Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 35 có đáp án
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 35 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 35 có đáp án
Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD
Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 35 - Kết nối tri thức
A- Kiểm tra đọc
I- Đọc thành tiếng (6 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây trong bài tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 2, tập hai) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở phần hai (giải đáp – gợi ý)
(1) Những quả đào (từ Sau một chuyến đi xa đến có ngon không?- Đoạn 1)
TLCH: Người ông dành những quả đào cho ai?
(2) Cây đa quê hương (từ Cây đa nghìn năm đến chót vót giữ trời xanh)
TLCH: Thân cây đa được miêu tả như thế nào?
(3) Chiếc rễ đa tròn (từ Nhiều năm sau đến hình tròn như thế - Đoạn 3)
TLCH: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
(4) Cây và hoa bên lăng Bác (từ Sau lăng đến tỏa hương ngào ngạt)
TLCH: Sau lăng có những loài hoa nào ở Sơn La và ở Nam Bộ?
(5) Bóp nát quả cam (từ Quốc Toản tạ ơn Vua đến hai bàn tay bóp chặt – Đoạn 4)
TLCH: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
Tình thương của Bác
Đêm giao thừa năm ấy, Bác Hồ đến thăm một gia đình lao động nghèo ở Hà Nội. Anh cán bộ đến trước nói với chị Chín:
- Chị ở nhà, có khách đến thăm Tết đấy!
Lát sau, Bác bước vào nhà. Chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Mấy cháu nhỏ kêu lên “Bác Hồ, Bác Hồ!”, rồi chạy lại quanh Bác.
Lúc này chị Chín mới chợt tỉnh, vội chạy lại ôm choàng lấy Bác, khóc nức nở.
Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi:
- Năm mới sắp đến, Bác đến thăm nhà, sao thím lại khóc?
Tuy cố nén nhưng chị Chín vẫn thổn thức, nói:
- Có bao giờ...có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con. Được thấy Bác đến nhà, con cảm động quá!
Bác trìu mến nhìn chị Chín và các cháu rồi nói:
- Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?
(Theo Phạm Thị Sửu – Lê Minh Hà)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Lúc Bác mới bước vào nhà, thái độ của chị Chín thế nào?
a- Sửng sốt
b- Chợt tỉnh
c- Xúc động
2. Vì sao khi được gặp Bác, chị Chín lại khóc nức nở?
a- Vì chị thấy nhà mình còn nghèo khổ quá
b- Vì chị quá xúc động khi Bác đến thăm nhà
c- Vì chị thấy Bác Hồ thương mẹ con chị quá
3. Câu “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?” ý nói gì?
a- Bác luôn quan tâm đến những người phụ nữ nghèo
b- Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi nghèo
c- Bác luôn quan tâm đến những gia đình lao động nghèo
4. Bộ phận in đậm trong câu “Chị Chín khóc nức nở vì xúc động” trả lời cho câu hỏi nào?
a- Như thế nào?
b- Vì sao?
c- Để làm gì?
B- Kiểm tra viết
I- Chính tả nghe- viết (5 điểm)
Cháu thăm nhà Bác
Cháu vào thăm nhà Bác
Trời vui nên nắng tràn
Vườn vui hoa nở khắp
Ngan ngát mùi phong lan.
Ngôi nhà sàn xinh xinh
Dưới bóng cây vú sữa
Không gian đầy tiếng chim
Mặt hồ xôn xao gió.
Gió động cửa nhà sàn
Ngỡ Bác ra đón cháu…
(Vân Long)
Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài thơ trên giấy kẻ ô li cho đúng chính tả .
II- Tập làm văn (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể một việc tốt của em (hoặc bạn em) đã làm ở trường hoặc nơi e ở, theo gợi ý dưới đây:
a) Việc tốt của em hoặc bạn em là việc gì? Việc đó diễn ra lúc nào?
b) Em (hoặc bạn em) đã làm việc tốt ấy ra sao? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt)
c) Kết quả (hoặc ý nghĩa) của việc tốt đó là gì?
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
A- Đọc (10 điểm)
I- Đọc thành tiếng (6 điểm)
Đọc từng đoạn trích (khoảng 50 chữ) và TLCH, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 đến 6 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt, nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm
(Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu (khoảng 50 tiếng/phút): 1 điểm
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhầm: 0 điểm )
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm
VD: (1) Người ông dành những quả đào cho ai? (Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ)
(2) Thân cây đa được miêu tả như thế nào? (Thân cây đa rất to lớn: chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể)
(3) Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? (Các bạn nhỏ thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tạo bởi chiếc rễ đa)
(4) Sau lăng có những loài hoa nào ở Sơn La và ở Nam Bộ? (Sau lăng có những cành đào ở Sơn La và nhành sứ đỏ của Nam Bộ)
(5) Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cảm? (Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì đang ấm ức bị Vua xem như trẻ con, lại nghĩ đến quân giặc đang đè đầu cưỡi cổ dân mình)
(Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm )
II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
1.a2.b 3.c4.b
(đúng mỗi câu, được 1 điểm)
B- Viết (10 điểm)
I – Chính tả nghe – viết (5 điểm)
HS nhờ người khác đọc để nghe- viết bài chính tả trong khoảng 16 phút, sau đó tự đánh giá theo biểu điểm dưới đây:
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài thơ: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn… bị trừ 1 điểm toàn bài.
II- Tập làm văn (5 điểm)
Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể một việc tốt của em (hoặc bạn em) đã làm ở trường hoặc nơi em ở (theo gợi ý cho trước) trong khoảng 25 phút; nội dung đúng yêu cầu đề bài, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm
VD:
(1) Tan học hôm ấy, trời mưa rất to. Em mở cặp lấy áo mưa để chuẩn bị về nhà. Chợt thấy Sơn cứ lúng túng vì quên mang áo mưa. Em liền vui vẻ nói: “Tớ có áo mưa đây! Chúng mình cùng đi chung nhé!”. Hai đứa về đến nhà mà cặp sách vẫn khô nguyên, Sơn nói: “Cảm ơn Hoàng nhé! Cậu tốt quá!”.
(2) Lan nhặt được chiếc bút “Nét hoa” trước cửa lớp học. Huệ nhìn thấy liền nói với Lan: “Chắc của bạn nào đánh rơi”. Lan ngẫm nghĩ rồi đến gặp cô giáo trao lại chiếc bút, nhờ cô trả lại người đánh rơi. Cô giáo khen Lan trước lớp: “Cô khen Lan vì em đã làm được một việc tốt”. Bạn bè trong lớp vui vẻ thưởng cho Lan một tràng vỗ tay làm Lan thấy đỏ cả mặt.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 35 - Chân trời sáng tạo
I. Luyện đọc văn bản sau:
ĐẦM SEN
Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè.
Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền. Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó có bà ngoại em sang chơi. Mẹ nấu chè hạt sen, bà ăn tấm tắc khen ngon mãi. Lúc bà về, mẹ lại biếu một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.
(Tập đọc lớp 2 - 1980)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những bông sen trong đoạn văn có màu gì?
A. Màu xanh
B. Màu trắng
C. Màu hồng
D. Đáp án B và C đúng.
2. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang làm gì?
A. hái hoa sen
B. bơi chiếc mủng đi tỉa hoa
C. chăm sóc cho những bông sen
3. Bà bạn Minh đã tấm tắc khen món gì ngon?
A. chè hoa sen
B. trà mạn ướp nhị sen
C. chè hạt sen
4. Vì sao khi rẽ vào làng, bạn Minh đột nhiên cảm thấy khoan khoái dễ chịu?
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong câu:
Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt.
6. Tìm những từ ngữ có tiếng rương/dương/giương để phân biệt sự khác nhau giữa chúng:
- rương: ……………………………………………
- dương: ……………………………………………
- giương: ……………………………………………
7. Dựa vào bài đọc “Đầm sen”, tìm từ ngữ trả lời phù hợp cho từng câu hỏi:
a. Minh chợt nhớ đến khi nào?
……………………………………………………
b. Hương sen thơm mát ở đâu đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè.
……………………………………………………
8. Viết câu:
a. Giới thiệu về cảnh đẹp em yêu thích nhất:
……………………………………………………
b. Tả vẻ đẹp của quê hương em:
……………………………………………………
c. Nêu hoạt động của em vào kì nghỉ hè:
……………………………………………………
9. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:
Tùng đi học về[ ]Thấy em rất vui, bố hỏi:
- Hôm nay con có chuyện gì vui à [ ]
Vâng[ ]Con được điểm cao nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Mai[ ]Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được cô khen như thế [ ]
Bố ngạc nhiên:- Sao con nhìn bài của bạn[ ]
- Nhưng cô giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
(Sưu tầm)
ĐÁP ÁN - TUẦN 35
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. D
2. A
3. C
4. Vì sao khi rẽ vào làng, bạn Minh đột nhiên cảm thấy khoan khoái dễ chịu?
Vì hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè.
III. Luyện tập:
5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong câu:
Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt.
6. Tìm những từ ngữ có tiếng rương/dương/giương để phân biệt sự khác nhau giữa chúng:
- rương: Chiếc rương này thật cổ.
- dương: Tiếng nhạc thật du dương.
- giương:Quân sĩ giương cung tiêu diệt kẻ thù
7. Dựa vào bài đọc “Đầm sen”, tìm từ ngữ trả lời phù hợp cho từng câu hỏi:
a. Minh chợt nhớ đến khi nào?
à Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái
b. Hương sen thơm mát ở đâu đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè.
à Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè.
8. Viết câu:
a. Giới thiệu về cảnh đẹp em yêu thích nhất:
Cảnh em yêu thích nhất là cảnh Hồ Tây
b. Tả vẻ đẹp của quê hương em:
Quê hương em là vùng quê thanh bình, yên ả.
c. Nêu hoạt động của em vào kì nghỉ hè:
Vào mùa hè, em thường cùng các bạn chơi cầu lông.
9. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:
Tùng đi học về.Thấy em rất vui, bố hỏi:
- Hôm nay con có chuyện gì vui à?
Vâng! Con được điểm cao nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Mai. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được cô khen như thế.
Bố ngạc nhiên:- Sao con nhìn bài của bạn?
- Nhưng cô giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
(Sưu tầm)
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 35 - Cánh diều
I- Bài tập về đọc hiểu:
Những con chim ngoan
Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ.
Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:
- Pi..u! Nằm xuống!
Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Cru, cru…! Nhảy lên! Chạy đi!
Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ.
“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”.
(Theo N. Xla-tkốp)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nghe lệnh “Nằm xuống” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?
a- Nằm bẹp ngay xuống nước
b- Nằm rạp ở mép vũng nước
c- Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ
2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?
a- Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ
b- Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ
c- Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích
3. Vì sao tác giả nghĩ rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?
a- Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ
b- Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết
c- Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ
(4). Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
a- Hãy lắng nghe lời nói của cha mẹ
b- Hãy yêu quý những con chim nhỏ
c- Hãy ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ
II- Bài tập về chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:
a) r hoặc d, gi
- con ……….um/……….. -…..ừng xanh/………. |
-….um sợ/………….. -…….ừng lại/………. |
b) cổ hoặc cỗ
- truyện……/………. -……..bài/………… |
- ăn ……../……… - hươu cao……/……… |
2. Chọn tên loài chim thích hợp (quạ, cuốc, cò hương, gà, sáo) điền vào mỗi chỗ trống:
(1) Gầy như ………………
(2) Học như…………kêu
(3) Chữ như………..bới
(4)…….tắm thì ráo, ……….tắm thì mưa
3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm.
Cò là người bạn thân thiết của người nông dân….. Lúc cày cấy……. khi làm cỏ…. người nông dân luôn có cò bên cạnh .cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la ”
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
4. Viết 3 – 4 câu nói về tiếng hót (kêu) của một loài chim mà em biết.
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN – TUẦN 35
I- 1.a2.b3.c (4).c
II-
1.
a) con giun- run sợ; rừng xanh – dừng lại
b) truyện cổ- ăn cỗ; cỗbài – hươu cao cổ
2.
(1) Gầy như cò hương; (2) Học như cuốc kêu
(3) Chữ như gà bới; (4) Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
3. Cò là người bạn thân thiết cảu người nông dân. Lúc cày cấy, khi làm cỏ, người nông dân luôn có cò bên cạnh. Cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la”
4. VD: Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm.
Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD