[Năm 2024] Đề thi Giữa học kì 1 GDCD lớp 11 có đáp án (7 đề)
[Năm 2024] Đề thi Giữa học kì 1 GDCD lớp 11 có đáp án (7 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa học kì 1 GDCD lớp 11 có đáp án (7 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Giáo dục công dân 11 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân lớp 11.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. Lao động. B. Người lao động
C. Sức lao động D. Làm viêc
Câu 2: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là
A. Người lao động
B. Tư liệu lao động
C. Tư liệu sản xuất
D. Nguyên liệu
Câu 3: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là
A. Đối tượng lao động
B. Tư liệu lao động
C. Tài nguyên thiên nhiên
D. Nguyên liệu
Câu 4: yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động?
A. Không khí
B. Sợi để dệt vải
C. Máy cày
D. Vật liệu xây dựng
Câu 5: Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vài vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động?
A. Mục đích sử dụng gắn với chức năng
B. Khả năng sử dụng
C. Nguồn gốc của vật đó
D. Giá trị của vật đó
Câu 6: Phát triển kinh tế là
A. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm
B. Sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống
C. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững
D. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội
Câu 7: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là
A. Phát triển kinh tế
B. Thúc đẩy kinh tế
C. Thay đổi kinh tế
D. Ổn định kinh tế
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?
A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm
B. Phát triển kinh tế khắc phục sự tụt hậu về kinh tế
C. Phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
D. Phát triển kinh tế giúp cá nhân có điều kiện chăm sóc sức khỏe
Câu 9: Đối với gia đình, phát triển kinh tế là tiền đề để
A. Thực hiện tốt chức năng kinh tế
B. Loại bỏ tệ nạn xã hội
C. Đảm bảo ổn điịnh về kinh tế
D. Xóa bỏ thất nghiệp
Câu 10: Khẳng định nào dưới đâu không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối ngoại với xã hội?
A. Phát triển kinh tế là tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục
B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố an ninh, quốc phòng
C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội
D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định
Câu 11: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. Giá trị trao đổi
B. Giá trị sử dụng
C. Chi phí sản xuất
D. Hao phí lao động
Câu 12: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình
A. Lao động sản xuất hàng hóa vì cuộc sống của con người
B. Phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị
C. Phát triển nhanh chóng nền sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người
D. Trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị
Câu 13: Tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
A. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa
B. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa
C. Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch
D. Tiền dùng để cất trữ
Câu 14: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 15: Tiền tệ có mấy chức năng?
A. Hai chức năng B. Ba chức năng
C. Bốn chức năng D. Năm chức năng
Câu 16: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 17: An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
A. An đưa số tiền đó cho mẹ giữ hộ
B. An mua vàng cất đi
C. An gửi số tiền đó vào ngân hàng
D. An bỏ số tiền đó vào lợn đất
Câu 18: Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 19: Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 20: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?
A. Gửi tiền vào ngân hàng
B. Mua vàng cất vào két
C. Mua xe ô tô
D. Mua đô là Mĩ
Câu 21: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân biệt giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa
B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên
D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng
Câu 22: Giá cả hnagf hóa trên thị trường không đổi, năng xuất lao động tăng làm cho
A. Lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng
B. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm
C. Lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm
D. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng
Câu 23: Điều tiết sản xuất là
A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác
B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác
C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác
D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành
Câu 24:Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta?
A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ
C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào
Câu 25: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa
D. Tạo năng suất lao động cao hơn
Câu 26: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
A. Anh A B. Anh B
C. Anh C D. Anh A và anh B
Câu 27: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định
A. Chất lượng và số lượng hàng hóa
B. Gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa
D. Giá cả và số lượng hàng hóa
Câu 28: Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán
B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa
C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán
D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả
Câu 29: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận
C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận
Câu 30: Thông tin của thị trường giúp người mua
A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường
B. Mua được hàng hóa mình cần
C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa
D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất
Câu 31: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh
A. Không lành mạnh B. Không bình đẳng
C. Tự do D. Không đẹp
Câu 32: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước
B. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
C. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành
D. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
Câu 33: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa
Câu 34: Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất
Câu 35: Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác
B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa
C. Báo cho cơ quan chức năng biết
D. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó
Câu 36: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?
A. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan
B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế
C. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản
D. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản
Câu 37: Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?
A. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
B. Cạnh tranh lành mạnh
C. Cạnh tranh giữa các ngành
D. Cạnh tranh giữa người bán và người mua
Câu 38: Để phân biệt canh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cần dựa vào những tiêu chí nào dưới đây?
A. Tính đạo đức, tính pháp luật và hệ quả
B. Tính truyền thống, tính nhân văn và hệ quả
C. Tính hiện đại, tính pháp luật và tính đạo đức
D. Tính đạo đức và tính nhân văn
Câu 39: Phương án nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Làm cho cung lớn hơn cầu
B. Đầu cơ tích lũy gây rối loạn thị trường
C. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường
D. Gây ra hiện tượng lạm phát
Câu 40: Canh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Vi phạm truyền thống văn hóa bà quy định của Nhà nước
B. Vi phạm văn hóa và vi phạm pháp luật
C. Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức
D. Vi phạm truyền thống và văn hóa dân tộc
Đáp án
1-C |
2-B |
3-A |
4-C |
5-A |
6-D |
7-A |
8-B |
9-A |
10-D |
11-A |
12-B |
13-A |
14-C |
15-D |
16-D |
17-B |
18-C |
19-B |
20-B |
21-A |
22-D |
23-B |
24-C |
25-A |
26-D |
27-D |
28-A |
29-B |
30-D |
31-A |
32-B |
33-A |
34-B |
35-C |
36-D |
37-B |
38-A |
39-B |
40-C |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Sản xuất của cải vật chất là quá trình
A. Tạo ra của cải vật chất.
B. Sản xuất xã hội.
C. Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với như cầu của mình.
D. Tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất.
Câu 2: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. Cơ sở tồn tại của xã hội.
B. Tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
C. Giúp con người có việc làm.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 3: sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. Mọi hoạt động của xã hội.
B. Số lượng hang hóa trong xã hội
C. Thu nhập của người lao động.
D. Việc làm của người lao động.
Câu 4: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
B. Công cụ lao động.
C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
D. Cơ sở vật chất.
Câu 5: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Máy móc hiện đại.
Câu 6: Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?
A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
B. Con người, lao động và máy móc.
C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày. B. Than.
C. Sân bay. D. Nhà xưởng.
Câu 8: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động.
D. Nguyên liệu lao động.
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành May mặc?
A. Máy may. B. Vải.
C. Thợ may. D. Chỉ.
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây là tư liệu lao động trong nghành Xây dựng?
A. Xi măng. B. Thợ xây.
C. Cái bay. D. Giàn giáo.
Câu 11: Một sản phẩm trở thành hang hóa cần có mấy điều kiện?
A. Hai điều kiện
B. Bốn điều kiện
C. Ba điều kiện
D. Một điều kiện
Câu 12: Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. Giá trị và giá cả
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
C. Giá cả và giá trị sử dụng
D. Giá trị và giá trị sử dụng
Câu 13: Giá trị của hàng hóa là
A. Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
C. Chi phí làm ra hàng hóa
D. Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Câu 14: Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi
A. Người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu nhu cầu của người tiêu dùng
B. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán
C. Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được
D. Người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng
Câu 15: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?
A. Điện B. Nước máy
C. Không khí D. Rau trồng để bán
Câu 16: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con B. 20 con
C. 15 con D. 3 con
Câu 17: Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người
C. Cơ sở của giá trị trao đổi
D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Câu 18: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. Giá trị khác nhau
B. Giá cả khác nhau
C. Giá trị sử dụng khác nhau
D. Số lượng khác nhau
Câu 19: Hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì
A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng
B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau
C. Chúng có giá trị bằng nhau
D. Chúng đều là sản phẩm của lao động
Câu 20: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là
A. Quan hệ giữa người bán và người mua
B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa
C. Giá trị của hàng hóa
D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận
Câu 21: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 22: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết
D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết
Câu 23: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
Câu 24: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa
C. Nền sản xuất hàng hóa
D. Mọi nền sản xuất
Câu 25: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa
B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa
Câu 26: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục
A. Giá trị trao đổi
B. Giá trị hàng hóa
C. Giá trị sử dụng của hàng hóa
D. Thời gian lao động cá biệt
Câu 27: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa?
A. Cung-cầu, cạnh tranh
B. Nhu cầu của người tiêu dùng
C. Khả năng của người sản xuất
D. Số lượng hàng hóa trên thị trường
Câu 28: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá cả thị trường
B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường
C. Nhu cầu của người tiêu dùng
D. Nhu cầu của người sản xuất
Câu 29: Quy luật giá trị có mấy tác động?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 30: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa
B. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ
C. Người sản xuất ngày càng giàu có
D. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng
Câu 31: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của
A. Cạnh tranh B. Thi đua C. Sản xuất D. Kinh doanh
Câu 32: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh
Câu 33: Tính chất của cạnh tranh là gì?
A. Giành giật khách hàng B. Giành quyền lợi về mình
C. Thu được nhiều lợi nhuận D. Ganh đua, đấu tranh
Câu 34: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ
A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu B. Sự gia tăng sản xuất hàng hóa
C. Nguồn lao động dồi dào trong xã hội D. Sự thay đổi cung-cầu
Câu 35: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình
C. Gây ảnh hưởng trong xã hội
D. Phuc vụ lợi ích xã hội
Câu 36: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. Giành hàng hóa tối về mình
B. Giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa
C. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
D. Giành thị trường tiêu thụ rộng lớn
Câu 37: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây?
A. Quy luật cung cầu B. Quy luật cạnh tranh
C. Quy luật lưu thông tiền tệ D. Quy luật giá trị
Câu 38: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Bảo vệ môi trường tự nhiên B. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế D. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu 39: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?
A. Cạnh tranh tự do B. Cạnh tranh lành mạnh
C. Cạnh tranh không lành mạnh D. Cạnh tranh không trung thực
Câu 40: Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh
A. Lành mạnh B. Tự do C. Hợp lí D. Công bằng
Đáp án
1-C |
2-A |
3-A |
4-B |
5-B |
6-D |
7-B |
8-B |
9-A |
10-A |
11-C |
12-D |
13-B |
14-C |
15-C |
16-C |
17-A |
18-C |
19-C |
20-B |
21-B |
22-A |
23-B |
24-C |
25-B |
26-B |
27-A |
28-A |
29-B |
30-D |
31-A |
32-B |
33-D |
34-A |
35-A |
36-C |
37-B |
38-C |
39-C |
40-A |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM).
Câu 1. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm
A. lao động. B. sức lao động.
C. vận động. D. sản xuất vật chất.
Câu 2. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là
A. tư liệu lao động. B. cách thức lao động.
C. đối tượng lao động. D. hoạt động lao động.
Câu 3. Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người được gọi là
A. đối tượng lao động. B. đối tượng sản xuất.
C. tư liệu sản xuất. D. tư liệu lao động.
Câu 4.Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực là
A. sức lao động. B. lao động.
C. người lao động. D. hoạt động.
Câu 5. Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động?
A. Giá trị của vật đó. B. Khả năng và giá trị của những vật đó.
C. Nguồn gốc của vật đó. D. Mục đích sử dụng gắn với chức năng.
Câu 6. Hoạt động nào sau đây được coi là lao động?
A. Anh B đang xây nhà. B. Ong đang xây tổ.
C. H đang nghe nhạc. D. Chim tha mồi về tổ.
Câu 7. M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Phát triển kinh tế. B. Giữ gìn truyền thống gia đình.
C. Củng cố an ninh. D. Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 8. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng.
C. giá trị lao động. D. giá trị cá biệt.
Câu 9. Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là
A. giá trị. B. giá cả. C. giá trị sử dụng. D. giá trị cá biệt.
Câu 10. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là
A. đồ vật. B. hàng hóa. C. tiền tệ. D. kinh tế.
Câu 11. Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?
A. Dịch vụ cắt tóc. B. Đồ ăn bán ngoài chợ.
C. Dịch vụ giao hàng tại nhà. D. Rau nhà trồng để ăn.
Câu 12.Theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 14/10/2016: 1 đôla Mỹ đổi được 22.011 Việt Nam đồng. Đó là công bố về
A. tỷ giá giao dịch. B. tỷ giá hối đoái.
C. tỷ lệ trao đổi. D. tỷ giá trao đổi.
Câu 13. Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng
A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
B. Chức năng thông tin cho các chủ thể kinh tế.
C. Chức năng kích thích sản xuất và tiêu dùng.
D. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị.
Câu 14. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với
A. thời gian lao động xã hội. B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể. D. thời gian lao động cộng đồng.
Câu 15. Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây?
A. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn.
B. Nền sản xuất hàng hoá.
C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Mọi nền sản xuất hàng hoá.
Câu 16. Việc một cơ sở sản xuất không có lời là do đã quy phạm quy luật cơ bản nào trong sản xuất?
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật giá trị thặng dư.
C. Quy luật cung – cầu.
D Quy luật giá cả hàng hóa.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Chị X sử dụng vải, máy khâu, kim, chỉ, thước, bàn là để may một chiếc áo dài. Em hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất của chị X. Theo em, trong quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất? Vì sao?
Câu 2: (2,0 điểm) Tiền tệ có những chức năng cơ bản nào? Em đã vận dụng chức năng của tiền tệ như thế nào trong thực tế?
Câu 3: (2,0 điểm) Nêu nội dung của qui luật giá trị? Nếu sau này, em là chủ một doanh nghiệp sản xuất, để có lãi em cần vận dụng qui luật giá trị như thế nào?
…Hết…
Học sinh…………………….SBD……………………….Lớp 11………………
(Học sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị không giải thích gì thêm.)
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1A |
2C |
3C |
4B |
5D |
6A |
7A |
8A |
9C |
10B |
11D |
12B |
13D |
14A |
15B |
16A |
Phần II. |
Tự luận |
6,0 |
Câu 1 |
Chị X sử dụng vải, máy khâu, kim, chỉ, thước, bàn là để may một chiếc áo dài. Em hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất của chị X. Theo em, trong quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất? Vì sao? |
2,0 |
Các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất của chị X - Quá trình sản xuất của chị X là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: + Sức lao động của chị X (gồm thể lực và trí lực của chị X). + Đối tượng lao động: vải may áo dài. + Tư liệu lao động: máy khâu, bàn là, thước, kim chỉ. - Trong quá trình sản xuất yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất? Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất. - Vì: + Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tự nhiên. + Còn sức lao động là yếu tố giữ vai trò chủ thể, sáng tạo luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. =>Vì xét đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người. Một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế, nếu ở đó sức lao động có chất lượng cao… |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 |
|
Câu 2 |
Tiền tệ có những chức năng cơ bản nào? Em đã vận dụng chức năng của tiền tệ như thế nào trong thực tế? |
2,0 |
- Nêu được 5 chức năng cơ bản của tiền tệ: - Vận dụng chức năng của tiền tệ trong thực tế: cụ thể hàng ngày em thường dùng tiền làm gì… Nó thuộc chức năng nào của tiện tề… |
1,0 1,0 |
|
Câu 3 |
Nêu nội dung của qui luật giá trị? Nếu sau này, em là chủ một doanh nhiệp sản xuất, để có lãi em cần vận dụng qui luật giá trị như thế nào? |
2,0 |
- Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao đông xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó..... - Nếu là nhà sản xuất kinh doanh, cần thực hiện giải pháp sau: + Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mặt hàng + Nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ + Cải tiến công nghệ kĩ thuật sản xuất + Cải tiến quản lí + Nâng cao trình độ chuyên môn, lành nghề của người lao động + Giảm chi phí về nguyên vật liệu, sức lao động… |
0,5 1,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Bên cạnh những thuận lợi thì hộp nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp, đó là
A. Cạnh tranh ngày càng nhiều
B. Cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt
C. Tăng cường quá trình hợp tác
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh
Câu 2: Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự . Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cung cầu
B. Quy luật cạnh tranh
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Quy luật giá trị
Câu 3: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương
B. Gây rối loạn thị trường
C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng
D. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái
Câu 4: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?
A. Thu hẹp sản xuất B. Mở rộng sản xuất
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất D. Tái cơ cấu sản xuất
Câu 5: Giả sử cung về ô tô trên thì trường là 30.000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20.000 chiếc, giả cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ
A. Giảm B. Tăng
C. Tăng mạnh D. ổn định
Câu 6: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. Do cung = cầu B. Do cung > cầu
C. Do cung < cầu D. Do cung, cầu rối loạn
Câu 7: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá vật liệu xây dựng tăng B. Giá vật liệu xây dựng giảm
C. Giá cả ổn định D. Thị trường bão hòa
Câu 8: Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa ?
A. Cung = cầu B. Cung > cầu
C. Cung < cầu D. Cung ≥ cầu
Câu 9: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 10: KHi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 11: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
Câu 12: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là
A. Cung B. Cầu
C. Nhu cầu D. Thị trường
Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?
A. Công ty sơn H hàng tháng sản xuất được 3 triệu thùng sơn để đưa ra thị trường
B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang
C. Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị thu hoạch 10 tấn lúa để xuất khẩu
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán
Câu 15: Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là
A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. Tự động hóa
Câu 16: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải phát triển đất nước
B. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả
D. Do yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế tri thức
Câu 17: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi lí giải về tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
B. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao
C. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
D. Do yeu cầu phải phát triển nhanh để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Câu 18: Công nghiệp hóa là gì
A. Tất yếu khách quan đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội
B. Tất yếu khách quan đối với các nước nghèo, lạc hậu
C. Nhu cầu của các nước kém phát triển
D. Quyền lợi của các nước nông nghiệp
Câu 19: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiến bộ, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội là
A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa
C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. Tự động hóa
Câu 20: Công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen và nuôi cấu tế bào được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực là biểu hiện của quá trình nào ở nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp hóa B. Hiện đại hóa
C. Tự động hóa D. Trí thức hóa
Câu 21: Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động “ con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay?
A. Hiện đại hóa B. Nông thôn hóa
C. Công nghiệp hóa D. Tự động hóa
Câu 22: Mục đích của công nghiệp hóa là
A. Tạo ra năng suất lao động cao hơn
B. Tạo ra một thị trường sôi động
C. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người lao động
D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại
Câu 23: Ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì
A. Công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa
B. Các nước trên thế giới đều thực hiện đồng thời hai quá trình này
C. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa muộn so với các nước khác
D. Đó là nhu cầu của xã hội
Câu 24: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A. Một số mặt B. To lớn và toàn diện
C. Thiết thực và hiệu quả D. Toàn diện
Câu 25: Thành phần kinh tế là
A. Một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất
B. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất
C. Các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội
D. Các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế
Câu 26: Yếu tố nào dưới đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế?
A. Quan hệ sản xuất B. Sở hữu tư liệu sản xuất
C. Lực lượng sản xuất D. Các quan hệ trong xã hội
Câu 27: Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?
A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường
D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Câu 28: Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang thực hiện là gì?
A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập
D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa
Câu 29: Những tiêu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 30: Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 31: Thành phần kinh tế nào dưới đây được coi là “cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 32: Thành phần kinh tế nào dưới đây nắm giữ những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 33: Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư bản nhà nước
C. Kinh tế nhà nước D. Kinh tế tư nhân
Câu 34: Thành phần kinh tế nào dưới đây không có trong nền kinh tế nước ta hiện nay?
A. Kinh tế tập thể B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài D. Kinh tế hỗn hợp
Câu 35: Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm
A. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tập thể
B. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân
C. Kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D. Kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước
Câu 36: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất
B. Tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ chính quyền
C. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân
D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn
Câu 37: Nền kinh tế của nước ta hiện nay phát triển theo điịnh hướng nào?
A. Tư bản chủ nghĩa B. Xã hội chủ nghĩa
C. Công nghiệp hóa D. Hiện đại hóa
Câu 38: Kinh tế nước ta là thành phần kinh tế
A. Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất
B. Dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất
C. Dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất
D. Dựa trên nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất
Câu 39: Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào dưới đây ?
A. Kinh tế tư nhân B. Kinh tế nhà nước
C. Kinh tế tập thể D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 40: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào dưới đây?
A. Tạo ra một thị trường sôi động
B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển
C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn
D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đáp án
1-B |
2-B |
3-C |
4-B |
5-A |
6-C |
7-A |
8-B |
9-A |
10-B |
11-B |
12-B |
13-D |
14-A |
15-B |
16-D |
17-A |
18-B |
19-B |
20-C |
21-A |
22-C |
23-B |
24-B |
25-B |
26-B |
27-B |
28-B |
29-B |
30-A |
31-B |
32-C |
33-D |
34-D |
35-B |
36-C |
37-B |
38-C |
39-B |
40-D |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1. Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là
A. người lao động. B. tư liệu lao động. C. tư liệu sản xuất. D. nguyên liệu.
Câu 2.Giá trị của hàng hóa được thực hiện khi
A. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường để bán.
B. người sản xuất cung ứng hàng hóa phù hợp với người mua.
C. người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được.
D. người sản xuất cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng.
Câu 3.Sản xuất của cải vật chất có vai trò quyết định
A. mọi hoạt động của xã hội. B. số lượng hàng hóa trong xã hội
C. thu nhập của người lao động. D. việc làm của người lao động.
Câu 4. Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa?
A. Điện. B. Nước máy.
C. Không khí. D. Rau trồng để bán.
Câu 5. Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?
A. Đối tượng lao động. B. Sứclao động.
C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại.
Câu 6. Thông tin của thị trường giúp người bán
A. biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
C. điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
D. điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
Câu 7.Vật nào dưới đây là tư liệu lao động dùng để bảo quản đối tượng lao động?
A. Tủ đông lạnh. B. Cảng cá.
C. Máy chế biến cá. D. Thuyền đánh cá.
Câu 8.Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. giá trị và giá cả. B. giá trị trao đổi và giá trị.
C. giá cả và giá trị sử dụng. D. giá trị và giá trị sử dụng.
Câu 9.Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tiền tệ?
A. Mọi đồng tiền là phương tiện cất trữ có hiệu quả.
B. Không phải đồng tiền nào cũng là phương tiện cất trữ có hiệu quả.
C. Việc cất trữ tiền là một trong những hình thức cất trữ của cải.
D. Tiền đúc bằng vàng mới là phương tiện cất trữ hiệu quả.
Câu 10.Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian cần thiết để sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Chi phí để sản xuất ra từng lọi hàng hóa khác nhau.
Câu 11.Khẳng định nào dưới đây không khi nói về hàng hóa?
A. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm.
B. Mọi sản phẩm đều là hàng hóa.
C. Mọi sản phẩm đều là kết quả của quá trình sản xuất.
D. Không phải tất cả các sản phẩm đều là hàng hóa.
Câu 12. Ở tỉnh X người nông dân chuyển từ trồng lúa kém năng suất, sang trồng dưa xuất khẩu vì loại cây này có giá trị cao trên thị trường. Trường hợp này, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người nông dân là thực hiện chức năng nào dưới đây của thị?
A. Chức năng thông tin.
B. Chức năng thực hiện giá trị.
C. Chức năng thực hiện thước đo giá trị.
D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.
Câu 13.Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ chọn theo phương án nào dưới đây?
A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác.
B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa.
C. Báo cho cơ quan chức năng biết.
D. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó.
Câu 14. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Giá cả thị trường. B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu của người sản xuất.
Câu 15: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây?
A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa.
C. Nền sản xuất hàng hóa.
D. Mọi nền sản xuất.
Câu 16. Tiền của chủ thể nào dưới đây không liên quan đến hàng hóa?
A. Bà V nộp tiền mua sách ở trường cho con.
B. Bà B thanh toán tiền mua thuốc ở bệnh viện.
C. Ông X đến tiệm cắt tóc và trả tiền cắt tóc.
D. Chị A mang tiền ra ngân hàng gửi tiết kiệm.
Câu 17. Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là
A. cơ sở tồn tại của xã hội.
B. tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.
C. giúp con người có việc làm.
D. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 18. Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn nhiều so với thời gian lao động xã hội.
Câu 19. Nếu em là giám đốc công ty sản xuất cá đóng hộp xuất khẩu. Khi thấy trên thị trường cá đóng hộp đang bán với giá cả thấp hơn giá trị vì bị ảnh hưởng của dịch bệnh covid. Trong khi số vốn của công ty lại chạn chế, để không bị thua lổ em sẽ lựa chọn cách làm nào dưới đây?
A. Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
B. Tiếp tục đầu tư vốn công nghệ cao.
C. Ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất.
D. Thu hẹp sản xuất, nâng cao năng xuất lao động.
Câu 20. Ba nhà sản xuất A, B ,C cùng sản xuất một mặt hàng có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: nhà sản xuất A (8h), nhà sản xuất B (6h), nhà sản xuất C (10h). Thị trường chỉ chấp nhận mua bán hàng hóa của các nhà sản xuất với thời gian lao động xã hội cần thiết là 8h. Nhà sản xuất nào dưới đây sẽ thu lợi nhuận từ hàng hóa của mình?
A. Nhà sản xuất A và C. B. Nhà sản xuất A và B.
C. Nhà sản xuất C. D. Nhà sản xuất A.
II. Phần tự luận (5 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm): Trong quá trình sản xuất bao gồm những yếu tố cơ bản nào? Theo em yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2 (2.0 điểm): Thị trường là gì? Nếu chức năng nào của thị trường? Em đã vận dụng chức năng nào của thị trường trong thực tế?
Câu 3 (1.0 điểm): Trình bày nội dung của quy luật giá trị? Hãy nêu tác động tích cực của quy luật giá trị?
…Hết…
Học sinh…………………….SBD……………………….Lớp 11………………
(Học sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị không giải thích gì thêm.)
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)
1B |
2C |
3A |
4C |
5B |
6B |
7A |
8D |
9A |
10B |
11B |
12D |
13C |
14A |
15C |
16D |
17A |
18B |
19D |
20B |
Phần II. |
Tự luận |
5,0 |
Câu 1 |
Trong quá trình sản xuất bao gồm những yếu tố cơ bản nào? Theo em yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao? |
2,0 |
- Các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất: + Sức lao động + Đối tượng lao động + Tư liệu lao động - Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất. - Vì: + Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tự nhiên. Còn sức lao động là yếu tố giữ vai trò chủ thể, sáng tạo luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. Vì xét đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người. + Một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế, nếu ở đó sức lao động có chất lượng cao. |
0,5 0,5 1,0 |
|
Câu 2 |
Thị trường là gì? Nếu chức năng nào của thị trường? Em đã vận dụng chức năng nào của thị trường trong thực tế? |
2,0 |
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. - Các chức năng cơ bản của thị trường: + Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa: Những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. + Chức năng thông tin: Là căn cứ quan trọng để người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. + Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. - Em đã vận dụng chức năng thông tin và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng cụ thể như sau: + Ví dụ hôm nay ra chợ ban đầu em định mua thịt lợn. Nhưng dựa vào chức năng thông tin của thị trường mà em biết thịt lợn hôm nay rất đắt lại không ngon, nhưng rất nhiều cá ngon lại rất rẻ…. Lúc này em sẽ điều chỉnh việc mua sang cá vừa ngon vừa rẻ,… => Em đã vận dụng chức năng thông tin và chức năng điều tiết để điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. |
0,5 0,75 0,75 |
|
Câu 3 |
Trình bày nội dung của quy luật giá trị? Nêu tác động tích cực của quy luật giá trị? |
1,0 |
- Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao đông xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó..... - Tác động tích cực của quy luật giá trị: + Tác động thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: + Tác động thứ hai là kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển |
0,5 0,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM).
Câu 1. Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm
A. phát triển kinh tế. B. sản xuất của cải vật chất.
C. quá trình lao động. D. quá trình sản xuất.
Câu 2. Hàng hoá có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị và giá trị trao đổi. B. Giá trị trao đổi và giá trị cá biệt.
C. Giá trị và giá trị sử dụng. D. Giá trị sử dụng và giá trị cá biệt.
Câu 3. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng
A. giàu có và có cuộc sống thoải mái hơn.
B. hoàn thiện và phát triển toàn diện hơn.
C. có điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.
D. có cuộc sống phong phú và đa dạng.
Câu 4. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây?
A. Chức năng thực hiên. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết. D. Chức năng kích thích.
Câu 5. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm
A. lao động. B. sức lao động.
C. vận động. D. sản xuất vật chất.
Câu 6. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng.
C. giá trị lao động. D. giá trị cá biệt.
Câu 7. Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện thanh toán. D. Điều tiết tiêu dùng.
Câu 8. Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là
A. tư liệu lao động. B. công cụ lao động.
C. đối tượng lao động. D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 9. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là
A. chợ. B. kinh tế. C. thị trường. D. sản xuất.
Câu 10. Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là
A. mệnh giá. B. giá niêm yết.
C. chỉ số hối đoái. D. tỉ giá hối đoái.
Câu 11. Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?
A. Công cụ lao động. B. Hệ thống bình chứa.
C. Tư liệu sản xuất. D. Kết cấu hạ tầng.
Câu 12. Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt
A. thuận lợi. B. khó khăn. C. quan trọng. D. hạn chế.
Câu 13. Trong tư liệu lao động, yếu tố quan trọng nhất là
A. tư liệu sản xuất. B. công cụ lao động.
C. hệ thống bình chứa. D. kết cấu hạ tầng.
Câu 14. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với
A. thời gian lao động xã hội. B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể. D. thời gian lao động cộng đồng.
Câu 15. Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải
A. cải tiến khoa học kĩ thuật. B. đào tạo gián điệp kinh tế.
C. nâng cao uy tín cá nhân. D. vay vốn ưu đãi.
Câu 16.Yếu tố nào sau đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Kết cấu hạ tầng. B. Công cụ sản xuất.
C. Hệ thống quản lí. D. Hệ thống bình chứa.
Câu 17. Ông A là giám đốc công ty X, muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông A nên làm gì?
A. Yêu cầu tất cả công nhân trong công ty làm tăng ca.
B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn của mình.
C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
D. Đổi mới dây truyền và công nghệ trong sản xuất.
Câu 18. Ông A đã chế tạo ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại cho 1 ha đất trồng cam. Vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ông A?
A. Hệ thống phun nước. B. Đất.
C. Điện thoại. D. Cây cam.
Câu 19. Khi người thợ hầm lò dùng thân gỗ chống hầm cho khỏi sập, tức là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?
A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động. D. Nguyên liệu lao động.
Câu 20. Hiện tượng sale hay “xả hàng” hiện nay của nhiều cửa hàng thể hiện họ đã vận dụng tốt
A. quy luật giá trị trong sản xuất. B. quy luật giá trị trong lưu thông.
C. các yếu tố của sản xuất. D. chức năng của thị trường.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?
A. Do lao động tạo ra. B. Thông qua trao đổi, mua bán.
C. Có công dụng nhất định. D. Có giá cả xác định để trao đổi.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường?
A. Chức năng thực hiện. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết. D. Chức năng kiểm định.
Câu 23.Do biết cách chọn giống và chăm sóc khoa học nên gà ở trang trại nhà bác K được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Bởi thế bác sản xuất ra đến đâu là tiêu thụ được đến đấy. Đối với sản phẩm gà nhà bác K, thị trường đã thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
C. Thông tin về cơ cấu, chủng loại, giá cả hàng hóa.
D. Kích thích hoặc hạn chế sản xuất, tiêu dùng
Câu 24.Bà H có cơ sở sản xuất tăm tre bán ra thị trường, hiện nay nhu cầu của thị trường tăng, nên chồng bà quyết định mở rộng quy mô sản xuất, nhưng con bà thì sợ không bán được dẫn đến thua lỗ, khuyên bà nên thu nhỏ lại cho dễ quản lí, còn bà thì muốn gữi nguyên như trước. Vậy ý kiến của ai giúp cho bà H có thêm lợi nhuận?
A. Bà H. B. Chồng bà H.
C. Con bà H. D. Không ai đúng.
Câu 25. Một trong những mặt tích cực của quy lụật giá trị là
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá.
B. người tiêu dùng mua được hàng hoá có giá trị.
C. người sản xuất ngày càng giàu có, đời sống cao hơn.
D. kích thích lực lượng sản xuất, nâng cao suất lạo động tăng.
Câu 26. Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ. B. 4 giờ. C. 5 giờ. D. 6 giờ.
Câu 27. Anh A trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành phố để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Vậy việc làm của anh A chịu tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất hàng hóa trên thị trường.
B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị sản xuất hàng hóa.
D. Điều tiết trong quá trình lưu thông.
Câu 28. Bạn H đưa em trai đi học tại trường mầm non. Khi bạn H vào trong trường thấy chị kế toán đang thu tiền nhập học của học sinh. Bà T đang trồng rau ngoài vườn của trường. Cô lao công đang vệ sinh các dãy nhà và sân trường. Trong lớp các em đang hát. Tại văn phòng một số cô đang trao đổi chuyện trò. Nhìn ra cổng trường có nhiều phụ huynh đưa con mình đi học. Những ai dưới đây tham gia hoạt động sản xuất của cải vật chất?
A. Các em trong lớp, các cô, phụ huynh và bạn H.
B. Các em, phụ huynh, bà T và cô lao công.
C. Chị kế toán, bà T, bạn H và phụ huynh.
D. Chị kế toán, bà T, cô lao công.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM).
Câu 1.(1.5 điểm): Phân tích tác động của quy luật giá trị đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Câu 2. (1,5 điểm): Hàng hóa là gì? Kể tên những sản phẩm nào của nhà em đã trở thành hàng hóa? Vì sao?
…Hết…
Học sinh…………………….SBD……………………….Lớp 11………………
(Học sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị không giải thích gì thêm.)
Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm)
1B |
2C |
3B |
4A |
5A |
6A |
7D |
8C |
9C |
10D |
11C |
12D |
13B |
14A |
15A |
16C |
17C |
18D |
19B |
20D |
21D |
22D |
23B |
24B |
25D |
26B |
27D |
28D |
Phần II. |
Tự luận |
3,0 |
Câu 1 |
Phân tích tác động của quy luật giá trị đến sản xuất và lưu thông hàng hóa? |
1,5 |
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động sau: - Tác động thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau: + Thứ nhất: Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng. + Thứ hai: Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này. =>Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Tác động thứ hai là kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển: + Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. + Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. + Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm… nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. =>Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống. - Tác động thứ ba là có sự phân hoá giàu - nghèo giữa những nhà sản xuất hàng hoá: + Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ. + Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. =>Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. |
0,5 0, 5 0,5 |
|
Câu 2 |
Hàng hóa là gì? Nhà em đã có những sản phẩm nào đã trở thành hàng hóa? Vì sao? |
1,5 |
- Khái niệm hàng hoá: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
+ Phần rau đem bán + …. - Vì các sản phẩm em kể trên đều thõa mãn 3 điều kiện để trở thành hàng hóa đó là: + Do lao động tạo ra + Thoả mãn những nhu cầu nào đó của con người + Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán. |
0,5 0,5 0,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1
Năm học 2024
Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1: Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào?
A. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị. B. Cung – cầu, giá cả, tiền tệ.
C. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị. D. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 2: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Kích thích sức sản xuất.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Làm cho môi trường bị suy thoái.
Câu 3: Hành động nào là thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh?
A. Giảm giá bán sản phẩm.
B. Chèo kéo, tranh giành khách hàng.
C. Bêu xấu các sản phẩm của nhà sản xuất khác.
D. Tẩy chay hàng hóa của nhà sản xuất khác.
Câu 4: Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
B. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận.
D. Hạ giá thành sản phẩm.
Câu 5: Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa?
A. Quy luật giá trị. B. Quy luật lưu thông hàng hóa.
C. Quy luật cạnh tranh. D. Quy luật cung – cầu.
Câu 6: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
A. Sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động.
C. Tác động. D. Lao động.
Câu 7: Một trong những chức năng của thị trường là gì?
A. Kiểm tra hàng hóa. B. Trao đổi hàng hóa. C. Thực hiện. D. Đánh giá
Câu 8: Tư liệu lao động làm nhiệm vụ
A. chứa các nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
B. đáp ứng được yêu cầu trong quá trình sản xuất.
C. truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao đông.
D. biến đổi các yếu tố tự nhiên thành sản phẩm tiêu dùng.
Câu 9: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?
A. Sản xuất được nhiều hàng hóa nhất.
B. Bán được nhiều hàng hóa nhất.
C. Trở thành người chi phối thị trường.
D. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
Câu 10: Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Làm cho môi trường bị suy thoái.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Kích thích sức sản xuất.
Câu 11: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?
A. Lợi nhuận. B. Giá cả.
C. Công dụng của hàng hóa. D. Số lượng hàng hóa.
Câu 12: Nắm bắt thông tin trên thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người mua hàng?
A. Giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
B. Không thiệt thòi khi bán hàng.
C. Thiếu tự tin khi tham gia mua bán trên thị trường.
D. Nhắc nhở người khác không thực hiện sai giá trị hàng hoá.
Câu 13: Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi
A. Giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa.
B. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Giá trị của hàng hóa.
Câu 14: Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa
A. được bày bán nhiều hay ít. B. nhiều hay ít.
C. không bán được. D. thay đổi mẫu mã.
Câu 15: Cạnh tranh trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất?
A. Trong lĩnh vực nghệ thuật. B. Trong lĩnh vực chính trị.
C. Trong lĩnh vực kinh tế. D. Trong lĩnh vực xã hội.
Câu 16: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết trong lưu thông. B. Điều tiết trong sản xuất.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. D. Tự phát từ quy luật giá trị.
Câu 17: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa. B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.
C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa. D. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa.
Câu 18: Hàng hóa được đem ra trao đổi trên thị trường căn cứ vào
A. thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt.
C. thời gian lao động hiện tại.
D. thời gian lao động quá khứ của người lao động.
Câu 19: Xét tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội thì quy luật giá trị yêu cầu:
A. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải = Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
B. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải > Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
C. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải < Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
D. Tổng giá trị hàng hóa sau khi bán suy ra Tổng giá cả hàng hóa được tạo ra trong SX.
Câu 20: Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có nhiều lãi là kết quả tác động nào của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Tăng năng suất lao động.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 21: Để giúp cho các chủ thể kinh tế kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh đúng kỷ cương. Nhà nước cần phải làm gì?
A. Để cho các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh.
B. Tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi, hiệu quả.
C. Quản lý các hoạt động của các chủ thể kinh tế.
D. Bù lỗ cho các doanh nghiệp bị thua lỗ.
Câu 22: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa gọi là gì?
A. Giá trị hàng hóa. B. Thời gian lao động cá nhân.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết. D. Thời gian lao động cá biệt.
Câu 23: Quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện trên lĩnh vực nào?
A. Lưu thông. B. Sản xuất. C. Phân phối- D. Tiêu dùng.
Câu 24: Cho bảng số liệu sau:
Nhóm sản xuất (triệu m) |
Số lượng hàng hóa |
Thời gian lao động cá biệt để sản xuất 1m vải (giờ) |
A |
10 |
1 |
B |
5 |
2 |
C |
85 |
3 |
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết của 1 mét vải làm cơ sở xác định giá cả 1 mét vải bán ra trên thị trường?
A. 2,5 giờ B. 2,75 giờ C. 2 giờ D. 3 giờ
Câu 25: Yếu tố nào sau đây không thuộc tác động của quy luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Câu 26: Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường và bán được, khi đó chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện, lúc này thị trường đã thực hiện chức năng
A. thực hiện. B. điều tiết. C. thông tin. D. trao đổi.
Câu 27: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Cần thiết. B. Trung tâm. C. Quyết định. D. Quan trọng.
Câu 28: Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?
A. Công cụ lao động. B. Sức lao động.
C. Tư liệu sản xuất. D. Đối tượng lao động.
Câu 29: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ. B. 4 giờ. C. 5 giờ. D. 6 giờ.
Câu 30: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết trong sản xuất. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 31: Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường và bán được, khi đó chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện, lúc này thị trường đã thực hiện chức năng gì ?
A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng thực hiện. D. Chức năng trao đổi.
Câu 32: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn ăn khớp với giá trị. B. Luôn cao hơn giá trị.
C. Luôn thấp hơn giá trị. D. Luôn xoay quanh trục giá trị.
Câu 33: Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển của
A. quá trình trao đổi hàng hóa.
B. quá trình lao động và trao đổi hàng hóa.
C. sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và thị trường.
D. quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
Câu 34: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
A. Sức lao động. B. Lao động.
C. Sản xuất của cải vật chất. D. Hoạt động.
Câu 35: Biểu hiện của quy luật giá trị trong lưu thông hàng hóa là gì?
A. Trao đổi theo sự biến động của thị trường. B. Trao đổi theo theo nguyên tắc ngang giá.
C. Trao đổi theo quan hệ cung – cầu. D. Trao đổi theo nhu cầu.
Câu 36: Từ khi nào quy luật giá trị được vận dụng đúng vào nền kinh tế nước ta ?
A. Từ khi đất nước thống nhất năm 1976. B. Từ khi đổi mới nền kinh tế năm 1986.
C. Từ khi đất nước giành độc lập năm 1945. D. Từ đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991.
Câu 37: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào quyết định?
A. Người sản xuất. B. Nhà nước. C. Thị trường. D. Người làm dịch vụ.
Câu 38: Theo nội dung quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt.
C. Giá trị của hàng hóa. D. Nhu cầu của mọi người.
Câu 39: Giá cả hàng hóa là giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng
A. số lượng hàng hóa. B. một lượng tiền.
C. chất lượng hàng hóa. D. giá trị lưu thông.
Câu 40: Nhà nước có trách nhiệm điều tiết cạnh tranh bằng cách thông qua các hình thức
A. Nâng cao mức thuế thu nhập.
B. Giáo dục, pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.
C. Giáo dục tư tưởng cho các chủ thể kinh tế.
D. Phổ biến pháp luật cho mọi người nắm được.
Đáp án
1-D |
2-D |
3-A |
4-C |
5-A |
6-D |
7-C |
8-C |
9-B |
10-D |
11-C |
12-A |
13-B |
14-A |
15-C |
16-B |
17-D |
18-A |
19-A |
20-C |
21-B |
22-A |
23-D |
24-B |
25-D |
26-A |
27-C |
28-B |
29-B |
30-D |
31-C |
32-D |
33-D |
34-A |
35-B |
36-B |
37-C |
38-A |
39-B |
40-B |