Top 150 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Top 150 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Top 150 Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 năm học 2023 mới nhất | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, có đáp án với trên 100 đề thi môn Lịch Sử được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Lịch Sử lớp 7.
Mục lục Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 năm 2023 mới nhất
Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 - Kết nối tri thức
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Giữa kì 1
Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 - Cánh diều
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Giữa kì 1
Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Giữa kì 1
- [Năm 2023] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 7 có đáp án (5 đề)
- Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 7 Giữa kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
- Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2023 có ma trận (10 đề)
- Đề thi Học kì 1 Lịch Sử 7
- [Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 có đáp án (6 đề)
- Bộ 8 Đề thi Lịch sử lớp 7 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 7 năm 2023 có ma trận (10 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 7 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 7 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 7 Giữa kì 2 năm 2023 (4 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 7 Học kì 2 năm 2023 (4 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 7 Học kì 1 có đáp án (4 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 7 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Vào thời Ngô Quyền, chức thứ sử đứng đầu các châu là:
A. Các tướng lĩnh có công, được Ngô Quyền cử đi cai quản các địa phương.
B. Các quan địa phương.
C. Chức quan do Trung Quốc cử sang.
D. Các quan lại được bổ nhiệm nhờ con đường thi cử.
Câu 2: Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm.
B. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh dành quyền lực.
D. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha.
Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.
Câu 4: Trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?
A. Tầng lớp nông dân.
B. Tầng lớp công nhân.
C. Tầng lớp thợ thủ công.
D. Tầng lớp nông nô.
Câu 5: Triều đình trung ương thời tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, quan võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội
C. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có Thái Sư và Đại Sư.
D. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có các con của vua.
Câu 6: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?
A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh.
B. Quan hệ bình thường.
C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian.
D. Hòa hiếu thân thiện.
Câu 7: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
C. Trâu bò là động vật quý hiếm.
D. Trâu bò là động vật linh thiêng.
Câu 8: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?
A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam, ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước và dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới.
B. Gửi thư yêu cầu vua Đại Việt chầu hoàng đế nhà Tống.
C. Liên minh với Liêu Hạ đánh Đại Việt.
D. Chấn chỉnh quân đội, khẩn trương tấn công Đại Việt.
Câu 9: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077
A. Lý Công Uẩn.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Lý Thánh Tông.
D. Lý Nhân Tông.
Câu 10: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?
A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.
B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương Lý Công Uẩn.
D. Đại La là thành trì quân sự khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (3 điểm) So sánh đời sống văn hóa xã hội thời Lý với thời Đinh – Tiền Lê?
Câu 2: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. A |
2. B |
3. B |
4. D |
5. C |
6. B |
7. A |
8. A |
9. B |
10. A |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
Nội dung so sánh |
Nhà Lý |
Nhà Đinh – Tiền Lê |
Xã hội |
- Bộ máy thống trị: Vua, quan, hoàng tử, công chúa. - Những người bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tỳ. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. |
- Bộ máy thống trị: Vua, quan văn, quan võ, một số nhà sư. - Những người bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một ít địa chủ, nô tỳ. - Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu. |
Văn hóa |
- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan. - Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sung Phật giáo. |
- Giáo dục chưa phát triển. - Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. - Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơi. |
Câu 2:
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê:
- Đất nước ta đã giành được độc lập dân tộc, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc làm việc như thời Bắc thuộc.
- Đức tính cần cù, chịu khó của những người thợ và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta truyền lại.
- Sự trao đổi, buôn bán giữa nước ta với các nước đã kích thích các ngành thủ công nghiệ trong nước phát triển, sản phẩm không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Một chế độ đặc biệt phổ biến trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
A. Chế độ Nhiếp chính vương.
B. Chế độ Thái Thượng Hoàng.
C. Chế độ lập Thái tử sớm.
D. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
Câu 2: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?
A. Quân phải đông, nước mới mạnh.
B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ.
D. Quân đội phải văn võ song toàn.
Câu 3: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay.
B. Bắt giam vào ngục.
C. Tỏ thái độ giảng hòa.
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Câu 4: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long?
A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
B. “Vườn không nhà trống”.
C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.
D. Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược.
Câu 5: Thời Trần, nhà nước độc quyền quản lí nghề thủ công nào?
A. Chế tạo vũ khí.
B. Dệt vải.
C. Đúc đồng.
D. Làm giấy.
Câu 6: Các vương hầu, quý tộc nhà Trần tiếp tục chiêu tập dân nghèo để làm gì?
A. Luyện tập quân sự, làm đường sá, khai thác mỏ.
B. Làm nghề thủ công, ươm tơ, dệt vải.
C. Khai hoang, lập điền trang.
D. Hầu hạ, phục dịch, làm tôi tớ.
Câu 7: Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?
A. Nguyễn Phi Khanh.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Khánh Dư.
D. Chu Văn An.
Câu 8: Chính sách cai trị tàn bạo nhất của nhà Minh là gì?
A. Tăng thuế đối với nông dân.
B. Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì.
C. Cưỡng bức nhân dân ta bỏ phong tục tập quán cũ của mình.
D. Tàn sát người dân Đại Việt.
Câu 9: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu?
A. Bến Bô Cô (Nam Định).
B. Đồ Sơn (Hải Phòng).
C. Phú Thọ.
D. Thái Nguyên.
Câu 10: Thời Trần, những người giàu có trong xã hội có nhiều ruộng đất cho thuê nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc là
A. chủ nô.
B. vương hầu.
C. thương nhân
D. địa chủ.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Trình bày tình hình giáo dục và khoa học thời Trần?
Câu 2: (3 điểm) Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng ?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. B | 2. B | 3. B | 4. B | 5. A |
6. C | 7. D | 8. C | 9. A | 10. D |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
- Về giáo dục:
+ Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại.
+ Các lộ, phủ, doanh, kinh thành đều có trường công.
+ Các làng xã có trường tư.
+ Các kỳ thi được tổ chức theo định kỳ và nghiêm ngặt để chọn người tài giỏi.
- Về khoa học:
+ Về sử học: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu.
+ Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
+ Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh.
Câu 2:
- Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
- Ngoài ra, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly lam cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Đặc biệt các chính sách của nhà Hồ đã đụng chạm nhiều đến quyền lợi quý tộc nhà Trần nên nhà Hồ không có được sự ủng hộ của nhiều lực lượng quý tộc nhà Trần trước đây.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo là “quân ba chỏm”?
A. Nghĩa quân đã 3 lần tấn công Thăng Long.
B. Nghĩa quân cạo trọc đầu, chủ để ba chỏm tóc.
C. Nghĩa quân ba lần bị thất bại.
D. Nghĩa quân chia làm ba cánh tấn công vào nhà Lê.
Câu 2: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?
A. Lê Chiêu Thống.
B. Nguyễn Hoàng.
C. Nguyễn Kim.
D. Trịnh Kiểm.
Câu 3: Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong?
A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang.
C. Khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn.
D. Thủ công nghiệp phát triển.
Câu 4: Nhờ đâu nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII?
A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ.
B. Nhờ việc giảm tô, thuế.
C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.
D. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 5: Ý nào không đúng về Đàng Ngoài nước ta thế kỷ XVIII?
A. Nhà Lê thế kỉ XVIII lập lại chính quyền, điều hành mọi công việc.
B. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, phủ chúa quanh năm hội hè, yến việc.
C. Thời Lê thế kỉ XVIII, ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.
D. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân.
Câu 6: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
Câu 7: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
C. Đó là 1 con sông lớn.
D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
Câu 8: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?
A. Ban hành chiếu khuyến học.
B. Mở thêm trường dạy học.
C. Xóa nạn mù chữ.
D. Ban bố chiếu lập học.
Câu 9: Quang Trung đã làm gì để khiến cho hàng hóa không ngưng đọng?
A. Giảm nhẹ nhiều loại thuế.
B. Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”.
C. Mở lại các chợ.
D. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.
Câu 10: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?
A. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Câu 2: (2 điểm) Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. B |
2. C |
3. A |
4. D |
5. A |
6. A |
7. B |
8. D |
9. B |
10. A |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
Kinh tế:
Nông Nghiệp:
- Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế.
- Mở cửa ải thông chơi búa.
- Kết quả: Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Phát triển văn hóa dân tộc:
- Ban bố Chiếu lập học.
- Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.
- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
Câu 2:
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường.
- Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
→ Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùn lên chống lại chính quyền phong kiến.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2023
Môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo là “quân ba chỏm”?
A. Nghĩa quân đã 3 lần tấn công Thăng Long.
B. Nghĩa quân cạo trọc đầu, chủ để ba chỏm tóc.
C. Nghĩa quân ba lần bị thất bại.
D. Nghĩa quân chia làm ba cánh tấn công vào nhà Lê.
Câu 2: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?
A. Lê Chiêu Thống.
B. Nguyễn Hoàng.
C. Nguyễn Kim.
D. Trịnh Kiểm.
Câu 3: Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong?
A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang.
C. Khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn.
D. Thủ công nghiệp phát triển.
Câu 4: Nhờ đâu nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII?
A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ.
B. Nhờ việc giảm tô, thuế.
C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.
D. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 5: Ý nào không đúng về Đàng Ngoài nước ta thế kỷ XVIII?
A. Nhà Lê thế kỉ XVIII lập lại chính quyền, điều hành mọi công việc.
B. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, phủ chúa quanh năm hội hè, yến việc.
C. Thời Lê thế kỉ XVIII, ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.
D. Dưới thời Lê thế kỉ XVIII, quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân.
Câu 6: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
Câu 7: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
C. Đó là 1 con sông lớn.
D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
Câu 8: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?
A. Ban hành chiếu khuyến học.
B. Mở thêm trường dạy học.
C. Xóa nạn mù chữ.
D. Ban bố chiếu lập học.
Câu 9: Quang Trung đã làm gì để khiến cho hàng hóa không ngưng đọng?
A. Giảm nhẹ nhiều loại thuế.
B. Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”.
C. Mở lại các chợ.
D. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.
Câu 10: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?
A. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Câu 2: (2 điểm) Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả gì?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. B |
2. C |
3. A |
4. D |
5. A |
6. A |
7. B |
8. D |
9. B |
10. A |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
Kinh tế:
Nông Nghiệp:
- Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế.
- Mở cửa ải thông chơi búa.
- Kết quả: Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Phát triển văn hóa dân tộc:
- Ban bố Chiếu lập học.
- Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.
- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
Câu 2:
- Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã làm cho tình hình nông nghiệp suy sụp: mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ, quan lại cường hào chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường.
- Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa: công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
→ Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùn lên chống lại chính quyền phong kiến.