Đề thi Giữa kì 2 KTPL 11 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi KTPL 11 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi KTPL 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 KTPL 11.

Đề thi Giữa kì 2 KTPL 11 Chân trời sáng tạo có đáp án (3 đề)

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 KTPL 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: KTPL 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là

A. bình đẳng trước pháp luật.

B. ngang bằng về lợi nhuận.

C. đáp ứng mọi sở thích.

D. thỏa mãn tất cả nhu cầu.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường - điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. danh dự cá nhân.

B. phân chia quyền lợi.

C. địa vị chính trị.

D. nghĩa vụ pháp lí.

Câu 3: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là

A. san bằng lợi ích cá nhân.

B. bình đẳng trước pháp luật.

C. chia đều mọi lợi nhuận.

D. được đáp ứng mọi nhu cầu.

Câu 4: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Tại một ngã tư giao thông, ông A (nhân viên) và ông B (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.

Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông A và B sẽ diễn ra theo hướng nào?

A. Cả hai ông A và B đều bị xử phạt hành chính như nhau.

B. Ông B bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.

C. Ông A bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.

D. Ông B là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 5:Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh H từ chối đề nghị của bà V đã thể hiện điều gì?

Trường hợp. Ông N, bà M và bà V đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà V luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà V không được cơ quan thuế tỉnh H chấp thuận.

A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.

B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.

D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.

Câu 6: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Văn hóa và giáo dục.

Câu 7: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội

A. tiếp cận việc làm.

B. cân bằng giới tính.

C. thôn tính thị trường.

D. duy trì lạm phát.

Câu 9: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị và xã hội.

B. Khoa học và công nghệ.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Giáo dục và đào tạo.

Câu 10: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

Tình huống. Ông M là chủ doanh nghiệp tư nhân. Do cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nên ông muốn chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất có diện tích 120 m2 đất ở xã A (mảnh đất này là tài sản chung của vợ chồng ông M). Khi ông M bàn bạc với vợ (bà C) về việc này, bà C không đồng ý vì cho rằng giá bán quá rẻ. Không được sự đồng thuận của vợ, nên ông M đành suy nghĩ, tìm phương án khác để huy động vốn. Tuy nhiên, ông M không biết sự thật rằng: 6 tháng trước, bà C đã bí mật đem giấy chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đó thế chấp tại ngân hàng để lấy tiền trả nợ cho em trai.

A. Ông M.

B. Bà C.

C. Cả ông và bà C đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

Câu 12: Hành vi của ông T trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Câu 13: Trong trường hợp dưới đây, anh V và chị P cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?

Trường hợp. Anh V và chị P thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh V tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị P nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, anh V phát biểu về những bất cập của dự án còn chị P đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên.

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa, đối ngoại.

D. Quốc phòng, an ninh.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo?

A. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền.

B. Các tổ chức tôn giáo được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.

C. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó.

Câu 15: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.

B. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.

Câu 16: Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Tình huống. Xã Q có nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sinh sống. Gần đây, thấy tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn xã có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nên lãnh đạo xã Q giao cho phòng Tư pháp tổ chức hoạt động phổ biển, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Trong cuộc họp bàn để xây dựng kế hoạch thực hiện, ông V, anh H và chị P không đồng tình với biện pháp của chính quyền xã. Ba người này cho rằng: vì gần đây có một số tôn giáo mới đến nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng; do đó, việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cần khoanh vùng tập trung vào người dân thuộc những tôn giáo mới này là đủ. Bên cạnh đó, ông V còn đề nghị chính quyền xã ra quyết định cấm tuyệt đối các tôn giáo mới được hoạt động, tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại địa phương.

A. Chính quyền xã Q.

B. Ông V và anh H.

C. Anh H và chị P.

D. Ông V, anh H, chị P.

Câu 17:Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Bầu cử và ứng cử Đại biểu quốc hội.

C. Tố cáo những việc vi phạm pháp luật.

D. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

Câu 18: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. Tham gia hiến máu nhân đạo.

C. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

Câu 19: Về phía cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào?

A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.

B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.

C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.

D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

Câu 20: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây có hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?

Trường hợp. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã phải công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách một cách minh bạch, rõ ràng cho nhân dân được biết, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, khi người dân xã X yêu cầu được cung cấp thông tin về vấn đề này, ông T (là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X) lại không thực hiện việc công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã.

A. Ông T.

B. Người dân xã X.

C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.

D. Không có chủ thể nào vi phạm.

Câu 21: Công dân được thực hiện hành vi nào sau đây khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Sử dụng lợi ích vật chất để mua chuộc cử tri.

B. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.

C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương.

D. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái với pháp luật.

Câu 22: Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào sau đây được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

B. Người đang chấp hành hình phạt tù; người bị mất năng lực hành vi dân sự.

C. Người đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

D. Tất cả các công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 23: Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.

B. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.

C. Gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

D. Không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.

Câu 24: Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?

A. Kiểm tra niêm phong hòm phiếu.

B. Giám sát hoạt động bầu cử.

C. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.

D. Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên.

Câu 25:Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

A. Chứng kiến hành vi hung hãn.

B. Bắt gặp đối tượng khủng bố.

C. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn.

D. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng.

Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường là sử dụng quyền nào sau đây?

A. Tố cáo.

B. Truy tố.

C. Khiếu nại.

D. Khởi kiện.

Câu 27: Trước những hành vi vi phạm phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. lên án, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 28: Anh T và chị P cùng công tác tại một trạm thủy nông. Trong giờ làm việc, chị P phát hiện anh T sau khi uống rượu đã vận hành trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt gây ngập úng trên diện rộng. Lo sợ bị kỷ luật, anh T nhắn tin đe dọa yêu cầu chị P phải giữ bí mật việc làm trên của anh. Để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và công dân, chị P cần thực hiện quyền nào sau đây?

A. Tố cáo

B. Tranh tụng.

C. Khiếu nại.

D. Khởi tố.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Tất cả người dân từ đủ 18 tuổi trở lên đang sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

b. Công dân thực hiện tốt quyền bầu cử là gián tiếp tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

c. Học sinh chưa đủ 18 tuổi không có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.

d. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy đưa ra phương án xử lí phù hợp cho tình huống sau:

Trong cuộc họp tổng kết cuối kì, các bạn trong lớp đề nghị M - thủ quỹ của lớp công khai chi tiết các khoản thu, chi quỹ lớp nhưng bị M từ chối. M cho rằng các khoản thu, chi của quỹ lớp đã được cô giáo chủ nhiệm và ban cán sự lớp thông qua nên các bạn khác không có quyền thắc mắc.

Câu hỏi: Nếu là bạn học của M, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-B

4-A

5-A

6-A

7-B

8-A

9-D

10-B

11-B

12-C

13-B

14-D

15-C

16-A

17-A

18-C

19-D

20-A

21-B

22-A

23-A

24-C

25-D

26-A

27-C

28-A

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Ý kiến a. Sai, vì chỉ có công dân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, năng lực dân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực pháp lí,... theo quy định của pháp luật mới có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân các nước khác đang sống trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện quyền này.

Ý kiến b. Đúng, vì thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện hn cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước đề tiến hành các hoạt động quản lí xã hội.

Ý kiến c. Sai,, vì học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử như: được tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử theo quy định; tuân thủ quy định Hiến pháp và pháp luật về bầu cử, ứng cử,...

Ý kiến d. Đúng, vì thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử sẽ lựa chọn được những đại biểu có năng lực, có phẩm chất đạo đức vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân); ngăn chặn, hạn chế các hành vi tiêu cực; loại bỏ những ứng viên không xứng đáng góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

Câu 2 (1,0 điểm):

- Em phân tích để M hiểu quỹ lớp là tài sản chung của tất cả các thành viên trong lớp nên mọi người đều có quyền được biết những thông tin liên quan đến hoạt động thu, chi quỹ và khuyên M nên công khai chi tiết để các bạn trong lớp đều biết, tránh những nghi ngờ đáng tiếc.

Lưu ý: HS trình bày quan điểm cá nhân. GV linh hoạt trong quá trình chấm

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KTPL 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề thi lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: