Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 24 Kết nối tri thức có đáp án


Haylamdo sưu tầm và biên soạn Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 24 Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu sẽ giúp học sinh ôn tập dễ dàng môn Tiếng Việt lớp 2.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 24 Kết nối tri thức có đáp án

Xem thử

Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I- bài tập về đọc hiểu

Voi trả nghĩa

Một lần, tôi gặp một voi non, bị thụt bùn dưới đầm. Tôi nhờ năm quản tượng(1) đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, huơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó chưa làm được việc, tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua vào rừng.

Vài năm sau, tôi chặt gỗ rừng làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn, chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó rống khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước.

Mấy đêm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản.

(Theo Vũ Hùng)

(1)Quản tượng: người trông nom và điều khiển voi

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Lần đầu, tác giả gặp voi non trong tình trạng thế nào?

a- Bị lạc ra ngoài rừng

b- Bị sa xuống đầm nước

c- Bị thụt bùn dưới đầm

2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ?

a- Nhờ dăm quản tượng

b- Nhờ năm quản tượng

c- Nhờ năm người ở bản

3. Vài năm sau, voi non cùng mẹ giúp tác giả được việc gì?

a- Chuyển số gỗ rừng đã chặt về để tác giả làm nhà

b- Lấy nhiều gỗ trong rừng về giúp tác giả làm nhà

c- Khiêng năm cây gỗ mới đốn về gần nơi tác giả ở

(4). Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu?

a- Tình cảm của tác giả đối với voi non

b- Tình nghĩa sâu nặng của chú voi non

c- Tình nghĩa sâu nặng của hai con voi

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:

a) hoặc x

Chú chim được …inh ra trong chiếc tổ ….inh xắn

………………………………………………………….

………………………………………………………….

- Buổi …ớm mùa đông trên núi cao, ..ương …uống lạnh thấu…ương.

………………………………………………………….

………………………………………………………….

b) ut hoặc uc

Voi con dùng vòi h…. nước h…. đầu vào bụng voi mẹ đùa nghịch

……………………………………………………………

……………………………………………………………

2. Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống:

Nhát nhất trong rừng,

Chính là con ……….

Tính tình hung dữ,

Là lão…… vằn.

Vốn dĩ tinh ranh,

Là con…………

Hiền lành bên suối,

Là chú……..vàng.

Đi đứng hiên ngang,

Là …….to nặng.

Tính tình thẳng thắn,

Là……..phi nhanh.

Vừa dữ vừa lành,

Tò mò như………..

(Theo Nguyên Mạnh)

(Tên con vật cần điền: hổ, chó sói, thỏ, nai, ngựa, voi, gấu)

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau:

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm ….Vào mùa xuân và mùa thu… trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng… Bên bờ suối …..những khóm hoa đủ màu sắc đua nở… Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

4. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

Rùa và đại bàng

Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay. Đại bàng không dạy bởi vì rùa không thể bay được, nhưng rùa cứ nài nỉ mãi. Đại bàng bèn lấy móng quặp rùa bay lên cao rồi thả ra. Rùa rơi bộp xuống đất, mai rạn nứt chằng chịt cho đến ngày nay.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

a) Rùa nài xin đại bàng dạy điều gì?

………………………………………………………………

b) Vì sao đại bàng không dạy?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

c) Thấy rùa nài nỉ mãi, đại bàng bèn làm gì? Hậu quả ra sao?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

ĐÁP ÁN

I- 1.c 2.b3.a (4).b

II- 1.

a) – Chú chim được sinh ra trong chiếc tổ xinh xắn

- Buổi sớm mùa đông trên núi cao, sương xuống lạnh thấu xương.

b) Voi con dùng vòi hút nước rồi húc đầu vào bụng voi mẹ đùa nghịch

2.

Nhát nhất trong rừng,

Chính là con thỏ.

Tính tình hung dữ,

Là lão hổ vằn.

Vốn dĩ tinh ranh,

Là con chó sói.      

Hiền lành bên suối,

Là chú nai vàng.

Đi đứng hiên ngang,

voi to nặng.

Tính tình thẳng thắn,

ngựa phi nhanh.

Vừa dữ vừa lành,

Tò mò như gấu.

Rừng Tây Nguyên đẹp lắmVào mùa xuân và mùa thu, trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng. Bên bờ suốinhững khóm hoa đủ màu sắc đua nở… Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm và chép lại đoạn văn sau:

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm. Vào mùa xuân và mùa thu, trời máy dịu và thoang thoảng hương rừng.Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua nở. Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

4. VD:

a) Rùa nài xin đại bàng dạy cho nó biết bay.

b) Đại bàng không dạy vì biết rùa không thể bay được.

c) Thấy rùa nài nỉ mãi, đại bàng bèn lấy móng vuốt quặp lấy rùa bay lên cao rồi thả ra. Hậu quả là rùa rơi xuống đất, mai rạn nứt chằng chịt cho đến tận bây giờ.

Xem thử

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: