[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 có đáp án (6 đề)
[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 có đáp án (6 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 có đáp án (6 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Lịch Sử 7 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử lớp 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Bộ Quốc triều hình luật (Hình luật) được ban hành dưới thời
A. Ngô.
B. Đinh.
C. Lý.
D. Trần.
Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Hỏi ai thề trước mặt vua
Đầu thần chưa rụng thì chưa nên hàng
Một lời quyết chiến hô vang
Đánh quân Mông Cổ chặn đường xâm lăng?”
A. Trần Hưng Đạo.
B. Trần Quang Khải.
C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Nhật Duật.
Câu 3. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A.“đánh nhanh thắng nhanh”.
B.“tiên phát chế nhân”.
C.“vây thành, diệt viện”.
D.“vườn không nhà trống”.
Câu 4. Tác phẩm quân sử nổi tiếng nào đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt dưới thời Trần?
A. Hổ trướng khu cơ.
B. Quân trung từ mệnh tập.
C. Binh thư yếu lược.
D. Đại Việt binh pháp.
Câu 5. Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là
A. Thái ấp.
B. Điền trang.
C. Tịch điền.
D. Trang viên.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng về xã hội Đại Việt cuối thời Trần?
A. Vua, quan, quý tộc ăn chơi sa đọa; bắt nhân dân xay nhiều dịnh thự, chùa chiền.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình diễn ra sôi nổi.
D. Nhân dân Đại việt khổ cực dưới ách thống trị và đô hộ của nhà Minh.
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng những biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly?
A. Sửa lại sổ đinh để tăng quân số.
B. Tích cực sản xuất vũ khí, chiến thuyền.
C. Bố trí phòng thủ tại những nơi hiểm yếu.
D. Dựng tuyến phòng thủ trên sông Như Nguyệt.
Câu 8. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ thất bại, chủ yếu do nhà Hồ
A. Thiếu sự chuẩn bị và không có tướng lĩnh tài giỏi.
B. Không tổ chức, lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
C. Không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
D. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Bức tranh trên khiến em liên tưởng tới chính sách nào của chính quyền phong kiến Đại Việt thời Lý – Trần.
b. Em hiểu gì về đặc điểm và tác dụng của chính sách đó?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Trong các thế kỉ X – XV, nhân dân Đại Việt đã tiến hành những cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm nào? Kết quả của các cuộc kháng chiến đó ra sao?
b. Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi/ thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI (ĐỀ SỐ 3)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án:
1 - D |
2 - C |
3 - D |
4 - C |
5 - B |
6 - D |
7 - D |
8 - C |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi khó:
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Bức tranh trên khiến em liên tưởng tới chính sách nào….
- Bức tranh trên đề cập đến chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý – Trần (0,25 điểm).
b. Em hiểu gì về đặc điểm và tác dụng của chính sách đó?
* Đặc điểm của chính sách “ngụ binh ư nông”
- Chính sách “Ngụ binh ư nông" được hiểu là "gửi binh ở nông" hoặc "gửi quân lính về đồng ruộng" (0,25 điểm).
- Điểm cơ bản là: sử dụng một bộ phận các lực lượng quân sự sau chiến tranh hoặc lúc không có chiến tranh tham gia vào sản xuất nông nghiệp; các binh sĩ này sẽ vừa khai hoang lập ấp, sản xuất nông nghiệp; vừa luyện tập quân sự thường xuyên để dự phòng khi có chiến tranh, giặc giã (0,5 điểm).
* Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”
- Việc đưa quân sĩ về địa phương, luân phiên cày cấy sẽ giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân của triều đình (0,5 điểm).
- Giúp tạo ra mối liên hệ,liên kết hài hòa giữa lĩnh vực quân sự và nông nghiệp, giữa vấn đề phát triển kinh tế với bản vệ đất nước, chuyển hóa nhanh từ thời bình sang thời chiến khi cần thiết (0,5 điểm).
- Chính sách ngụ binh ư nông đã phản ánh tư duy “nông binh bất phân” không phân biệt quân đội và nông dân, ở đâu có dân là ở đó có quân. => phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, góp phần hình thành nên truyền thống “toàn dân đánh giặc giữ nước” (1,0 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Tên và kết quả của những cuộc kháng chiến trong các thế kỉ X - XV
* Tên những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Đại Việt trong các thế kỉ X – XV:
- Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (0,25 điểm) .
- Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (0,25 điểm).
- Kháng chiến chống Tống thời Lý (0,25 điểm).
- Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (0,25 điểm)
- Kháng chiến chống quân xâm lược Minh thời Hồ (0,25 điểm)
* Kết quả: Chỉ duy nhất cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406 – 1407) của nhà Hồ là thất bại; các cuộc kháng chiến còn lại đều thắng lợi vẻ vang (0,25 điểm).
b. Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi/ thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV
* Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến:
- Nguyên nhân khách quan: tính phi nghĩa của kẻ thù xâm lược; kẻ thù xâm lược phải đối mặt với nhiều khó khăn: thiếu lương thực, không quen địa hình,... (0,25 điểm)
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam (0,25 điểm).
+ Đường lối chiến lược đấu tranh đúng đắn; chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (0,25 điểm)
+ Có các tướng lĩnh tài ba như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,... (0,25 điểm)
* Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh:
- Nguyên nhân khách quan: quân Minh có ưu thế vượt trội hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu (0,25 điểm)
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm: không phát huy được sức mạnh toàn dân; đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động,... (0,25 điểm).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1. Bộ luật thành văn nào được biên soạn dưới thời Trần?
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Câu 2. Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Mông Cổ?
A. Tây Kết.
B. Chương Dương.
C. Đông Bộ Đầu.
D. Hàm Tử.
Câu 3. Hội nghị nào là biểu tượng của sự đoàn kết giữa triều Trần và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Hội nghị Bình Than.
B. Hội nghị Diên Hồng.
C. Hội nghị Lũng Nhai.
D. Hội nghị Đông Quan.
Câu 4. Biểu hiện nào cho thấy dưới thời Trần hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đã bước đầu mang tính chuyên môn hóa?
A. Hình thành các công trường thủ công.
B. Xuất hiện nhiều thợ thủ công giỏi.
C. Xuất hiện các làng nghề thủ công.
D. Trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Câu 5. Quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Hồ là
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Ngu.
D. Đại Việt.
Câu 6. Những cải cách của Hồ Quý Ly đã góp phần làm suy yếu thế lực nào của nhà Trần?
A. Quý tộc tôn thất nhà Trần.
B. Địa chủ nhà Trần.
C. Quan lại nhà Trần.
D. Quân đội nhà Trần.
Câu 7. Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là
A. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.
B. Khởi nghĩa Phạm Trấn và khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.
C. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.
D. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
Câu 8. Hai câu thơ dưới đây phản ánh điều gì?
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
A. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
B. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.
C. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh.
D. Tinh thần độc lập, tự chủ của nhân dân ta.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là gì? Em hãy phân tích những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong những lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.
Câu 2 (3,0 điểm). Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly? Em có suy nghĩ gì về vai trò của nhân vật Hồ Quý Ly đối với lịch sử dân tộc?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI (ĐỀ SỐ 4)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1 - B |
2 - C |
3 - B |
4 - C |
5 - C |
6 - A |
7 - D |
8 - C |
Phần I. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:
- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến với tinh thần quyết chiến, quyết thắng cao độ (0,5 điểm).
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện(0,5 điểm).
- Có sự lãnh đạo của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo (0,5 điểm).
- Có nghệ thuật quân sự độc đáo như “Vườn không nhà trống”, “Dĩ đoản chế trường”… (0,5 điểm).
* Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn
- Ông được vua Trần giao cho trọng trách Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến. Soạn Hịch tướng sĩ để dộng viên tinh thần chiến đấu của quân đội (0,25 điểm)
- Trần Quốc Tuấn là một nhà lý luận quân sự tài ba, ông là tác giả của bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư (0,25 điểm)
- Trước thế giặc mạnh, ông đều cho lui binh để bảo toàn lực lượng chờ thời cơ để đánh => sách lược khôn khéo (0,25 điểm)
- Khi quân địch ở Thăng Long gặp khó khăn, tuyệt vọng phải rút quân, Trần Quốc Tuấn đã quyết định mở cuộc phản công và tiến hành trận mai phục trên sông Bạch Đằng, tạo nên chiến thắng quyết định trước quân xâm lược (0,25 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
* Điểm tích cực trong cải cách của Hồ Quý Ly
- Góp phần hạn chế sự tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần (0,25 điểm)
- Tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền (0,25 điểm)
- Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ (0,25 điểm)
* Điểm hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly
- Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận) (0,25 điểm)
- Chưa phù hợp với tình hình thực tế (0,25 điểm)
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân (0,25 điểm)
* Suy nghĩ về nhân vật Hồ Quý Ly:
- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng (0,5 điểm)
® Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến (0,5 điểm)
- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông (0,5 điểm).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1. Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất dưới triều đại nào?
A. Nhà Tần.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Minh.
Câu 2. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường có tên gọi là
A. Chế độ công điền.
B. Chế độ quân điền.
C. Chế độ tịch điền.
D. Chế độ lĩnh canh.
Câu 3. Quê hương của phong trào Văn hóa phục hưng là nước
A. Ý.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Mỹ.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây được gọi là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Phong trào Văn hóa phục hưng.
B. Phong trào cải cách tôn giáo.
C. Các cuộc phát kiến địa lí.
D. Cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 5. Sự kiện nào được đánh giá là đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
B. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
C. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713.
Câu 6. Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau
“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thủa trước Ngô Chúa phá Hoằng Thao”
A. Sông Mã.
B. Sông Cả.
C. Sông Đà.
D. Sông Bạch Đằng.
Câu 7. Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành là Thăng Long vào năm
A.1008.
B.1009.
C.1010.
D.1011.
Câu 8. Hai câu thơ dưới đây của tác giả nào? Trong tác phẩm nào?
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội.
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”.
A. Trần Hưng Đạo trong “Hịch tướng sĩ”.
B. Lê Văn Hưu trong “Đại Việt sử kí toàn thư”.
C. Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại Cáo”.
D. Nguyễn Trãi trong “Phú núi Chí Linh”.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí. Đánh giá những tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến Việt Nam?
Câu 2 (3,0 điểm). So sánh đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI (ĐỀ SỐ 5)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1 - C |
2 - B |
3 - A |
4 - A |
5 - B |
6 - D |
7 - C |
8 - C |
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
* Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Lực lượng sản xuất phát triển đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng (0,25 điểm)
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả -rập độc chiếm (0,25 điểm)
→ Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu (0,25 điểm)
* Điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí:
- Khoa học, kĩ thuật có bước phát triển: tàu Ca-ra-ven, la bàn... (0,25 điểm)
- Những tri thức khoa học, bản đồ, hải đồ… (0,25 điểm)
- Tiềm lực vật chất (0,25 điểm)
* Ảnh hưởng đến Việt Nam:
- Sau phát kiến địa lí, từ thế kỉ XVI – XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Hà Lan, Anh, Pháp...) đến Việt Nam ngày càng nhiều, góp phần mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán, tạo nên sự hưng khởi của các đô thị (0,5 điểm)
- Các giáo sĩ đến truyền đạo góp phần du nhập và tạo ra chữ quốc ngữ (0,5 điểm)
- Tuy nhiên, phát kiến địa lí cũng khiến Việt Nam bị dòm ngó và xâm lược (0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
* Đường lối kháng chiến của nhà Trần
- Dựa vào nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân để chống giặc thực hiện “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” (0,5 điểm)
- Áp dụng có hiệu quả nghệ thuật “dĩ đoản chế trường” tránh chỗ mạnh của địch, tận dụng điểm mạnh của ta để đánh cái yếu của địch (0,5 điểm)
- Sử dụng chiến thuật “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất (0,5 điểm)
* Đường lối kháng chiến của nhà Hồ
- Không đoàn kết được nhân dân chống giặc (0,5 điểm)
- Sử dụng cách đánh công thành vốn là thế mạnh của kị binh Trung Quốc (0,5 điểm)
=> Chính vì có những khác nhau như vậy nên nhà Trần đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên còn nhà Hồ thì thất bại và để mất nước vào tay quân Minh (0,5 điểm).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1. Vị vua đầu tiên của nhà Trần là
A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh).
B. Trần Thánh Tông (Trần Thừa).
C. Trần Thái Tông (Trần Cảnh).
D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên).
Câu 2. Dưới thời Trần, quân các lộ ở miền núi gọi là
A. Cấm binh.
B. Hương binh.
C. Phiên binh.
D. Chính binh.
Câu 3. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc”?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Bình Trọng.
D. Trần Nhật Duật.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải chính sách đồng hóa của nhà Minh đối với dân tộc ta.
A. Thiêu hủy nhiều sách quý của ta, mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
B. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, bóc lột nhân dân ta.
C. Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
D. Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ.
Câu 5. Dưới thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do nhà vua ban cấp được gọi là gì?
A. Thái ấp.
B. Điền trang.
C. Tịch điền.
D. Trang viên.
Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh là
A. Nhà Hồ đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy vong.
B. Tương quan lực lượng chênh lệch lớn.
C. Không đoàn kết được nhân dân chống giặc.
D. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị chu đáo.
Câu 7. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là
A. Bình Ngô Đại cáo.
B. Hịch tướng sĩ.
C. Chiếu dời đô.
D. Bạch Đằng giang phú.
Câu 8. Danh nhân nào dưới đây là người có công chế tạo ra súng thần cơ?
A. Trần Hưng Đạo.
B. Hồ Nguyên Trừng.
C. Trần Quang Khải.
D. Trần Nguyên Đán.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần.
Câu 2 (3,0 điểm): Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI (ĐỀ 6)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1-C |
2-C |
3-C |
4-B |
5-A |
6-C |
7-B |
8-B |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
* Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
- Nguyên nhân khách quan: Quân Mông – nguyên thiếu lương thực, không quen địa hình, không phát huy được sở trường chiến đấu... (0,5 điểm)
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam (0,25 điểm).
+ Đường lối chiến lược đấu tranh đúng đắn; chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (0,5 điểm)
+ Có các tướng lĩnh tài ba như: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn,... (0,25 điểm)
* Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên:
- Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc (0,25 điểm)
- Khẳng định lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta (0,25 điểm)
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc (0,25 điểm)
- Góp phần làm phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta (0,25 điểm)
- Để lại bài học vô giá: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” (0,25 điểm)
- Ngăn chặn ý đồ của nhà Nguyên trong việc xâm lược các nước khác (0,25 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
* Điểm tích cực trong cải cách của Hồ Quý Ly
- Góp phần hạn chế sự tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần (0,5 điểm)
- Tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền (0,25 điểm)
- Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ (0,5 điểm)
* Điểm hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly
- Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận) (0,5 điểm)
- Chưa phù hợp với tình hình thực tế (0,5 điểm)
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân (0,5 điểm).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Nội dung nào không phản ánh đúng về quân đội nhà Trần?
A. Quân đội gồm cấm quân ở kinh thành và quân ở các lộ.
B. Tuyển dụng binh lính theo chính sách “ngụ binh ư nông”.
C. Quân đội được học tập binh pháp, luyện tập võ nghệ.
D. Chủ trương xây dựng quân đội là “quý hồ đa, bất quý hồ tinh”.
Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người bóp nát quả cam,
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân,
Phá cường địch báo hoàng ân,
Dựng lên cờ nghĩa xả thân diệt thù?”
A. Trần Quốc Toản.
B. Trần Hưng Đạo.
C. Trần Khánh Dư.
D. Trần Nhật Duật.
Câu 3. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Mông – Nguyên trong ba lần tiến đánh Đại Việt, ngoại trừ việc
A. đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt.
B. lực lượng quân Nguyên – Mông ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh giỏi với nhiều danh tướng kiệt xuất.
D. nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 4. Những tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Đại Việt thời Trần là
A. vương hầu, quý tộc.
B. địa chủ, quan lại.
C. nông nô, nô tì.
D. thợ thủ công, thương nhân.
Câu 5. Thầy thuốc nổi tiếng nào thời Trần đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân?
A. Tuệ Tĩnh.
B. Lê Hữu Trác.
C. Lý Quốc sư.
D. Hồ Đắc Di.
Câu 6. Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần
A. rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
B. bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
C. đứng trước nguy cơ bị nhà Nguyên xâm lược.
D. đã bị nhà Minh đô hộ, thống trị.
Câu 7. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu thành
A. Đại Nam.
B. Đại Ngu.
C. An Nam.
D. Đại Việt.
Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là gì?
A.Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.
B.Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.
C.Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần. Theo em, chế độ “ngụ binh ư nông” của nhà Trần có đặc điểm gì và tác dụng ra sao?
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?
b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI (ĐỀ SỐ 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án:
1 - D |
2 - A |
3 - B |
4 - C |
5 - A |
6 - A |
7 - B |
8 - D |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)a
* Chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của nhà Trần:
- Chủ trương: quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông; xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội (0,25 điểm)
- Biện pháp:
+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (0,25 điểm).
+ Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên (0,25 điểm).
+ Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc (0,25 điểm).
* Đặc điểm và tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”:
♦Đặc điểm:
- "Ngụ binh ư nông" là "gửi binh ở nông" hoặc "gửi quân lính về đồng ruộng". (0,25 điểm)
- Điểm cơ bản là: sử dụng một bộ phận các lực lượng quân sự sau chiến tranh hoặc lúc không có chiến tranh tham gia vào sản xuất nông nghiệp; các binh sĩ này sẽ vừa khai hoang lập ấp, sản xuất nông nghiệp; vừa luyện tập quân sự thường xuyên để dự phòng khi có chiến tranh, giặc giã (0,5 điểm).
♦ Tác dụng:
- Việc đưa quân sĩ về địa phương, luân phiên cày cấy sẽ giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân của triều đình (0,25 điểm).
- Giúp tạo ra mối liên hệ,liên kết hài hòa giữa lĩnh vực quân sự và nông nghiệp, giữa vấn đề phát triển kinh tế với bản vệ đất nước, chuyển hóa nhanh từ thời bình sang thời chiến khi cần thiết (0,5 điểm).
- Chính sách ngụ binh ư nông đã phản ánh tư duy “nông binh bất phân” không phân biệt quân đội và nông dân, ở đâu có dân là ở đó có quân => phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, góp phần hình thành nên truyền thống “toàn dân đánh giặc giữ nước” (0,5 điểm).
Câu 2 (3,0 điểm):
a. Đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ
* Đường lối kháng chiến của nhà Trần:
- Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc (0,5 điểm)
- Đường lối kháng chiến đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).
* Đường lối kháng chiến của nhà Hồ:
- Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh (0,75 điểm)
b. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:
* Nguyên nhân khách quan:
- Quân Minh có ưu thế vượt trội hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu (0,25 điểm)
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, không huy động được toàn dân tham gia chiến đấu chống ngoại xâm (0,25 điểm)
- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm:
+ Không phát huy được sức mạnh toàn dân (0,25 điểm)
+ Đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động (0,25 điểm)
+ Dựa vào thành lũy, vũ khí để chống lại sức mạnh của giặc Minh (0,25 điểm).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Lịch sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Nội dung nào không phản ánh đúng hoàn cảnh thành lập của nhà Trần?
A. Nhà Lý suy yếu, chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân.
B. Dân chúng cực khổ; tình trạng lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.
C. Các thế lực phong kiến địa phương đánh giết lẫn nhau, chống lại triều đình.
D. Đất nước thái bình, thịnh trị; đời sống nhân dân ổn định, phát triển.
Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ngồi đan sọt ở bên đường,
Giáo đâm, lính nạt coi thường không hay,
Hẳn còn suy nghĩ chi đây
Tài kiêm văn võ, người này là ai?”
A. Yết Kiêu.
B. Phạm Ngũ Lão.
C. Đặng Dung.
D. Phạm Sư Mạnh.
Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng tác dụng từ chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý – Trần?
A.Giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa lực lượng quân thường trực và quân dự bị.
B. Giúp nhà nước phong kiến giảm bớt ngân quỹ chi dùng cho quốc phòng.
C. Tạo điều kiện để huy động sức mạnh của toàn dân trong chiến đấu và sản xuất.
D. Lực lượng quân đội được phiên chế, tổ chức và huấn luyện quy củ hơn.
Câu 4. Bộ chính sử đầu tiên của Đại Việt được biên soạn dưới thời Trần là
A. Đại Nam thực lục.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Đại Việt sử kí.
D. Việt Nam sử lược.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về sự phát triển của nội thương ở Đại Việt thời Trần?
A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn, sầm uất (tiêu biểu là Thăng Long).
B.Mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực.
C.Chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi.
D.Hoạt động buôn bán giữa các vùng trong cả nước được đẩy mạnh.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng về tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XIV?
A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không tu sửa đê điều.
B. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có.
C. Vua, quan, quý tộc ăn chơi sa đọa; tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân.
D. Nhân dân Đại việt khổ cực dưới ách thống trị và đô hộ của nhà Minh.
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng về chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế - tài chính?
A. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
B. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn.
C. Hạn chế số lượng ruộng đất của quý tộc.
D. Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
Câu 8. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?
A. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố.
B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.
C. Đoàn kết được lực lượng toàn dân.
D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến từ thế kỉ X – XV theo mẫu sau:
Tên cuộc kháng chiến |
Lãnh đạo chủ chốt |
Trận đánh tiêu biểu |
Kết quả |
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt thời Lý.
b. Bức tranh dưới đây mô tả lại biện pháp nào của nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp? Em hiểu gì về biện pháp này?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI (ĐỀ SỐ 2)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án:
1 - D |
2 - B |
3 - D |
4 - C |
5 - B |
6 - D |
7 - B |
8 - C |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
*Mỗi ý được 0,25 điểm
Tên cuộc kháng chiến |
Lãnh đạo chủ chốt |
Trận đánh tiêu biêu |
Kết quả |
Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) |
Ngô Quyền. |
Trận Bạch Đằng. |
Thắng lợi. |
Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (980 – 981) |
Lê Hoàn. |
Trận Bạch Đằng. |
Thắng lợi. |
Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) |
Lý Thường Kiệt. |
- Trận Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu. - Trận Như Nguyệt. |
Thắng lợi. |
3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) |
- Các vua nhà Trần. - Trần Thủ Độ. - Trần Hưng Đạo. |
- Trận Đông Bộ Đầu. - Trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương,... - Trận Bạch Đằng. |
Thắng lợi. |
Kháng chiến chống quân Minh thời Hồ (1406 – 1407) |
- Hồ Quý Ly. - Hồ Hán Thương. |
- Trận Đa Bang. |
Thất bại. |
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Đại Việt thời Lý
* Nông nghiệp (0,5 điểm)
- Nông nghiệp phát triển: diện tích canh tác gia tăng; đa dạng các loại cây trồng; mùa màng tươi tốt, bội thu nhân dân ấm no.
- Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển:
+ Nhà nước khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai mòi, đồng thời cho đắp đê phòng lụt.
+ Nhà nước ban hành lệnh cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
* Thủ công nghiệp (0,5 điểm)
- Trong nhân dân, nghề chăn tằm ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy,... đều được mở rộng.
- Nhiều công trình nổi tiếng do bàn tay thợ thủ công Đại Việt tạo dựng, như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,...
* Thương nghiệp (0,5 điểm)
- Nội thương: các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi; giao lưu, buôn bán giữa các vùng trong cả nước ngày càng nhộn nhịp; kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước.
- Ngoại thương: việc buôn bán, trao đổi giữa Đại Việt và nước ngoài được mở mang.
b. Bức tranh dưới đây mô tả lại biện pháp nào của nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp? Em hiểu gì về biện pháp này?
- Bức tranh trên mô tả lại: lễ cày tịch điền của nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lý (0,25 điểm)
- Một vài thông tin về lễ cày tịch điền (0,25 điểm)
+ Lễ Tịch Điền là nghi lễ mà nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp.
+ Theo sử sách ghi chép: lễ cày tịch điền có từ thời Tiền Lê, sau đó được các vua nhà Lý, Trần, Lê duy trì. Đặc biệt đến triều Nguyễn, lễ Tịch điền có nhiều quy định cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ Lễ chủ trì.
+ Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, nghi lễ này được nhà nước Việt Nam phục hồi lại và duy trì cho tới nay.