Đề thi Giữa kì 2 GDCD 7 có đáp án năm 2023 (4 đề)


Đề thi Giữa kì 2 GDCD 7 có đáp án (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 2 GDCD 7 có đáp án năm 2023 (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Giáo dục công dân 7 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân lớp 7.

Bộ 15 Đề thi GDCD 7 Giữa kì 2 năm 2023 có đáp án và ma trận sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân 7.

Đề thi GDCD 7 Giữa kì 2 năm 2023 có đáp án (15 đề + ma trận) | Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Đề thi Giữa kì 2 GDCD 7 có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bức tranh dưới đây phản ánh về vấn đề nào?

Đề thi Giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề) | Giáo dục công dân 7 (ảnh 1)

A. Bạo lực gia đình.

B. Bạo lực học đường.

C. Ngược đãi trẻ em.

D. Ngược đãi người lớn tuổi.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Đánh đập, lăng mạ người học.

B. Quan tâm, động viên các bạn.

C. Chia sẻ khó khăn với bạn học.

D. Giúp đỡ các bạn học cùng lớp.

Câu 3. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Luật an ninh quốc gia năm 2004.

B. Luật an ninh mạng năm 2018.

C. Bộ luật Hình sự năm 2015.

D. Bộ luật hành chính năm 2015.

Câu 4. Bạo lực học đường không được thể hiện thông qua hành động nào dưới đây?

A. Đánh đập, ngược đãi.

B. Quan tâm, chia sẻ.

C. Lăng mạ, xúc phạm.

D, Khủng bố, cô lập.

Câu 5. Bức tranh dưới đây phản ánh về nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?

Đề thi Giữa kì 2 GDCD 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề) | Giáo dục công dân 7 (ảnh 2)

A. Tác động từ các game có tính bạo lực.

B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.

C. Thiếu sự quan tâm từ cơ sở giáo dục.

D. Bản thân học sinh thiếu kĩ năng sống.

Câu 6. Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP: hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là gì?

A. Tâm lí căng thẳng.

B. Bạo lực gia đình.

C. Suy nhược thể chất.

D. Bạo lực học đường.

Câu 7. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh?

A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.

B. Bản thân học sinh thiếu kĩ năng sống.

C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

D. Tính cách bồng bột ở lứa tuổi học sinh.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

A. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.

B. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.

C. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.

D. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.

Câu 9. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.

C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.

D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.

Câu 10. P và Q đang đứng nói chuyện thì A trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ A cố tình làm mình xấu mặt, P đã đánh A để lấy lại thể diện. Q ra sức can ngăn P nhưng P không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc Q. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?

A. Bạn P và A.

B. Cả 3 bạn P, Q, A.

C. Bạn Q và P.

D. Bạn Q và A.

Câu 11. Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?

A. Tuyên truyền về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường

B. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn học.

C. Đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp phù hợp.

D. Tất cả các việc làm nêu trên.

Câu 12. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Nhanh chóng báo cho người lớn đáng tin cậy.

B. Làm ngơ vì đó không phải việc của mình.

C. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.

D. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.

Câu 13. Biết cách quản lí tiền giúp ta

A. tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.

B. có nhiều tiền để mua mọi thứ mình thích.

C. có nhiều tiền để mua hàng hiệu, đồ xa xỉ.

D. dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp.

Câu 14. Chi tiêu có kế hoạch được hiểu là

A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.

B. mua nhiều hàng hiệu, đồ xa xỉ vượt quá khả năng chi trả của bản thân.

C. thực hiện việc: tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.

D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 15. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

A. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả.

B. Học cách kiếm tiền phù hợp.

C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.

D. Lãng phí thức ăn, điện, nước.

Câu 16. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền

A. hợp lí, có hiệu quả.

B. mọi lúc, mọi nơi.

C. vào những việc mình thích.

D. cho vay nặng lãi.

Câu 17. Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen nào dưới đây?

A. Nhân hậu, yêu thương mọi người.

B. Học tập tự giác, tích cực.

C. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

D. Thật thà, trung thực.

Câu 18. Hành động nào dưới đây thể hiện việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Không tắt điện khi ra khỏi phòng.

B. Khóa vòi nước khi không sử dụng.

C. Xé sách, vở để gấp máy bay giấy.

D. Vay tiền để mua hàng hiệu, xa xỉ.

Câu 19. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa.

B. Năng nhặt, chặt bị.

C. Của đi thay người.

D. Có tiền mua tiên cũng được.

Câu 20. Câu ca dao nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.

B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.

C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

D. Tiền tài nay đổi mai dời/ Nghĩa nhân gìn giữ trọn đời với nhau.

Câu 21. Học sinh tranh thủ thời gian rảnh tự làm các sản phẩm thủ công để bán lấy tiền để phụ giúp bố mẹ và làm từ thiện. Việc làm đó thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Sống có kế hoạch.

B. Học tập tự giác, tích cực.

C. Quản lí tiền hiệu quả.

D. Trung thực, chăm chỉ.

Câu 22. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ những người nghèo khó mới cần tiết kiệm tiền.

B. Quản lí tiền sẽ giúp chúng ta tạo dựng được cuộc sống ổn định.

C. Học sinh có thể tăng thêm thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán.

D. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn.

Câu 23. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

A. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.

B. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.

C. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.

D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Câu 24. M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi. Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền.

A. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng.

B. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình.

C. Nói dối M là: mình không có tiền nên không thể cho M vay.

D. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-A

3-C

4-B

5-A

6-D

7-C

8-A

9-D

10-A

11-D

12-A

13-A

14-A

15-D

16-A

17-C

18-B

19-B

20-B

21-C

22-A

23-A

24-D

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

- Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép thì khi có việc quan trọng, thiết yếu, chúng ta sẽ không có tiền để dùng.

- Để tránh việc chi tiêu quá mức, chúng ta cần:

+ Chi tiêu có kế hoạch, chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả.

+ Luôn có một khoản tiết kiệm phòng những trường hợp khẩn cấp.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Tình huống a) N nên nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hoặc N trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Em giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 CẤP THCS

(BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC)

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục Kĩ năng sống

Nội dung 1:Phòng chống bạo lực học đường

6 câu

2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu

2

Giáo dục kinh tế

Nội dung 2: Quản lí tiền

6 câu

2 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về

A. vật chất và tinh thần của con người.

B. sức khỏe và tài chính của con người.

C. thể chất và tinh thần của con người.

D. tính mạng và tài sản của con người.

Câu 2. Một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng là

A. lo lắng, thiếu tập trung.

B. tinh thần vui vẻ, lạc quan.

C. cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái.

D. nét mặt tươi sáng, tinh thần phấn khởi.

Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Được bố mẹ quan tâm, yêu thương.

B. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn,…

C. Bạn bè yêu quý, tôn trọng.

D. Đạt được mục tiêu đã đề ra.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Bạn H đạt giải nhất trong cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh.

B. Bố mẹ thưởng cho T vì bạn đã có nhiều cố gắng trong học tập.

C. Cô giáo tuyên dương V vì bạn luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ.

D. Bạn P cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung trong khi kì thi đến gần.

Câu 5. Nguyên nhân chủ quan quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Bản thân luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm về một vấn đề nào đó.

B. Áp lực trong học tập, công việc lớn hơn khả năng của bản thân.

C. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

D. Con người gặp phải những khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 6. Khi căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Con người có thêm niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.

B. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.

C. Bản lĩnh và ý chí kiên cường của con người được hình thành.

D. Con người bị thiệt hại nặng nề về sức khỏe và tài chính.

Câu 7. Gần đây, P cảm thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến P cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Nếu là bạn của P, trong trường hợp này, em nên chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Trêu chọc, chế nhạo về ngoại hình của bạn P.

C. Lôi kéo các bạn trong lớp cùng tẩy chay bạn P.

D. Tâm sự, động viên P cượt qua trạng thái căng thẳng.

Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.

A. Bạo hành trẻ em.

B. Bạo lực học đường.

C. Ngược đãi trẻ em.

D. Bạo lực gia đình.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Quan tâm, động viên, chia sẻ với bạn bè.

B. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

C. Đánh đập, xâm hại thân thể của người khác.

D. Tố cáo, lên án những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Thầy giáo nhắc nhở V cần chăm chỉ học tập hơn.

B. Bạn H chặn đánh C vì cho rằng C nói xấu mình.

C. Lớp trưởng nhắc nhở K vì K thường xuyên đi học muộn.

D. Bạn T cho M chép bài trong giờ kiểm tra môn tiếng Anh.

Câu 11. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

A. Tính cách nông nổi, bồng bột của học sinh.

B. Tâm lí thích thể hiện bản thân.

C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.

D. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Câu 12. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. bạo lực học đường không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.

B. Nạn nhân của bạo lực học đường chỉ bị tổn thương về thể chất.

C. Người gây ra bạo lực học đường phải chịu các hình thức kỉ luật.

D. Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 13. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây là nạn nhân của bạo lực học đường?

Tình huống: Thời gian gần đây, thấy các bạn V, M, K thường trốn tiết, la cà ở quán điện tử, H là lớp trưởng đã báo cáo với cô chủ nhiệm. Biết việc này, V và M đã có lời nói lăng mạ, xúc phạm H. K còn cố tình gạt chân H làm H bị ngã xây xát chân tay.

A. Bạn V.

B. Bạn M.

C. Bạn K.

D. Bạn H.

Câu 14. Số điện thoại nào sau đây là đường dây nóng bảo vệ trẻ em?

A. 110.

B. 111.

C. 112.

D. 113.

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.

B. Cô giáo K tổ chức buổi tọa đàm về phòng, tránh bạo lực học đường.

C. Bạn T rủ L cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài kiểm tra.

D. Hai bạn H và M đã bình tĩnh, tâm sự với nhau để giải quyết hiểu lầm.

Câu 16. Để phòng ngừa bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Quay clip bạo lực học đường để tung lên mạng xã hội.

B. Lôi kéo người khác tham gia bạo lực học đường.

C. Kiềm chế cảm xúc và các hành động tiêu cực.

D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

Câu 17. Cách ứng phó nào dưới đây không phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.

B. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc lực lượng chức năng.

C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.

D. Không tìm cách trả thù, đánh lại hoặc tỏ thái độ thách thức đối phương.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?

A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.

B. Khi chứng kiến bạo lực học đường, không nên thờ ơ, vô cảm, reo hò, cổ vũ.

C. Mọi mâu thuẫn trong môi trường học đường chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực.

D. Cha mẹ có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.

Câu 19. Trên đường đi học về, T bị N chặn đánh vì N cho rằng T đã “coi thường” và không chào mình. Nếu chứng kiến hành vi bạo lực này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.

B. Quay lại clip rồi tung lên mạng xã hội.

C. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

D. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.

Câu 20. Hành vi nào sau đây không phải là tệ nạn xã hội phổ biến?

A. Hành nghề mê tín dị đoan.

B. Buôn bán động vật quý hiếm.

C. Tổ chức, hành nghề mại dâm.

D. Tàng trữ, buôn bán chất ma túy.

Câu 21. Ông C là chủ một đường dây buôn bán ma túy xuyên biên giới. Theo quy định của pháp luật, bà C sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Cảnh cáo.

B. Khiến trách.

C. Phạt tiền.

D. Hình sự.

Câu 22. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tệ nạn xã hội là gì?

A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.

B. Sự thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.

C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

D. Tác động từ môi trường sống không lành mạnh.

Câu 23. Ý kiến nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

B. Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

C. Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

D. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 24. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm pháp luật?

Tình huống. X và M chơi thân với nhau. Gần nhà X có một địa điểm đánh bài ăn tiền, do tò mò, X đã rủ M đến chơi thử. Tuy nhiên, M từ chối và khuyên bạn: cậu biết không, đánh bài ăn tiền là vi phạm pháp luật đấy. Không nghe theo lời khuyên của M, X đã đến tụ điểm đó chơi và bị thua mất 1 triệu đồng.

A. Bạn M.

B. Bạn X.

C. Cả 2 bạn X và M.

D. Không có bạn nào vi phạm.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nếu chẳng may rơi vào trạng thái tâm lí căng thẳng, em cần làm gì để thoát khỏi trạng thái này?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. L là học sinh lớp 7A. Tuy nhiên, do một số hiểu lamafnene L bị một số bạn trong lớp đã ganh ghét, thường xuyên bịa đặt những thông tin sai sự thật. Nhóm bạn đó bịa đặt rằng: L hay “ngầm báo cáo” với cô giáo chủ nhiệm về các bạn trong lớp nghỉ học đi chơi; chê bai, mỉa mai ngoại hình và gia cảnh khó khăn của L,… Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu L bị đăng tải lên Facebook. Lúc này, có rất nhiều người đã hùa theo nói xấu L mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Trước chuyện này, L vô cùng buồn chán, nhưng đành cam chịu.

Câu hỏi:

a) Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với L?

b) Em có thể tư vấn cho L như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-A

3-B

4-D

5-A

6-B

7-D

8-B

9-C

10-B

11-D

12-C

13-D

14-B

15-C

16-C

17-A

18-C

19-D

20-B

21-D

22-B

23-D

24-B

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Để thoát khỏi trạng thái căng thẳng tâm lí, em cần:

+ Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu,…

+ Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.

+ Suy nghĩ tích cực.

+ Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.

+ Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.

+ Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.

+ …

Câu 2 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) hành vi nhục mạ, bịa đặt thông tin của các bạn trong lớp đối với L là hành vi bạo lực học đường, vi phạm pháp luật.

- Yêu cầu b) Để ứng phó, L nên:

+ Bình tĩnh trao đổi ôn hòa với các bạn để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các bạn lại bịa đặt, vu khống mình? Khéo léo hòa giải mâu thuẫn (nếu có) với các bạn bằng thái độ chân thành, lời nói nhẹ nhàng, ôn hòa (tránh những biểu hiện và lời nói mang tính tiêu cực, khiêu khích, thách thức…)

+ Tâm sự, trao đổi với bố mẹ, thầy cô giáo để nhận được sự tư vấn, trợ giúp từ họ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong

A. gia đình.

B. cơ sở giáo dục.

C. cơ quan làm việc.

D. cộng đồng xã hội.

Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Bố mẹ đánh đập, ngược đãi con cái.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Con cái xúc phạm, lăng mạ cha mẹ.

D. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 3. Những lực lượng nào có trách nhiệm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.

B. Mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

C. Các thầy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

D. Lực lượng công an và chính quyền địa phương.

Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.

B. Học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

C. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần căm chỉ học tập.

D. Học sinh bịa đặt thông tin sai sự thật về giáo viên.

Câu 5. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến bạo lực học đường?

A. Sự phát triển tâm lí lứa tuổi.

B. Tác động của các trò chơi bạo lực.

C. Thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.

D. Tác động xấu từ môi trường xã hội.

Câu 6. Học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường?

A. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.

B. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.

C. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.

D. Giữ kín chuyện để không ai biết.

Câu 7. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực học đường?

Tình huống. Ba bạn K, P và M đều là học sinh lớp 7A. Trong giờ kiểm tra môn Vật lí, K ngỏ ý muốn được P cho chép bài, nhưng P từ chối. Sau khi hết giờ kiểm tra, K đã ném đồ đạc của P xuống đất, tức tối với P rằng: “Đồ kiêu ngạo, tan học mày sẽ biết tay sao!”. Nhiều bạn khác đã chứng kiến sự việc, khuyên can K không nên nóng giận, thu dọn đồ đạc giúp P; đồng thời lớp trưởng đã bí mật thông báo sự việc với cô chủ nhiệm. M cũng chứng kiến câu chuyện, nhưng M chỉ cười khẩy và và nói nhỏ K rằng: “Đánh cho nó trận cho chừa thói ấy đi! Cậu cần hỗ trợ thì cứ bảo tớ nhé!”

A. Bạn K và M.

B. Bạn K và P.

C. Bạn K và lớp trưởng.

D. Bạn P và lớp trưởng.

Câu 8. T và Q vốn là bạn thân từ thời tiểu học. Lên cấp THCS, do một số hiểu lầm nên giữa hai bạn đã phát sinh mâu thuẫn. Nghi ngờ T đã bịa đặt những thông tin sai sự thật về mình, Q đã có hành vi đe dọa và hẹn cuối giờ sẽ gặp T để giải quyết.

Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Không quan tâm vì mình không làm sai điều gì.

B. Báo với cô giáo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để đề phòng bất trắc.

D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.

(bỏ ý nghĩa + nguyên tắc chi tiêu)

Câu 9. Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho

A. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.

B. đỡ tốn kém, thiệt hại nhất.

C. cân đối và tằn tiện.

D. thoải mái nhất.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quản lí tiền hiệu quả?

A. Mua lượng thức ăn đủ dùng.

B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.

C. Mua tất cả những thứ mà mình thích.

D. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần.

Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?

A. Anh P lấy hết tiền lương và vay thêm tiền để chiếc đồng hồ hàng hiệu.

B. Bạn T đòi bố mua cho chiếc iPhone 14 Pro Max dù gia đình còn khó khăn.

C. Dì tủ đồ đã chật cứng, nhưng chị K vẫn mua thêm vì “không có gì để mặc”.

D. Trước khi chi tiêu, bạn H thường lên danh sách những món đồ thực sự cần.

Câu 12. Bạn học sinh nào dưới đây đã biết cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với khả năng, lứa tuổi?

A. Bạn K làm các món đồ thủ công (thiệp, hộp bút,..) để bán.

B. Bạn H nói dối bố mẹ, lấy tiền đóng học để tiêu xài cá nhân.

C. Bạn T trốn học, đi làm thêm tại quán ăn để lấy tiền mua váy.

D. Bạn X chơi đánh bài ăn tiền, lấy tiền thắng được để mua đồ.

Câu 13. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính tiết kiệm?

A. Miệng ăn núi lở.

B. Vắt cổ chày ra nước.

C. Kiến tha lâu đầy tổ.

D. Vung tay quá trán.

Câu 14. Câu tục ngữ nào sau đây phê phán thói hoang phí?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Góp gió thành bão.

C. Vung tay quá trán.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả?

Tình huống. P và K sinh ra trong một gia đình khá giả, hằng tháng, hai bạn được bố mẹ cho một số tiền tiêu vặt lớn. P thường chia nhỏ số tiền tiêu vặt đó ra thành nhiều khoản, phục vụ cho các mục đích khác nhau và mỗi tháng, P đặt mục tiêu tiết kiệm 500.000 đồng. Trái lại, K thường tiêu hết số tiền bố mẹ cho và thỉnh thoảng còn xin thêm bố mẹ.

A. Bạn P biết cách quản lí tiền hiệu quả.

B. Bạn K biết cách quản lí tiền hiệu quả.

C. Bạn P và K biết cách quản lí tiền hiệu quả.

D. Không bạn nào biết quản lí tiền hiệu quả.

Câu 16. Cuối năm, C đập ống heo và biết được trong năm vừa rồi mình đã tiết kiệm được 2 triệu đồng. C muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, C cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.

B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.

C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.

D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

Yêu cầu a) Nêu ý nghĩa và một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Theo em, học sinh có thể lựa chọn các hoạt động nào để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân?

Yêu cầu b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây:

+ Ý kiến 1. Chi tiêu hợp lí là mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.

+ Ý kiến 2. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần phải quản lí chi tiêu.

+ Ý kiến 3. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học, không nên quan tâm đến việc quán lí tiền bạc.

Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-B

4-C

5-A

6-A

7-A

8-B

9-A

10-C

11-D

12-A

13-C

14-C

15-A

16-A

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Yêu cầu a)

- Ý nghĩa: Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

- Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả:

+ Chi tiêu hợp lí

+ Tiết kiệm thường xuyên

+ Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập.

- Học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,...

* Yêu cầu b)

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: Chi tiêu hợp lí là ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn.

- Ý kiến 2. Không đồng tình. Vì: quản lí chi tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cá nhân.

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: bên cạnh việc học tập, học sinh cũng nên quan tâm, rèn luyện kĩ năng quản lí tiền, quản lí chi tiêu sao cho hiệu quả.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Tình huống a) N nên nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hoặc N trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Em giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

Câu 1: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.

B. D là người có kế hoạch.

C. D là người khoa học.

D. D là người có học.

Câu 2: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?

A.G là người tự tin.

B. G là người làm việc khoa học.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Câu 3 : Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Cả A,B, C.

Câu 4 : Biểu hiện của người làm việc không khoa học là?

A. Chơi trước học sau.

B. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook

C. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.

D. Cả A,B, C.

Câu 5: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ?

A. Sống và làm việc có kế hoạch.

B. Siêng năng, cần cù.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A,B,C

Câu 6: A nói chuyện với B : Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?

A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.

B. A là người tiết kiệm.

C. A là người nói khoác.

D. A là người trung thực.

Câu 7: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

A. Khoa học.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực .

D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 8: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta chủ động.

B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.

C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.

D. Cả A,B, C.

Câu 9: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?

A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.

C. Là, việc cân đối.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

A. Học tập, lao động.

B. Vui chơi, giải trí.

C. Giúp đỡ gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 11: Di sản văn hóa bao gồm?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.

C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 12: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 13 : Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 14 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 15: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 16: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 17: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 18: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16.

Câu 19: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?

A. Mộc bản triều Nguyễn.

B. Châu bản triều Nguyễn.

C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.

D. Cả A,B, C.

Câu 20: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 21: Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là?

A. Hiến pháp.

B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

C. Luật hôn nhân và gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 22: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 23 : Biểu hiện của quyền được bảo vệ là?

A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.

B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.

C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.

D. Cả A,B, C.

Câu 24 : Biểu hiện của quyền được chăm sóc là?

A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ.

B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng.

D. Cả A,B, C.

Câu 25: Biểu hiện của quyền được giáo dục là?

A. Trẻ em được đi học.

B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

D. Cả A,B,C

Câu 26: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 27: Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 28: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là?

A. Cha mẹ.

B. Người đỡ đầu.

C. Người giúp việc.

D. Cả A, B.

Câu 29: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A. Dưới 12 tuổi.

B. Dưới 14 tuổi.

C. Dưới 16 tuổi.

D. Dưới 18 tuổi.

Câu 30: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 31: Ngày môi trường thế giới là ?

A. 5/6.

B. 5/7.

C. 5/8.

D. 5/9.

Câu 32: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Câu 33 : Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải.

D. Cả A,B, C.

Câu 34 : Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 35: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 36: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A,B, C.

Câu 37: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.

B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.

C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.

D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.

Câu 38: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A,B, C.

Câu 39: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.

B. Chặt rừng bán gỗ.

C. Buôn bán động vật quý hiếm.

D. Cả A,B, C.

Câu 40: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương.

B. Trưởng thôn.

C. Trưởng công an xã.

D. Gia đình.

Đáp án & Thang điểm

1 A 11 D 21 D 31 A
2 B 12 A 22 D 31 A
3 D 13 D 23 D 33 D
4 C 14 C 24 D 34 D
5 D 15 D 25 D 35 A
6 A 16 B 26 A 36 D
7 D 17 A 27 C 37 D
8 D 18 C 28 D 38 D
9 D 19 D 29 C 39 D
10 D 20 A 30 B 40 A

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

Câu 1: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.

B. D là người có kế hoạch.

C. D là người khoa học.

D. D là người có học.

Câu 2: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?

A.G là người tự tin.

B. G là người làm việc khoa học.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Câu 3 : Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Cả A,B, C.

Câu 4: Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là?

A. Hiến pháp.

B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

C. Luật hôn nhân và gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 5: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 6 : Biểu hiện của quyền được bảo vệ là?

A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.

B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.

C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.

D. Cả A,B, C.

Câu 7: Di sản văn hóa bao gồm?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.

C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 8: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 9 : Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 10: Ngày môi trường thế giới là ?

A. 5/6.

B. 5/7.

C. 5/8.

D. 5/9.

Câu 11: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Câu 12 : Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

A. Khoa học.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực .

D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 14: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta chủ động.

B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.

C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.

D. Cả A,B, C.

Câu 15: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?

A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.

C. Là, việc cân đối.

D. Cả A,B, C.

Câu 16: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

A. Học tập, lao động.

B. Vui chơi, giải trí.

C. Giúp đỡ gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 17 : Biểu hiện của quyền được chăm sóc là?

A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ.

B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng.

D. Cả A,B, C.

Câu 18: Biểu hiện của quyền được giáo dục là?

A. Trẻ em được đi học.

B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

D. Cả A,B,C

Câu 19: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 20: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.

B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.

C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.

D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.

Câu 21: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A,B, C.

Câu 22: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.

B. Chặt rừng bán gỗ.

C. Buôn bán động vật quý hiếm.

D. Cả A,B, C.

Câu 23: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương.

B. Trưởng thôn.

C. Trưởng công an xã.

D. Gia đình.

Câu 24 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 25: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 26: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 27 : Biểu hiện của người làm việc không khoa học là?

A. Chơi trước học sau.

B. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook

C. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.

D. Cả A,B, C.

Câu 28: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ?

A. Sống và làm việc có kế hoạch.

B. Siêng năng, cần cù.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A,B,C

Câu 29: A nói chuyện với B : Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?

A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.

B. A là người tiết kiệm.

C. A là người nói khoác.

D. A là người trung thực.

Câu 30: Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 31: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là?

A. Cha mẹ.

B. Người đỡ đầu.

C. Người giúp việc.

D. Cả A, B.

Câu 32: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A. Dưới 12 tuổi.

B. Dưới 14 tuổi.

C. Dưới 16 tuổi.

D. Dưới 18 tuổi.

Câu 33: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 34 : Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 35: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 36: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A,B, C.

Câu 37: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 38: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16.

Câu 39: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?

A. Mộc bản triều Nguyễn.

B. Châu bản triều Nguyễn.

C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.

D. Cả A,B, C.

Câu 40: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Đáp án & Thang điểm

1 A 11 A 21 D 31 D
2 B 12 D 22 D 31 C
3 D 13 D 23 A 33 B
4 D 14 D 24 C 44 D
5 D 15 D 25 D 35 A
6 D 16 D 26 B 36 D
7 D 17 D 27 D 37 A
8 A 18 D 28 D 38 C
9 D 19 A 29 A 39 D
10 A 20 D 30 C 40 A

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 6)

Câu 1: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A,B, C.

Câu 2: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.

B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.

C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.

D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.

Câu 3: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A,B, C.

Câu 4: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.

B. Chặt rừng bán gỗ.

C. Buôn bán động vật quý hiếm.

D. Cả A,B, C.

Câu 5: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương.

B. Trưởng thôn.

C. Trưởng công an xã.

D. Gia đình.

Câu 6: Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là?

A. Hiến pháp.

B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

C. Luật hôn nhân và gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 7: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 8 : Biểu hiện của quyền được bảo vệ là?

A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.

B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.

C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.

D. Cả A,B, C.

Câu 9 : Biểu hiện của quyền được chăm sóc là?

A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ.

B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Biểu hiện của quyền được giáo dục là?

A. Trẻ em được đi học.

B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

D. Cả A,B,C

Câu 11: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 12: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 13: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16.

Câu 14: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?

A. Mộc bản triều Nguyễn.

B. Châu bản triều Nguyễn.

C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.

D. Cả A,B, C.

Câu 15: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 16: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.

B. D là người có kế hoạch.

C. D là người khoa học.

D. D là người có học.

Câu 17: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?

A.G là người tự tin.

B. G là người làm việc khoa học.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Câu 18 : Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Cả A,B, C.

Câu 19 : Biểu hiện của người làm việc không khoa học là?

A. Chơi trước học sau.

B. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook

C. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.

D. Cả A,B, C.

Câu 20: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ?

A. Sống và làm việc có kế hoạch.

B. Siêng năng, cần cù.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A,B,C

Câu 21: Di sản văn hóa bao gồm?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.

C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 22: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 23 : Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 24 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 25: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 26: Ngày môi trường thế giới là ?

A. 5/6.

B. 5/7.

C. 5/8.

D. 5/9.

Câu 27: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Câu 28 : Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải.

D. Cả A,B, C.

Câu 29 : Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 30: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 31: A nói chuyện với B : Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?

A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.

B. A là người tiết kiệm.

C. A là người nói khoác.

D. A là người trung thực.

Câu 32: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

A. Khoa học.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực .

D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 33: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta chủ động.

B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.

C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.

D. Cả A,B, C.

Câu 34: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?

A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.

C. Là, việc cân đối.

D. Cả A,B, C.

Câu 35: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

A. Học tập, lao động.

B. Vui chơi, giải trí.

C. Giúp đỡ gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 36: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 37: Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 38: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là?

A. Cha mẹ.

B. Người đỡ đầu.

C. Người giúp việc.

D. Cả A, B.

Câu 9: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A. Dưới 12 tuổi.

B. Dưới 14 tuổi.

C. Dưới 16 tuổi.

D. Dưới 18 tuổi.

Câu 40: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Đáp án & Thang điểm

1 D 11 B 21 D 31 A
2 D 12 A 22 A 31 D
3 D 13 C 23 D 33 D
4 D 14 D 24 C 34 D
5 A 15 A 25 D 35 D
6 D 16 A 26 A 36 A
7 D 17 B 27 A 37 C
8 D 18 D 28 D 38 D
9 D 19 D 29 D 39 C
10 D 20 D 30 A 40 B

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Giáo dục công dân lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 7)

Câu 1 : Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 2 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 3: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 4: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 5: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

A. 1.000.000đ – 2.000.000đ.

B. 2.000.000đ – 3.000.000đ.

C. 3.000.000đ – 4000.000.đ.

D. 3.000.000đ – 5.000.000đ.

Câu 6: Hành động nào là bảo vệ môi trường?

A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định.

B. Trồng cây xanh.

C. Không sử dụng túi nilong.

D. Cả A,B, C.

Câu 7: Hành động nào là phá hủy môi trường?

A. Đốt túi nilong.

B. Chặt rừng bán gỗ.

C. Buôn bán động vật quý hiếm.

D. Cả A,B, C.

Câu 8: Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương.

B. Trưởng thôn.

C. Trưởng công an xã.

D. Gia đình.

Câu 9: Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là?

A. Hiến pháp.

B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

C. Luật hôn nhân và gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 10: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 11 : Biểu hiện của quyền được bảo vệ là?

A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.

B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.

C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.

D. Cả A,B, C.

Câu 12 : Biểu hiện của quyền được chăm sóc là?

A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ.

B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng.

D. Cả A,B, C.

Câu 13: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.

B. D là người có kế hoạch.

C. D là người khoa học.

D. D là người có học.

Câu 14: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?

A.G là người tự tin.

B. G là người làm việc khoa học.

C. G là người khiêm tốn.

D. G là người tiết kiệm.

Câu 15 : Biểu hiện của sống và làm việc khoa học là?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Cả A,B, C.

Câu 16: Di sản văn hóa bao gồm?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.

C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 17: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 18: Ngày môi trường thế giới là ?

A. 5/6.

B. 5/7.

C. 5/8.

D. 5/9.

Câu 19: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Câu 20 : Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ?

A. Ngôi nhà.

B. Rừng.

C. Rác thải.

D. Cả A,B, C.

Câu 21: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là?

A. Cha mẹ.

B. Người đỡ đầu.

C. Người giúp việc.

D. Cả A, B.

Câu 22: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A. Dưới 12 tuổi.

B. Dưới 14 tuổi.

C. Dưới 16 tuổi.

D. Dưới 18 tuổi.

Câu 23: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?

A. Quyền được bảo vệ.

B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục.

D. Cả A,B, C.

Câu 24 : Biểu hiện của người làm việc không khoa học là?

A. Chơi trước học sau.

B. Vừa ăn cơm vừa xem phim và lướt facebook

C. Chỉ học bài cũ vào lúc truy bài.

D. Cả A,B, C.

Câu 25: Nhờ đâu mà Bác Hồ biết được nhiều thứ tiếng ?

A. Sống và làm việc có kế hoạch.

B. Siêng năng, cần cù.

C. Tiết kiệm.

D. Cả A,B,C

Câu 26: A nói chuyện với B : Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?

A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.

B. A là người tiết kiệm.

C. A là người nói khoác.

D. A là người trung thực.

Câu 27: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?

A. Mộc bản triều Nguyễn.

B. Châu bản triều Nguyễn.

C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.

D. Cả A,B, C.

Câu 28: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 29 : Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 30: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 31: Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là?

A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống.

C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

D. Cả A,B, C.

Câu 32 : Biểu hiện của quyền được bảo vệ là?

A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch.

B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể.

C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự.

D. Cả A,B, C.

Câu 33 : Biểu hiện của quyền được chăm sóc là?

A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ.

B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng.

D. Cả A,B, C.

Câu 34: Biểu hiện của quyền được giáo dục là?

A. Trẻ em được đi học.

B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

D. Cả A,B,C

Câu 35: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

A. Khoa học.

B. Tiết kiệm.

C. Trung thực .

D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 36: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp chúng ta chủ động.

B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.

C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.

D. Cả A,B, C.

Câu 37: Để sống và làm việc khoa học chúng ta cần phải làm gì?

A. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì.

C. Là, việc cân đối.

D. Cả A,B, C.

Câu 38: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

A. Học tập, lao động.

B. Vui chơi, giải trí.

C. Giúp đỡ gia đình.

D. Cả A,B, C.

Câu 39: Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là?

A. Cha mẹ.

B. Người đỡ đầu.

C. Người giúp việc.

D. Cả A, B.

Câu 40: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

A. Dưới 12 tuổi.

B. Dưới 14 tuổi.

C. Dưới 16 tuổi.

D. Dưới 18 tuổi.

Đáp án & Thang điểm

1 D 11 D 21 D 31 D
2 C 12 D 22 C 31 D
3 D 13 A 23 B 33 D
4 B 14 B 24 D 34 D
5 D 15 D 25 D 35 D
6 D 16 D 26 A 36 D
7 D 17 A 27 D 37 D
8 A 18 A 28 A 38 D
9 D 19 A 29 D 39 D
10 D 20 D 30 A 40 C

Hay lắm đó

Xem thêm các đề thi Giáo dục công dân lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác: