Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023


Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023 được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Vật Lí 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Vật Lí lớp 9.

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây dẫn đi 3V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ

A. giảm đi 3 lần.

B. tăng lên 3 lần.

C. giảm đi 0,2A.

D. là I = 0,2A.

Câu 2:Cường độ dòng điện chạy qua một điện trở là 150mA. Điện trở đó có giá trị 0,2kΩ. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở đó là

A. 30V B. 30kV C. 300V D. 3000MV

Câu 3:Có 3 điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi còn một nửa người ta mắc thêm vào mạch điện trở R4. Điện trở R4 có thể nhận các giá trị nào trong các giá trị sau?

A. R4 = 15Ω B. R4 = 25Ω C. R4 = 20Ω D. R4 = 60Ω

Câu 4:Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, với tiết diện S và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn.

A. R = ρ.l.S

B. R = ρ. S/l

C. R = lρ/S

D. R = S. l/ρ

Câu 5:Một người mắc một bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 110V vào mạng điện 220V. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?

A. Đèn sáng bình thường.

B. Đèn không sáng.

C. Đèn ban đầu sáng yếu, sau đó sáng bình thường.

D. Đèn ban đầu sáng mạnh sau đó tắt.

Câu 6:Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ 400mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là

A. 24W B. 2,4W C. 2400W D. 240W

Câu 7:Một kim nam châm tự do. Sự định hướng của kim nam châm là cực Bắc của nam châm chỉ về

A. hướng Đông của địa lí.

B. hướng Bắc của địa lí.

C. hướng Nam của địa lí.

D. hướng Tây của địa lí.

Câu 8:Động cơ điện một chiều gồm các bộ phận chính nào sau đây tạo thành?

A. Bộ góp điện, khung dây.

B. Nam châm vĩnh cửu và khung dây dẫn.

C. Nam châm và khung dây dẫn.

D. Nam châm điện và bộ góp điện.

Câu 9:Trong hình vẽ lực từ tác dụng vào dây AB có phương, chiều như thế nào?

A. Phương ngang, chiều hướng vào trong.

B. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.

C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

D. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài.

Câu 10:Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không đổi.

C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.

D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Phần tự luận

Câu 11:Trên hình, biết R1 = 3R2, các ampe kế có điện trở không đáng kể. Biết ampe kế A1 chỉ 2A. Hãy cho biết số chỉ của ampe kế còn lại.

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 12:Một ấm điện tiêu thụ công suất P = 735W, được đặt dưới hiệu điện thế 210V.

a) Tính điện trở của ấm điện.

b) Điện trở dây nung của ấm bằng hợp kim hình trụ, có tiết diện thẳng là hình tròn, đường kính d = 2mm. Tính chiều dài dây, biết rằng hợp kim này nếu chế ra dây khác dài l’ = 1m đường kính d = 1mm thì có điện trở R’ = 0,4Ω.

c) Tính điện năng tiêu thụ sau 1 giờ 20 phút ra W.h

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:D

Cường độ dòng điện tỉ lệ với hiệu điện thế nên: I1/I2 = U1/U2 = 9/6 = 3/2.

=> I2 = I1. 2/3 = 0,2A

Câu 2:A

Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở U = I.R = 0,150.200 = 30V.

Câu 3:D

Để cường độ dòng điện giảm đi còn một nửa thì điện trở của mạch phải tăng lên gấp đôi, vậy R4 = R1 + R2 + R3 = 60Ω.

Câu 4:C

Hệ thức giữa điện trở R với l, S, ρ là R = ρ. l/S

Câu 5:D

Nếu mắc bóng đèn có hiệu điện thế định mức 110V vào mạng điện 220V thì đèn ban đầu sáng mạnh sau đó tắt (là do đèn hỏng, dây tóc không chịu nổi đã đứt).

Câu 6:B

Công suất tiêu thụ của đèn P = U.I = 6.0,4 = 2,4W

Câu 7:B

Kim nam châm tự do, cực Bắc của nam châm luôn chỉ về cực Bắc của địa lý và cực nam chỉ về hướng Nam của địa lý.

Câu 8:C

Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều gồm hai bộ phận chính sau đây:

+ Nam châm

+ Khung dây dẫn.

Câu 9:D

Theo quy tắc bàn tay trái lực từ tác dụng vào dây AB có phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài.

Câu 10:C

Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 11:Vì R1 = 3R2 thì I2 = 3I1 = 6A.

Vậy A2 chỉ 6A

I = I1 + I2 = 8A.

Vậy A chỉ 8A.

Câu 12:a) Điện trở của ấm điện: R = U2/P = 2202/735 = 60Ω.

b) Chiều dài dây: l = (SRb)/ρ = 600m

c) Tính điện năng tiêu thụ sau 1 giờ 20 phút: A = P.t = 735.4/3 = 980W/h

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

A. 1,2A    B. 1A    C. 0,9A    D. 1,8A

Câu 2:Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

A. U = R/I    B. I = U/R    C. I = R.U    D. R = IU

Câu 3:Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 3 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là đúng khi so sánh giá trị của các điện trở?

A. R1 > R2 > R3

B. R1 = R2 = R3

C. R2 > R1 > R3

D. R1 < R2 < R3

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 4:Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. U= 9V, R1 = 1,5Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là:

A. 10A    B. 6A    C. 4A    D. 2A

Câu 5:Cho điện trở R1 = 80Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 60Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là

A. U = 24V    B. U = 18V    C. U = 54V    D. U = 56V

Câu 6:Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có điện trở R2 = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là

A. 34m    B. 170m    C. 85m    D. 11,76m

Câu 7:Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất là ρ là gì?

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 8:Một mạch điện gồm hai điên trở R1 = 2(Ω) mắc song song với R2 thì cường độ dòng mạch chính là 1,5(A) và dòng qua R2 là 0,5(A). Giá trị điện trở R2

A. R2 = 2(Ω)    B. R2 = 3,5(Ω)    C. R2 = 2,5(Ω)    D. R2 = 4(Ω)

Câu 9:Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào mạch điện, biết R2 = 1/3 R1 thì dòng điện qua R1 là I1 = 0,2 (A). Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là

A. I = 0,4(A)    B. I = 0,6(A)    C. I = 0,59(A)    D. I = 0,8(A)

Câu 10:Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 100W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V?

A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hia đầu bóng đèn 2.

B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2.

C. Cả hai bóng đèn đều sáng bình thường.

D. hai bóng đèn sang như nhau.

Câu 11:Công thức nào dưới đây là công thức tính công suất điện?

A. P = I.R2    B. P = U.I    C. P = U2/I    D. P = U.I2

Câu 12:Một dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một dây dẫn có điện trở 3kΩ. Công suất tỏa nhiệt trên dây có độ lớn là

A. 6W    B. 6000W    C. 0,012W    D. 18W

Câu 13:Một bóng đèn có ghi 220V – 75W, khi đèn sang bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là

A. 75kJ    B. 150kJ    C. 240kJ    D. 270kJ

Câu 14:Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút thì tỏa ra nhiệt lượng là

A. 1200J    B. 144000J    C. 7200J    D. 24000J

Câu 15:Một dây may đo có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4 lít nước nhiệt độ 20oC. Sau t phút , nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun-Len-xơ là 30000J. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.độ, nhiệt độ nước sau thời gian nói trên có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. t = 28,1oC    B. t = 82,1oC    C. t = 21,8oC    D. t = 56,2oC

Câu 16:Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện?

A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.

B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.

C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.

D. Sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng.

Câu 17:Từ phổ là gì?

A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm.

B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

C. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm.

D. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện.

Câu 18:Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay choãi ra 90° chỉ chiều nào dưới đây?

A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm.

C. Chiều cực Nam đến cực Bắc của nam châm.

D. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 19:Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về từ trường của dòng điện?

A. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.

B. Từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ rất lớn.

C. Dòng điện có cường độ nhỏ không tạo từ trường xung quanh nó.

D. Từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện.

Câu 20:Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi.

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.

C. số đường sức từ song song với mặt phẳng tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi.

D. từ trường xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:B

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng bấy nhiêu lần. Hiệu điện thế đặt vào dây dẫn đã tăng lên 5/3 lần nên cường độ dòng điện cũng tăng lên 5/3 lần. Nên I = 1A.

Câu 2:B

Hệ thức biểu thị định luật Ôm là: I = U/R.

Câu 3:D

Từ định luật Ôm ta có R = U/I . Từ đồ thị ứng với U = 12V ta có các giá trị I1 > I2 > I3 ta suy ra R1 < R2 < R3.

Câu 4:D

U1 = U – U2 = 9 – 6 = 3V, suy ra I = U1/R1 = 3/1,5 = 2(A)

Câu 5:D

Vì mắc nối tiếp hai điện trở chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Vậy hiệu điện thế tối đa U = I(R1 + R2) = 0,4(80 + 60) = 56V

Câu 6:C

Vì điện trở tỉ lệ với chiều dài nên R1/R2 = l1/l2 = 2/17 => l2 = l1. 17/2 = 10.17/2 = 85m

Câu 7:A

Câu 8:D

Dòng điện qua R1: I1 = I – I2 = 1,5 – 0,5 = 1(A)

Hiệu điện thế hai đầu mạch: U = I1.R1 = 1.2 = 2(V)

=> Điện trở R2 = U/I2 = 2/0,5 = 4(Ω)

Câu 9:D

Trong mạch song song ta có:

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Vậy I1/I2 = 1/3 => I2 = 3I1 = 3.0,2 = 0,6(A)

Cường độ mạch chính là: I = I1 + I2 = 0,2 + 0,6 = 0,8(A)

Câu 10:C

Khi mắc song song hai bóng trên thì cả hai bóng đều sáng bình thường.

Câu 11:B

Công thức tính công suất điện là P = U.I

Câu 12:C

Công suất tỏa nhiệt trên dây P = I2R = (2.10-3)2.3000 = 12.10-3 W = 0,012W.

Câu 13:D

Điện năng sử dụng trong 1 giờ A = P.t = 75.3600 = 270000J = 270kJ

Câu 14:B

Nhiệt lượng tỏa ra Q = I2Rt = 22.20.30.60 = 144 000J

Câu 15:C

Nhiệt nhận Q = cm∆to => ∆to = Q/cm = 30000/4200.4 = 1,78° ≈ 1,8°.

Nhiệt độ cuối t = to + ∆to = 20 + 1,8 = 21,8oC

Câu 16:D

Biện pháp sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng là không tiết kiệm điện.

Câu 17:B

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ (do mạt sắt tạo ra).

Câu 18:D

Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 19:A

Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.

Câu 20:B

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4mA thì hiệu điện thế là

A. 3V    B. 8V    C. 5V    D. 4V

Câu 2:Trên hình 2 là một số đồ thị, hãy cho biết đồ thị nào biểu diễn đúng mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn và hiệu điện thế (U) đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 3:Câu phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở

A. hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

B. các nguyên tử cấu tạo nên vật gọi là điện trở của vật dẫn.

C. dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

D. êlectron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Câu 4:Có ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = R3 = 6Ω mắc như sau: (R1 nối tiếp R2)//R3. Điện trở tương đương cảu ba điện trở này là

A. 7,2Ω    B. 15Ω    C. 3,6Ω    D. 6Ω

Câu 5:Cho hai điện trở R1 = 30Ω; R2 = 20Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình vẽ. Điện trở tương đương RAB của đoạn mạch là

A. RAB = 10(Ω)

B. RAB = 12(Ω)

C. RAB = 50(Ω)

D. RAB = 600(Ω)

Câu 6:Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào hiệu điện thế U = 6(V) thì cường độ dòng điện mạch chính là 2(A). Biết R2 = 2R1. Giá trị R1, R2

A. R1 = 3(Ω) R2 = 6(Ω)

B. R1 = 3,2(Ω); R2 = 6,4(Ω)

C. R1 = 3,5(Ω) R2 = 7(Ω)

D. R1 = 4,5(Ω) R2 = 9(Ω)

Câu 7:Hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện 0,5 (A); R2 = 30Ω chịu được dòng điện 0,4(A). Hỏi có thể mắc song song hai điện trở trên vào hiệu điện thế nào để chúng không bị hỏng.

A. 16(V)    B. 14(V)    C. 12(V)    D. 10(V)

Câu 8:Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1 = S2R2.

B. S1/R1 = S2/R2

C. R1R2 = S1S2

D. S1/S2 = R1/R2

Câu 9:Cần làm một biến trở 20Ω bằng một dây constantan có tiết diện 1mm2 và điện trở suất 0,5.10-6Ω. Chiều dài của dây constantan là

A. 10m    B. 20m    C. 40m    D. 60m

Câu 10:Hai điện trở R1 = 20Ω và R2 = 5Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua mạch chính là

A. 0,24A    B. 1,5A    C. 0,3A    D. 1,2A

Câu 11:Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 60W. Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp nào dưới đây?

A. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 220V.

B. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V.

C. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 110V.

D. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 110V.

Câu 12:Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đi một nửa, thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi là

A. 2 lần    B. 6 lần    C. 8 lần    D. 16 lần

Câu 13:Mắc một bóng đèn có ghi 220V – 100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) là

A. 12kWh.    B. 400kWh.    C. 1440 kWh.    D. 43200kWh.

Câu 14:Hãy cho biết việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích nào sau đây?

A. Tiết kiệm tiền và giảm chi tiêu trong gia đình.

B. Các dụng cụ và thiết bị điện sử dụng được lâu bền hơn.

C. Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện quá tải, đặc biệt trong các giờ cao điểm.

D. Các câu trả lời A, B, C đúng.

Câu 15:Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn cso dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện.

B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ.

C. Phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ.

D. Không phụ thuộc vào cả chiều dòng điện và chiều đường sức từ.

Câu 16:Dụng cụ nào dưới đây được ứng dụng từ những tính chất của nam châm?

A. Chuông xe đạp B. Chuông chùa C. Chuông gọi cửa D. Chuông gió.

Câu 17:Làm thế nào để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu?

A. Dùng búa đập mạnh vào thanh thép.

B. Hơ thanh thép trên ngọn lửa.

C. Đặt thanh vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện một chiều chạy qua.

D. Cả ba ý trên.

Câu 18:Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay choãi ra 90° chỉ chiều

A. dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm.

C. từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm.

D. của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 19:Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?

A. Đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn.

B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm.

C. Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây.

D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.

Câu 20:Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín?

A. Khi cuộn dây chuyển động lại gần thanh nam châm.

B. Khi thanh nam châm chuyển động ra xa cuộn dây.

C. Khi thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:B

Cường độ tỉ lệ với hiệu điện thế: U1/I1 = U2/I2 => 12/6 = U2/4 => U2 = 8V

Câu 2:D

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào hiệu điện thế (U) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 3:C

Câu phát biểu đúng: Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Câu 4:C

R1 nối tiếp R2, R12 = 3 + 6 = 9Ω

Khi R12//R3 điện trở mạch R123 = R12.R3/(R12+ R3) = 9.6/(9+6) = 3,6 Ω

Câu 5:B

Điện trở tương đương: R = R1.R2/(R1+ R2) = (30.20)/50 = 12 Ω

Câu 6:D

Điện trở mạch là: RĐ = U/I = 6/2 = 3(Ω)

Mặt khác:

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Vậy 2/3 R1= 3(Ω) ⇔ R1 9/2 = 4,5(Ω); R2 = 2R1 = 2.4,5 = 9(Ω)

Câu 7:D

Hiệu điện thế mà R1 chịu được: U1 = I1.R1 = 0,5.20 = 10(V)

Hiệu điện thế mà R2 chịu được: U2 = I2.R2 = 0,4.30 = 12(V)

Vậy để cả hai chịu được ta phải mắc vào U = U1 = 10(V)

Câu 8:A

Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện nên R1/R2 = S2/S1 => S1R1 = S2R2

Câu 9:C

Công thức tính điện trở: R = ρ. l/S =>

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 10:B

Dòng điện trong mạch. I1 = 6/20 = 0,3A. I2 = 6/5 = 1,2A.

Dòng điện trong mạch chính: I = I1 + I2 = 0,3A + 1,2A = 1,5A.

Câu 11:B

Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V.

Câu 12:D

Nhiệt lượng tỏa ra Q = I2Rt. Nếu đồng thời giảm R, I, t đi một nửa, thì nhiệt lượng giảm đi 16 lần.

Câu 13:A

Điện năng tiêu thụ A = 0,1.4.30 = 12kWh

Câu 14:D

Sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích : Tiết kiệm tiền, thiết bị điện sử dụng được lâu bền hơn, giảm bớt các sự cố gây tổn hại.

Câu 15:C

Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ.

Câu 16:

Chuông gọi cửa là chuông điện được ứng dụng từ những tính chất của nam châm.

Câu 17:C

Để biến một thanh thép thành một nam châm vĩnh cửu ta đặt thanh vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện một chiều chạy qua.

Câu 18:D

Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua .

Câu 19:C

Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng.

Câu 20:D

Khi các đường sức từ qua cuộn dây kín biến thiên thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn

A. càng nhỏ.

B. không thay đổi.

C. càng lớn.

D. lúc đầu tăng, sau đó giảm.

Câu 2:Biểu thức định luật Ôm là

A. I = U2/R

B. I = U2R

C. I = U/R

D. I = UR

Câu 3:Một dây dẫn có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ dòng điện lớn nhất là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là:

A. 1000V    B. 100V    C. 10V    D. 6,25V

Câu 4:Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp với (R2 // R3), trong đó R1 = R2 = R3 = R. Gọi I1, I2, I3 là cường độ dòng điện lần lượt qua các điện trở R1, R2, R3. Giữa I1, I2, I3 có mối quan hệ nào sau đây?

A. I1 = I2 = I3

B. I2 = I3 = 2I1

C. I1 = I2 = 2I3

D. I2 = I3 = I1/2

Câu 5:Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A và R2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch R1 nối tiếp R2

A. 210V    B. 120V    C. 90V    D. 100V

Câu 6:Cho ba điện trở R1 = 30Ω; R2 = 20Ω; R3 = 12Ω được mắc song song với nhau như sơ đồ hình bên thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch là

A. RAC = 1Ω    B. RAC = 24Ω    C. RAC = 6Ω    D. RAC = 144Ω

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 7:Hai điện trở R1 = 20Ω; R2 = 40Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở. Giá trị I, I1, I2

A. I1 = 0,6A; I2 = 0,3A; I = 0,9A

B. I1 = 0,3A; I2 = 0,6A; I = 0,9A

C. I1 = 0,6A; I2 = 0,2A; I = 0,8A

D. I1 = 0,3A; I2 = 0,4A; I = 0,6A

Câu 8:Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp ba lần tiết diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 6Ω. Điện trở của dây thứ nhất là:

A. 2Ω.    B. 3Ω.    C. 6Ω.    D. 18Ω.

Câu 9:Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ qua ấm là 5A. Biết dây điện trở cảu ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6 Ω.m, tiết diện 2mm2. Chiều dài của dây điện trở trên là:

A. 200m    B. 220m    C. 250m    D. 280m

Câu 10:Ba điện trở R1 = 3(Ω), R2 và R3 = 4 (Ω) mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6(V) và R2 là U2 = 4(V). Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch là

A. U3 = 6(V) và U = 16(V).

B. U3 = 4(V) và U = 14(V).

C. U3 = 5(V) và U = 12(V).

D. U3 = 8(V) và U = 18(V).

Câu 11:Ba điện trở R1 = 4(Ω), R2 = 8(Ω), R3 = 16 (Ω) mắc song song. Điện trở tương đương của mạch là

A. 7/16 (Ω)    B. 16/7 (Ω)    C. 16/17 (Ω)    D. 18/15 (Ω)

Câu 12:Cho ba bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp vào nguồn điện. Nhận xét nào sau đây về độ sáng của đèn là đúng?

A. Đèn 1 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 3 tối nhất.

B. Các đèn sáng như nhau.

C. Đèn 3 sáng nhất, sau đó đến đèn 2. Đèn 1 tối nhất.

D. Đèn 1 và đèn 3 sáng như nhau. Đèn 2 tối hơn.

Câu 13:Một dòng điện có cường độ I = 0,002A chạy qua điện trở R = 3000Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng tỏa ra (Q) là:

A. Q = 7,2J    B. Q = 60J    C. Q = 120J    D. Q = 3600J

Câu 14:Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V. Cường độ dòng điện qua bếp gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau?

A. I = 1,5A    B. I = 2A    C. I = 2,5A    D. I = 1A

Câu 15:Việc làm nao dưới đây an toàn khi sử dụng điện/

A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.

C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.

D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.

Câu 16:Một nam châm điện gồm cuộn dây

A. không có lõi

B. có lõi là một thanh thép

C. có lõi là một thanh sắt non

D. có lõi là một thanh nam châm.

Câu 17:Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của từ trường?

A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

B. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất.

C. Cuộn dây có dòng điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt.

D. Dòng điện có thể gây co giật hoặc làm chết người.

Câu 18:Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của

A. nam châm thẳng.

B. ống dây có dòng điện chạy qua.

C. một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua.

D. dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 19:Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng là

A. ngắt mạch điện cho động cơ ngừng làm việc.

B. đóng mạch điện cho động cơ làm việc.

C. ngắt mạch điện cho nam châm điện.

D. đóng mạch điện cho nam châm điện.

Câu 20:Cho vòng dây dẫn kín đặt gần cực của thanh nam châm. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong những trường hợp nào dưới đây?

A. Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải.

B. Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên.

C. Vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên.

D. Vòng dây dịch qua phải, nam châm dich qua trái.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:C

Vì cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó nên hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn.

Câu 2:C

Biểu thức định luật Ôm I = U/R

Câu 3:C

Hiệu điện thế lớn U = 0,25.40 = 10V

Câu 4:D

Giữa I1, I2, I3 có mối liên hệ là I2 = I3 = I1/2

Câu 5:C

Vì mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện tối đa là 1,5A, vậy hiệu điện thế tối đa:

U = I(R1 + R2) = 1,5(20 + 40) = 90V

Câu 6:C

Điện trở tương đương của 3 điện trở song song:

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 7:A

Từ định luật Ôm I1 = U/R1 = 12/20 = 0,6A, I2 = U/R2 = 12/40 = 0,3A.

Cường độ mạch chính I = I1 + I2 = 0,9A

Câu 8:A

Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện: R1/R2 = S2/S1 = 1/3 => R1 = R2. 1/3 = 6/3 = 2Ω

Câu 9:B

Điện trở R = U/I = 220/5 = 44Ω.

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Câu 10:D

Cường độ dòng điện là: I = U1/R1 = 6/3 = 2(A)

Hiệu điện thế hai đầu R3: U3 = I.R3 = 2.4 = 8(V)

Hiệu điện thế hai đầu mạch: U = U1 + U2 + U3 = 6 + 4 + 8 = 18 (V)

Câu 11:B

Điện trở tương đương của 3 điện trở song song:

Đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 có đáp án (10 đề) năm 2023

Vậy RĐ = 16/7

Câu 12:B

Vì ba bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp nên các đèn sáng như nhau.

Câu 13:A

Nhiệt lượng tỏa ra là Q = I2.R.t = (2.10-3)2.3000.600 = 7,2J

Câu 14:A

Nhiệt lượng tỏa ra là Q = UIt => I = Q/(U.t) = 480000/220.24.60 ≈ 1,5A

Câu 15:D

Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn là việc làm an toàn khi sử dụng điện.

Câu 16:C

Một nam châm điện gồm cuộn dây có lõi là một thanh sắt non.

Câu 17:C

Biểu hiện có từ trường là có lực từ tác dụng: Cuộn dây có dòng điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt.

Câu 18:B

Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 19:A

Tác dụng của nam châm điện trong thiết bị rơle dòng là ngắt mạch điện cho động cơ ngừng làm việc.

Câu 20:C

Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong trường hợp vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Dãy chất gồm các oxit bazơ là:

A. CuO, NO, MgO, CaO.

B. CuO, CaO, MgO, Na2O.

C. CaO, CO2, K2O, Na2O.

D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Câu 2: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit ?

A . CO2         B. SO2          C. N2         D. O3

Câu 3: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

A. 20,4          B. 1,36 g           C. 13,6 g          D. 27,2 g

Câu 4: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

B. BaO + H2O → Ba(OH)2

C. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Câu 5: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau:

A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần.

C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu.

D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần

Câu 6: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với:

A. Dung dịch NaOH dư

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. Dung dịch HCl dư

D. Dung dịch HNO3 loãng

Câu 7: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit là:

A. S, C, P.

B. S, C, Cl2.

C. C, P, Br2.

D. C, Cl2, Br2.

Câu 8: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C         B. S          C. N          D. P

Phần tự luận

Câu 1: (1 điểm). Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi nhúng một viên kẽm vào:

a. Dung dịch CuSO4

b. Dung dịch HCl

Câu 2: (1 điểm). Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết dung dịch các chất chứa trong các lọ bị mất nhãn sau: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4

Câu 3: (2 điểm). Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. Al + Cl2

b. Cu + AgNO3

c. Na2O + H2O →

d. FeCl3 + NaOH →

Câu 4: (1 điểm). Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước . Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng?

Câu 5: (1 điểm). Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Hãy tính thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn .

Câu 6: (1 điểm). Hoà tan hoàn toàn 3,25g một kim loại X (hoá trị II) bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Hãy xác định tên kim loại X ?

Câu 7: (1 điểm). Ngâm lá sắt có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam. Hãy tính khối lượng Ag sinh ra sau phản ứng?

( Cho: N = 14, Na = 23, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, O = 16 )

Đáp án và Thang điểm

TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Chọn đúng mỗi câu được 0,25đ

Câu 1. B

Oxit bazo là oxit của kim loại

Câu 2. B

SO2 góp phần gây nên mưa axit.

Câu 3. C

Đề thi Hóa học lớp 9 Học kì 1 cực hay, có đáp án (Đề 4) | Đề thi Hóa học 9 có đáp án

mmuối = 0,1.136 = 13,6 gam.

Câu 4. D

Phản ứng trao đổi: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Câu 5. D

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần

Câu 6. A

Al tác dụng với NaOH còn Fe thì không.

Câu 7. A

S + O2 → SO2

C + O2 → CO2

4P + 5O2 → 2P2O5

Cl2 và Br2 không tác dụng trực tiếp với O2.

Câu 8. C

Hợp chất khí có dạng: RH3

Theo bài ra:

Đề thi Hóa học lớp 9 Học kì 1 cực hay, có đáp án (Đề 4) | Đề thi Hóa học 9 có đáp án

TỰ LUẬN

Câu 1

a. Kẽm tan một phần, có lớp chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm, dung dịch màu xanh nhạt dần.

PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓    (0.5 điểm)

b. Kẽm tan và có sủi bọt khí.

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑    (0.5 điểm)

Câu 2

- Lấy mỗi lọ 1 ít dung dịch làm mẫu thử. Cho quỳ tím lần lượt vào từng mẫu thử.

   + Mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl.   (0,25 điểm)

   + Mẫu làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch KOH.   (0,25 điểm)

   + Mẫu không đổi màu quỳ tím là dung dịch NaNO3 và Na2SO4

- Cho dung dịch BaCl2 lần lượt vào 2 mẫu thử còn lại.   (0,25 điểm)

   + Mẫu nào có tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4.

PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl   (0,25 điểm)

   + Mẫu còn lại là NaNO3

Câu 3

a. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3   (0,5 điểm)

b. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓   (0,5 điểm)

c. Na2O + H2O → 2NaOH   (0,5 điểm)

d. FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl   (0,5 điểm)

Câu 4

nNa = 2,3/23 = 0,1 (mol)

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Theo pt: nNaOH = nNa = 0,1 mol ⇒ mNaOH = 0,1. 40 = 4g    (0,5 điểm)

nH2 = (1/2) .nH2 = 0,1 : 2 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 2. 0,05 = 0,1 g

mdd sau pư = 2,3 + 97,8 – 0,1 = 100g

C% = (mNaOH/mdd).100% = (4/100).100% = 4%    (0,5 điểm)

Câu 5

nH2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Cu không tác dụng với H2SO4 loãng    (0,5 điểm)

Theo pt: nZn = nH2 = 0,1 mol

⇒ mZn = 0,1.65 = 6,5 g

⇒ mCu = 10,5 – 6,5 = 4 g

% mZn = (6,5/10,5).100% = 61,9%

% mCu = 100% - 61,9% = 38,1%    (0,5 điểm)

Câu 6

X + 2HCl → XCl2 + H2

nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol   (0,5 điểm)

Theo pt: nx = nH2 = 0,05 mol

MX = 3,25/0,05 = 65 g/mol

⇒ X là Zn    (0,5 điểm)

Câu 7

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag   (0,25 điểm)

1 mol Fe phản ứng tạo thành 2 mol Ag thì khối lượng tăng thêm là: 2.108 – 56 = 160g   (0,25 điểm)

Theo bài: m tăng = 57,6 – 56 = 1,6 g

⇒ nFe pư = 1,6/160 = 0,1 mol

nAg = 2.nFe = 0,1.2 = 0,2 mol

mAg = 0,2 .108 = 21,6 g    (0,5 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 6)

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:

Fe = 56; Cu = 64; S = 32; H = 1; O = 16; Zn = 65; Ag = 108; N = 14; Ba = 137; Cl = 35,5

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

B. 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

C. 2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 2. Ngâm một lá Zn dư vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 6,5 gam        B. 10,8 gam        C. 13 gam        D. 21,6 gam

Câu 3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: Al, Fe, CuO, CO2, FeSO4, H2SO4. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch NaOH phản ứng với:

A. Al, CO2, FeSO4, H2SO4

B. Fe, CO2, FeSO4, H2SO4

C. Al, Fe, CuO, FeSO4

D. Al, Fe, CO2, H2SO4

Câu 4. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

- Phản ứng với oxit khi nung nóng.

- Phản ứng với dung dịch AgNO3.

- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là:

A. Cu        B. Fe         C. Al        D. Na.

Phần tự luận

Câu 5 (3đ). Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có)

Al -1→ Fe -2→ FeCl3 -3→ Fe(OH)3 -4→ Fe2O3

Câu 6 (2đ) . Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4, HCl. Viết phương trình hóa học (nếu có).

Câu 7 (3đ) . Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và thấy còn 8,8 gam chất rắn không tan. Lấy phần chất rắn không tan ra thu được 250 ml dung dịch Y.

a. Xác định phần trăm về khối lượng các chất trong X.

b. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 thu được 69,9 gam kết tủa. Tính nồng độ mol các chất trong Y.

c. Nếu cho 12 gam X vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau một thời gian thu được 28 gam chất rắn Z. Tính khối lượng của Ag có trong Z?

Đáp án và Thang điểm

Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 1. C

Dung dịch NaCl không phản ứng với dung dịch H2SO4.

Câu 2. D

Đề thi Hóa học lớp 9 Học kì 1 cực hay, có đáp án (Đề 3) | Đề thi Hóa học 9 có đáp án

mAg = 0,2.108 = 21,6 gam.

Câu 3. A

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2H2O

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Câu 4. B

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Tự luận

Câu 5

Viết đúng mỗi phương trình hóa học được (0.5 điểm); cân bằng đúng mỗi phương trình được    (0.25 điểm)

(1)   2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe   (0.75 điểm)

(2)   2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3   (0.75 điểm)

(3)   FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl   (0.75 điểm)

(4)   2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O   (0.75 điểm)

Chú ý: Học sinh có thể viết PTHH khác đúng vẫn cho điểm tối đa

Câu 6

Học sinh trình bày được cách nhận biết và viết được PTHH (nếu có) đúng mỗi dung dịch được 0,5 điểm.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử:

   + 2 mẫu làm quỳ chuyển đỏ là H2SO4 và HCl

   + Mẫu làm quỳ chuyển xanh là NaOH

   + Mẫu không làm quỳ chuyển màu là là Na2SO4

- Nhỏ dd BaCl2 lần lượt vào 2 mẫu H2SO4 và HCl

   + Mẫu có kết tủa trắng là H2SO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

   + Mẫu còn lại là HCl

Câu 7

- Theo giả thiết ta có:

nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol   (0.25 điểm)

- Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2   (1)   (0.25 điểm)

Theo PTHH (1) ta có: nFe = nH2 = 0,2 mol

⇒ mFe = 0,2.56 ⇒ mFe = 11,2 (gam)

Suy ra, giá trị m là: m = 11,2 + 8,8 ⇒ m = 20 (gam)    (0.5 điểm)

a. Vậy thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong X là:

%mFe = (11.2/20).100 = 56%

và %mCu = 100 - 56 = 44%    (0.5 điểm)

b. Theo bài ra dung dịch Y gồm FeSO4 và H2SO4

Phương trình hóa học:

BaCl2 + FeSO4 → BaSO4 + FeCl2    (2)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl    (3)   (0.5 điểm)

Theo giả thiết, ta có:

nBaSO4 = 69,9/233 ⇒ nBaSO4 = 0,3 mol

Khi đó theo PTHH (1), (2), (3) ta có:

nFeSO4(Y) = 0,2 mol và nH2SO4(Y) = 0,1 mol   (0.25 điểm)

Vậy nồng độ mol các chất trong Y là:

CM  FeSO4 = 0,2/0,25 = 0,8 M

Và CM  H2SO4 = 0,1/0,25 = 0,4 M   (0.25 điểm)

c. Theo giả thiết và kết quả ở phần (a) ta có:

Trong 20 gam X có 0,2 mol Fe và 0,1375 mol Cu

Vậy trong 12 gam X có 0,12 mol Fe và 0,0825 mol Cu

Và nAgNO3 = 0,3.0,8 = 0,24 mol   (0.25 điểm)

- Phương trình hóa học có thể:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag   (4)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag   (5)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag   (6)

Giả sử chỉ xảy ra phản ứng (4) và phản ứng (4) diễn ra hoàn toàn:

Đề thi Hóa học lớp 9 Học kì 1 cực hay, có đáp án (Đề 3) | Đề thi Hóa học 9 có đáp án

Chất rắn sau phản ứng gồm Ag: 0,24 mol và Cu 0,0825 mol

mchất rắn = 0,24.108 + 0,0825.64 = 31,2 > mZ = 28.

Vậy điều giả sử là sai. Sau một thời gian để thu được 28 gam chất rắn Z phản ứng (4) mới diễn ra 1 phần. Gọi số mol Fe phản ứng trong (4) là x mol. Ta có:

Đề thi Hóa học lớp 9 Học kì 1 cực hay, có đáp án (Đề 3) | Đề thi Hóa học 9 có đáp án

Sau một thời gian, thu được chất rắn Z gồm: Fe: (0,12 – x) mol; Ag: 2x mol; Cu: 0,0825 mol

Có mZ = 28 gam

→ 56(0,12 – x) + 108.2x + 64.0,0825 = 28 → x = 0,1.

Vậy số mol Ag có trong Z là 0,2 mol.

Khối lượng Ag có trong Z là 0,2.108 = 21,6 gam. (0.25 điểm)

Chú ý: Học sinh có thể không cần viết đủ cả 3 PTHH (4), (5), (6) nhưng có cách trình bày đúng để tìm được khối lượng của Ag trong Z là 21,6 gam thì vẫn đạt 0,25 điểm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 7)

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Trình bày tính chất hóa học của axit. Viết phương trình hóa học minh họa.

b. Hãy giải thích vì sao trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho axit đậm đặc vào nước.

Câu 2: (2.0 điểm)

Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:

a. HNO3, HCl, BaCl2, NaOH

b. Al, Fe, Cu

Câu 3: (1.0 điểm)

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Na → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl

Câu 4: (2.0 điểm)

Sau một lần đi tham quan nhà máy, khi về lớp làm bài tập tường trình thầy giáo có đặt ra một câu hỏi thực tế: "Khí SO2 và CO2 do nhà máy thải ra gây ô nhiễm không khí rất nặng. Vậy em hãy nêu lên cách để loại bỏ bớt lượng khí trên trước khi thải ra môi trường". Bạn Ân cảm thấy rất khó và không biết cách trả lời em hãy hỗ trợ bạn ấy để giải quyết câu hỏi này.

Câu 5: (3.0 điểm)

Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.

a. Viết phương trình xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.

c. Tính khối lượng kết tủa thu được

Đáp án và Thang điểm

Câu 1

a. TCHH của axit:

- Axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ.   (0.25 điểm)

- Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O

- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O

- Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.   (0.25 điểm)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl   (0.25 điểm)

b. Khi axit gặp nước sẽ xảy ra quá trình hidrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn. Axit đặc lại nặng hơn nước nên khi cho nước vào axit thì nước sẽ nổi lên trên mặt axit, nhiệt tỏa ra làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.   (0.75 điểm)

Nếu TCHH không có phương trình thì sẽ không chấm điểm phần đó.

Câu 2 (2 điểm)

a. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử:

   + 2 mẫu làm quỳ chuyển đỏ là HNO3 và HCl

   + Mẫu làm quỳ chuyển xanh là NaOH

   + Mẫu không làm quỳ chuyển màu là là BaCl2

- Nhỏ dd AgNO3 lần lượt vào 2 mẫu HNO3 và HCl

   + Mẫu có kết tủa trắng là HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

   + Mẫu không có hiện tượng gì là HNO3

b, Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

- Lần lượt cho dung dịch axit loãng HCl vào từng mẫu thử

   + Mẫu kim loại nào không tan là Cu.

   + Mẫu kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, Fe

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Cho dung dịch NaOH vào 2 kim loại còn lại: Al, Fe

Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, không có hiện tượng gì là Fe

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 3

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2   (0.25 điểm)

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O   (0.25 điểm)

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2   (0.25 điểm)

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓   (0.25 điểm)

Câu 4 (2 điểm)

Trước khi thải phải có hệ thống lọc khí chứa Ca(OH)2 đề hấp thụ khí thải:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3↓ + H2O

Câu 5

a. Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O   (1 điểm)

b. nCO2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol    (1 điểm)

Theo pt: nBa(OH)2 = nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol

Vdd = 200ml = 0,2 l

CMBa(OH)2 = n/V = 0,1 / 0,2 = 0,5 M

c. mBaCO3 = 0,1 . 197 = 19,7g   (1 điểm)

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 8)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Axit làm quỳ tím hóa

A. Xanh          B. đỏ          C. Hồng          D. Vàng

Câu 2: Bazơ nào sau đây không tan trong nước.

A. NaOH          B. KOH         C. Ca(OH)2         D. Cu(OH)2

Câu 3: Muối nào sau đây không tan.

A. K2SO3         B. Na2SO3          C CuCl2         D BaSO4

Câu 4: Axit nào sau đây dễ bay hơi.

A. H2SO3         B. H2SO4        C. HCl        D. HNO3

Câu 5: Cho 5,6g sắt vào dung dịch đồng sunfat dư. Khối lượng đồng thu được là:

A. 6,4 g         B 12,8 g          C. 64 g         D. 128 g

Câu 6: Cho 2.7g Nhôm vào dung dịch axit clohiđric dư. Thể tích khí hiđrô thoát ra (đktc) là:

A. 3.36 l         B. 2.24 l         C. 6.72 l         D. 4.48 l

Phần tự luận

Câu 1. Hoàn thành chuổi phản ứng hoá học sau:(2.5 đ)

Fe -(1)→ FeCl3 -(2)→ Fe(OH)3 -(3)→ Fe2O3 -(4)→ Fe2(SO4)3

Câu 2. (2đ) Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học :

Na2SO4, HCl, H2SO4, NaCl. Viết PTPƯ nếu có:

Câu 3. (3đ) Cho một lượng bột sắt dư vào 200ml dung dịch axit H2SO4. Phản ứng xong thu được 4,48 lít khí hiđrô (đktc)

a. Viết phương trình phản ứng hoá học

b. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng

c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4 đã dùng

Fe = 56, O = 16, H = 1, S = 32

Đáp án và Thang điểm

Trắc nghệm mỗi ý đúng    (0.5 điểm)

Câu 1. B

Axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 2. D

Cu(OH)2 không tan trong nước.

Câu 3. D

BaSO4 kết tủa bền, không tan trong nước.

Câu 4. A

H2SO3 là axit yếu, không bền ở điều kiện thường

H2SO3 → H2O + CO2

Câu 5. A

Đề thi Hóa học lớp 9 Học kì 1 cực hay, có đáp án (Đề 1) | Đề thi Hóa học 9 có đáp án

mCu = 0,1.64 = 6,4 gam.

Câu 6. A

Đề thi Hóa học lớp 9 Học kì 1 cực hay, có đáp án (Đề 1) | Đề thi Hóa học 9 có đáp án

→ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.

Tự Luận

Câu 1. Mỗi PTHH đúng 0,5 đ

(1)   2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(2)   FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3)   2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4)   Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 2.

- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là: HCl, H2SO4, .. ( nhóm 1)    (0.5 điểm)

+ Quỳ tím không chuyển màu là: Na2SO4 , NaCl. ( nhóm 2)    (0.5 điểm)

- Cho BaCl2 vào nhóm 1, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: H2 SO4, còn lại là HCl    (0.5 điểm)

BaCl2 + H2SO4 BaSO4↓ + HCl    (0.5 điểm)

- Cho BaCl2 vào nhóm 2, chất nào xuất hiện kết tủa trắng là: Na2SO4, còn lại là NaCl    (0.5 điểm)

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + NaCl    (0.5 điểm)

Câu 3.

a. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2   (0.5 điểm)

b. Số mol của H2 là n = 4,48/22,4 = 0,2 mol    (0.5 điểm)

Theo PTHH suy ra nFe = nH2 = 0,2 mol    (0.5 điểm)

Khối lương Fe tham gia phả ứng là :

mFe = 0,2.56 = 11,2 gam    (0.5 điểm)

c. Số mol của H2SO4 tham gia phản ứng là :

Theo PTHH suy ra nH2SO4 = nH2 = 0,2 mol    (0.5 điểm)

VH2SO4 = 200ml = 0,2 l

Nồng độ mol của H2SO4 là:

CM = 0,2/0,2 = 1 M    (0.5 điểm)

Xem thêm các đề thi Vật Lí lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác: