nào sau đây?
A. Phương vị ngang. B. Phương vị đứng.
C. Hình nón đứng. D. Hình nón ngang.
Câu 2. Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu nào sau đây?
A. Hình nón đứng và hình trụ đứng. B. Phương vị ngang và hình nón đứng.
C. Phương vị ngang và hình trụ đứng. D. Phương vị đứng và hình trụ đứng.
Câu 3. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào
A. góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng.
B. thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất.
C. vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Câu 4. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành
A. gió Đông Nam. B. gió Tây Nam. C. gió Đông Bắc. D. gió Tây Bắc.
Câu 5. Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy
A. vỏ Trái Đất có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên, con người.
B. vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới.
C. vỏ Trái Đất có cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng và rắn.
D. Trái Đất có cấu tạo đơn giản, quan trọng với sự sống ở Trái Đất.
Câu 6. Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ
A. sự lắng tụ và nén chặt của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật.
B. sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước khác nhau.
C. các hoạt động của nội lực như hoạt động núi lửa, động đất, đứt gãy và sụt lún sâu.
D. các hoạt động của ngoại lực như bồi tụ, lắng đọng, mài mòn các loại vật liệu bề mặt.
Câu 7. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ
A. Xích đạo. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới.
Câu 8. Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào sau đây?
A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa. B. Khiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.
C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm). Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
Câu 2 (3 điểm). Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 3 (1 điểm). Hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào?
……………………… HẾT ………………………
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
C |
A |
B |
B |
A |
D |
C |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm. |
1,0 |
- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống. |
1,0 |
|
2 |
- Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục dịa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. |
0,75 |
-Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. |
0,75 |
|
- Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp. |
0,75 |
|
- Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng. |
0,75 |
|
3 |
- Sườn tây: Gió ẩm thổi tới, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm. |
0,5 |
- Sườn đông: Do gió vượt qua đỉnh núi, lại bị khô, nên khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô. |
0,5 |