Đề thi Giữa kì 2 KTPL 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi KTPL 11 Giữa kì 2 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi KTPL 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 KTPL 11.

Đề thi Giữa kì 2 KTPL 11 Cánh diều có đáp án (3 đề)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 KTPL 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: KTPL 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân - điều này thể hiện

A. công dân bình đẳng về quyền.

B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế là thể hiện công dân bình đẳng về

A. danh dự cá nhân.

B. phân chia quyền lợi.

C. địa vị chính trị.

D. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 3: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm

A. từ bỏ sở hữu mọi tài sản.

B. phủ nhận lời khai nhân chứng.

C. về hành vi vi phạm của mình.

D. thay đổi hiện trường gây án.

Câu 4: Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12A1 đã được hưởng quyền gì?

Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12A trường trung học phổ thông X đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.

A. Quyền học tập.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền bầu cử.

Câu 5: Năm nay Q, P và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Q và P đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

A. Bạn Q và K.

B. Bạn K và P.

C. Bạn Q và P.

D. Cả 3 bạn Q, P, K.

Câu 6: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Văn hóa và giáo dục.

Câu 7: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. quản lí doanh nghiệp.

B. quản lí nhà nước.

C. tiếp cận việc làm.

D. lựa chọn ngành nghề.

Câu 8: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Câu 9: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. tham gia các hoạt động xã hội.

B. tiến hành sản xuất, kinh doanh.

C. lựa chọn ngành, nghề học tập.

D. tiếp cận các cơ hội việc làm.

Câu 10: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng không được

A. xúc phạm danh dự của nhau.

B. chăm sóc con khi bị bệnh.

C. sở hữu tài sản riêng.

D. giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

Câu 12: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.

A. Anh M.

B. Chị K.

C. Chị V và anh M.

D. Anh M và chị K.

Câu 13: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật

A. hợp nhất.

B. bảo vệ.

C. phân lập.

D. hoán đổi.

Câu 14: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội?

A. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

C. Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong phát triển đất nước.

D. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước.

Câu 16: Hành vi của chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tình huống 1. Là người được phân công trông coi cơ sở tôn giáo Y nhưng ông N đã ngăn cản không cho những người thuộc các tôn giáo khác đến tham dự buổi sinh hoạt của tôn giáo Y tại cơ sở mà ông đang trông coi.

Tình huống 2. Cha sứ Đ và Thượng toạ Q là những chức sắc tôn giáo có uy tín, ảnh hưởng lớn trong nhân dân tỉnh M và cả hai người rất tích cực hoạt động xã hội vì sự phát triển của địa phương nên đã được nhân dân tín nhiệm đề cử vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh M.

Tình huống 3. Tại địa phương K khi cơ sở thờ tự của tôn giáo P xuống cấp, có nguy cơ bị đổ nên các nhà chức sắc và tín đồ của tôn giáo P đã tiến hành làm các thủ tục xin phép các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc tháo dỡ và xây dựng lại cho vững chắc, to đẹp hơn.

A. Ông N (trong tình huống 1).

B. Cha sứ Đ (trong tình huống 2).

C. Thượng tọa Q (trong tình huống 2).

D. Tín đồ tôn giáo P (trong tình huống 3).

Câu 17: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin.

D. Quyền của công dân về khiếu nại và tố cáo.

Câu 18:Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Tham gia hiến máu nhân đạo.

B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

C. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

D. Lan truyền bí mật quốc gia.

Câu 19: Trước những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. lên án, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 20: Hành vi nào sau đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Bà K tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là chủ tịch xã X.

B. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

C. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.

D. Chính quyền xã N triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân.

Câu 21: Công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp - đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền bầu cử.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền tự do.

D. Quyền bình đẳng.

Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”.

A. Quyền bầu cử.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền tự do.

D. Quyền bình đẳng.

Câu 23: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?

A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.

B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.

C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.

D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

Câu 24: Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông K được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh A, ông K chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị B (vợ anh A) mà không phát cho bà Q (mẹ anh A). Sau khi nhận được thắc mắc ông K giải thích: Bà Q không biết chữ nên ông K không ghi tên bà Q vào danh sách cử tri của xã.

A. Anh A.

B. Chị B.

C. Ông K.

D. Bà Q.

Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận văn bản nào sau đây?

A. Thông báo hiện trạng hồ chứa thủy lợi.

B. Thông báo phân bổ ngân sách trung ương

C. Quyết định sáp nhập địa giới hành chính.

D. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 26: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là thực hiện quyền

A. truy cứu.

B. tố cáo.

C. khiếu nại.

D. xét xử.

Câu 27: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền tố cáo của công dân?

A. Là nhân tố duy nhất giúp ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật; góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

D. Ngăn chặn những việc làm xâm phạm lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức…

Câu 28: Anh B là Chi cục trưởng Chi cục X chở chị H là nhân viên đi công tác bằng xe mô tô. Trên đường đi, anh B đã vượt đèn đỏ nên bị anh M là cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Vào thời điểm anh M lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh B ; cách đó không xa, anh D là tài xế xe taxi bị hành khách trên xe là anh C khống chế, dùng dao đâm vào bụng. Sau khi thoát khỏi xe và kêu cứu, anh D ngã gục xuống đường, lợi dụng lúc này, anh C bỏ chạy. Anh M nhờ người đưa anh D đi cấp cứu còn mình thì truy đuổi anh C. Thấy trong quyết định xử phạt anh B có ghi thêm lỗi đi sai làn đường dù anh B không vi phạm, chị H đã đưa sự việc lên mạng xã hội. Không ngờ hành động của chị H khiến việc anh B bị xử phạt lan truyền rộng rãi dẫn đến uy tín của anh B bị ảnh hưởng. Bức xúc, anh B đã tạo tình huống để chị H mắc lỗi nghiêm trọng rồi dựa vào đó thực hiện quy trình kỉ luật và chị H đã phải nhận quyết định buộc thôi việc. Những ai sau đây có thể vừa được thực hiện quyền khiếu nại vừa được thực hiện quyền tố cáo?

A. Chị H và anh B.

B. Chị H và anh D.

C. Anh B, anh D và chị H.

D. Anh M, anh B và anh C.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Các chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? Vì sao?

a. Anh A tự ý viết và bỏ phiếu bầu cử thay cho người thân bị bệnh nặng.

b. Chị X đăng thông tin sai sự thật về ứng viên ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã lên mạng xã hội.

c. Chú M chủ động liên hệ cán bộ Tổ bầu cử nhờ hướng dẫn, giải đáp những thông tin về bầu cử chưa nắm rõ.

d. Ông P yêu cầu người thân không bỏ phiếu bầu cử cho người có mâu thuẫn với mình.

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy xử lí tình huống sau:

Ngoài giờ học, B (16 tuổi) đi làm thêm cho một quán cơm để kiếm thêm thu nhập mua sách vở. Quán cơm đông khách, nhiều lúc B làm không hết việc nên thường xuyên bị bà chủ mắng chửi, đánh đập.

Nếu là bạn của B, em sẽ khuyên B như thế nào?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-C

4-A

5-C

6-A

7-A

8-C

9-C

10-A

11-B

12-B

13-B

14-B

15-D

16-A

17-B

18-B

19-C

20-B

21-A

22-D

23-B

24-C

25-D

26-B

27-A

28-A

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Trường hợp a. Anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Việc tự ý viết và bỏ phiếu thay cho người khác là vi phạm quy định của pháp luật về nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử, khiến người khác mất cơ hội thực hiện quyền của mình.

Trường hợp b. Chị X đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của chị X đã vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm quyền công dân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, công việc của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Trường hợp c. Chú M đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của chú M đã thực hiện quyền tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử của công dân. Hành vi này giúp chú hiểu rõ hơn những quy định về bầu cử và có thể thực hiện tốt quyền bầu cử của mình.

Trường hợp d. Ông P đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của ông P đã xâm phạm đến quyền bầu cử, ứng cử của người khác, vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này có thể khiến người thân của ông P không được tự do lựa chọn bỏ phiếu cho người xứng đáng, gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

Câu 2 (1,0 điểm):

- Em giải thích cho B hiểu hành vi của bà chủ quán cơm là vi phạm quy định của pháp luật, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác, nếu không ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên B nên tố cáo hành vi sai trái của bà chủ quán cơm với cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi.

Lưu ý: HS trình bày quan điểm cá nhân. GV linh hoạt trong quá trình chấm

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KTPL 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề thi lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác: