Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 9 năm 2023 có ma trận có đáp án (5 đề)
Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 9 năm 2023 có ma trận có đáp án (5 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 9 năm 2023 có ma trận có đáp án (5 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Giáo dục công dân 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân lớp 9.
MA TRẬN
Cấp độ
Nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
|
Biết được quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân |
|
Hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân |
|
|
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân |
|
Giải quyết tình huống |
|
Số câu |
2 |
|
3 |
|
|
½ |
|
½ |
6 |
Số điểm |
0,5 |
|
0,75 |
|
|
2,0 |
|
1,0 |
4,25 |
|
Biết được quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế |
|
Hiểu được quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế |
|
|
|
|
|
|
Số câu |
2 |
|
3 |
|
|
|
|
|
5 |
Số điểm |
0,5 |
|
0,75 |
|
|
|
|
|
1,25 |
|
Biết được quyền và nghĩa vụ lao động của công dân |
|
Hiểu được quyền và nghĩa vụ lao động của công dân |
Nhận xét và nghĩa vụ lao động của công dân
|
|
Vận dụng vào cuộc sống |
|
|
|
Số câu |
2 |
|
3 |
½ |
|
½ |
|
|
6 |
Số điểm |
0,5 |
|
0,75 |
1,0 |
|
1,0 |
|
|
3,25 |
|
Biết được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân |
|
Hiểu được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân |
|
|
|
|
|
|
Số câu |
2 |
|
3 |
|
|
|
|
|
5 |
Số điểm |
0,5 |
|
0,75 |
|
|
|
|
|
1,25 |
Tổng số câu |
8 |
|
12 |
½ |
|
1 |
|
½ |
22 |
Tổng số điểm |
2,0 |
|
3,0 |
1,0 |
|
3,0 |
|
1,0 |
10 |
Tỉ lệ |
20% |
40% |
30% |
10% |
100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2023
Bài thi môn: GDCD lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Mục đích của hôn nhân là nhằm?
A. xây dựng cuộc sống mới, xây dựng gia đình mới tiến bộ.
B. xây dựng cuộc sống ổn định sung túc, kết nối hai gia đình.
C. chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
D. chung sống hạnh phúc, xây dựng gia đình đông con, nhiều cháu.
Câu 2. Trong hôn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ?
A. tạo điều kiện tốt nhất cho con cái phát triển.
B. tôn trọng, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
C. thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
D. không để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.
Câu 3. Pháp luật cấm kết hôn trong trường hợp nào dưới đây?
A. Giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau.
B. Người Việt Nam với người nước ngoài.
C. Giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng
D. Người bị bệnh, không làm chủ được bản thân.
Câu 4. Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ khi nào?
A. Khi đã tổ chức đám cưới.
B. Khi hai bên gia đình chấp thuận.
C. Khi đã có con chung.
D. Khi đã đăng kí kết hôn.
Câu 5. Việc đăng kí kết hôn phải được thực hiện tại?
A. Cơ sở tôn giáo.
B. gia đình nhà trai.
C. Cơ quan Nhà nước.
D. gia đình nhà gái.
Câu 6. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Kinh doanh bất kì mặt hàng nào.
B. Làm bất cứ cách nào để thu lợi nhuận cao.
C. Tự do lựa chọn mặt hàng, quy mô kinh doanh nhưng cần tuân theo quy định pháp luật.
D. Kinh doanh không cần phải xin phép.
Câu 7. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Đóng thuế là để xây dựng trường học.
B. Đóng thuế để xây dựng bệnh viện.
C. Đóng thuế để Nhà nước chi tiêu cho những công việc chung.
D. Đóng thuế để xây dựng cơ quan nhà nước.
Câu 8. Thuế không dùng để chi tiêu cho công việc nào dưới đây?
A. Xây dựng trường học.
B. Làm đường giao thông.
C. Xây nhà ở cho quan chức nhà nước.
D. Trả lương cho công chức nhà nước.
Câu 9. Quyền tự do kinh doanh của công dân luôn đi liền với nghĩa vụ nào sau đây?
A. Lệ phí. B. Chi phí. C. Thuế. D. Lợi tức
Câu 10. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo?
A. khả năng của bản thân.
B. sở thích của bản thân.
C. quy định của thị trường.
D. quy định của pháp luật.
Câu 11. Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em phải làm gì?
A. Kệ mọi việc đến đâu thì đến.
B. Tương lai đã có cha mẹ lo việc làm.
C. Học tập tốt, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội.
D. Cứ bình thường không cần phấn đấu.
Câu 12. Nếu trong gia đình em có anh (hay chị) đã trưởng thành mà lười lao động, chỉ thích đua đòi, ăn chơi lêu lổng thì em sẽ?
A. Không quan tâm, việc ai người ấy làm.
B. Cổ vũ và học tập theo.
C. Khuyên nhủ nhẹ nhàng anh chị sống lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình.
D. Mách với cha mẹ để cha mẹ đánh đòn.
Câu 13. Hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân?
A. Buôn bán chất ma tuý, chất cháy, chất nổ.
B. Kinh doanh động vật hoang dã.
C. Tự làm kinh tế vườn.
D. Sản xuất, buôn bán hàng giả.
Câu 14. Quyền lợi nào sau đây thuộc quyền lao động của công dân?
A. Quyền sở hữu tài sản của công dân.
B. Quyền được đóng thuế.
C. Quyền được mở trường dạy nghề, tạo việc làm.
D. Quyền được tự do kinh doanh.
Câu 15. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Những người từ 15 tuổi trở lên được quyền lao động.
B. Học sinh còn nhỏ tuổi nên chưa có nghĩa vụ lao động.
C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động.
D. Những người khuyết tật sẽ được nhà nước hỗ trợ nên không phải lao động.
Câu 16. Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong?
A. Luật hình sự.
B. Bộ luật hình sự.
C. Bộ luật tội phạm.
D. Bộ luật lao động.
Câu 17. Nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành các biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định là trách nhiệm?
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. pháp lí.
Câu 18. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các?
A. quy tắc quản lí xã hội.
B. quy tắc kỉ luật lao động.
C. quy tắc quản lí nhà nước.
D. nguyên tắc quản lí hành chính.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật?
A. Đi làm muộn.
B. Sản xuất hàng giả.
C. Vượt đèn đỏ.
D. Làm lây nhiễm HIV cho người khác.
Câu 20. Pháp luật Việt Nam quy định người bao nhiêu tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?
A. Trên 15 tuổi. B. Trên 16 tuổi. C. Trên 17 tuổi. D. Trên 18 tuổi.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Nêu trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Trình bày những quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
Câu 2. (3 điểm)
H mới 16 tuổi nhưng cha mẹ H đã ép gả H cho một người nhà giàu ở xã bên. H không đồng ý thì bị cha mẹ đánh và tổ chức cưới, bắt H về nhà chồng.
a. Việc làm của cha mẹ H đúng hay sai? Vì sao?
b. H cần phải làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó?
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
C |
D |
D |
C |
C |
C |
C |
C |
D |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
C |
C |
C |
C |
B |
D |
C |
A |
D |
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu |
Nội dung trả lời |
Điểm |
1 |
- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân + Quyền lao động: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. + Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước. - Trách nhiệm của Nhà nước + Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. + Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao dộng đều được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ. - Quy định của pháp luật về sử dụng lao động + Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc + Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại + Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. + Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động |
2 điểm
|
2 |
a. Việc làm của cha mẹ H là sai. Vì ép con tảo hôn là vi phạm pháp luật. Cuộc hôn nhân này không được pháp luật công nhận. Vì H chưa đủ tuổi kết hôn. Người kết hôn với H vi phạm pháp luật kết hôn với người chưa đến tuổi vị thành niên. b. H muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân đó là nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương. |
3 điểm
|
Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2023
Bài thi môn: GDCD lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật được gọi là?
A. kết hôn. B. tái hôn.
C. tảo hôn. D. hủy hôn.
Câu 2. Điều gì sau đây sẽ xảy ra nếu kết hôn sớm?
A. Sinh con sớm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiến bộ của bản thân.
B. Sinh con sớm con cái sớm trưởng thành và làm giàu cho xã hội.
C. Sinh được nhiều con, sớm có con trai để nối dõi tông đường.
D. Sinh được nhiều con, con cái thông minh khỏe mạnh.
Câu 3. Người đã có vợ, có chồng được kết hôn trong trường hợp nào sau đây?
A. Vợ (chồng) đi làm xa.
B. Vợ (chồng) chưa li hôn.
C. Vợ (chồng) đã chết.
D. Vợ (chồng) cãi nhau.
Câu 4. Anh A sinh ngày 18/11/1999. Theo em đến ngày, tháng, năm nào dưới đây anh A đủ tuổi đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật?
A. 1/1/2019. B. 1/11/2019.
C. 18/11/2019. D. 19/11/2019.
Câu 5. Anh A và chị B là con bác, con cô ruột họ yêu nhau. Hai gia đình ngăn cản, phản đối nhưng họ kiên quyết lấy nhau vì cho rằng họ có quyền tự do trong hôn nhân. Theo em nếu hai người này lấy nhau thì hôn nhân của họ vi phạm nội dung nào dưới đây trong quy định cấm kết hôn của pháp luật nước ta?
A. Người đang có vợ hoặc có chồng.
B. Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ.
C. Lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
D. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Câu 6. Người kinh doanh có nghĩa vụ phải tuân theo quy định của pháp luật và?
A. sự quản lý của Nhà nước.
B. sự điều tiết của thị trường.
C. sự chỉ đạo của cấp trên.
D. sự tác động của cạnh tranh..
Câu 7. Quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh được gọi là quyền?
A. tự do buôn bán.
B. tự do kinh doanh.
C. tự do lao động.
D. lựa chọn nghề nghiệp.
Câu 8. Tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật được hiểu là công dân được kinh doanh?
A. mọi mặt hàng không cần đăng ký kinh doanh.
B. đúng mặt hàng kê khai nên không cần giấy phép.
C. tất cả những mặt hàng mang nhiều lợi nhuận.
D. đúng mặt hàng đã kê khai và được cấp giấy phép.
Câu 9. Thấy chị Hoa dự định mở cửa hàng kinh doanh hàng tiêu dùng, chú ruột của chị Hoa là ông Phương đã tư vấn cho chị một số nghĩa vụ chị Hoa phải thực hiện khi kinh doanh. Theo em nội dung nào dưới đây ông Phương tư vấn cho chị Hoa không phải là nghĩa vụ người kinh doanh phải thực hiện?
A. Kê khai đúng số vốn.
B. Kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép.
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
D. Đóng thuế đúng quy định.
Câu 10. Em tán thành với ý kiến nào dưới đây của chị Lan: Nhà nước miễn thuế cho mặt hàng sau?
A. Giống cây trồng. B. Sách giáo khoa.
C. Rượu dưới 20 độ. D. Xăng các loại.
Câu 11. Em hiểu lao động là gì?
A. là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
B. là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
C. là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.
D. Tất cả các ý đều đúng.
Câu 12. H 15 tuổi là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau?
A. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước.
B. Xin làm thuê cơ sở lao động nhẹ, vừa sức.
C. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động.
D. Mở cửa hàng nhỏ để kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi cửa hàng.
Câu 13. Hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân?
A. Tìm kiếm việc làm.
B. Thành lập doanh nghiệp.
C. Quản lý tài sản cá nhân.
D. Mở trường đào tạo nghề.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây của người sử dụng lao động là vi phạm pháp luật lao động?
A. Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.
B. Nghỉ việc dài ngày không lí do.
C. Kéo dài thời gian thử việc.
D. Tự ý bỏ việc không báo trước.
Câu 15. Hành vi nào dưới đây không bị pháp luật cấm?
A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
B. Lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi.
C. Nhận người lao động đủ 15 tuổi vào làm việc.
D. Sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm công việc nguy hiểm.
Câu 16. Tòa xét xử các vụ án tham nhũng không phân biệt chủ thể vi phạm là ai, giữ chức vụ gì, điều đó thể hiện sự bình đẳng về?
A. nghĩa vụ.
B. trách nhiệm pháp lý.
C. Quyền lao động.
D. Quyền và nghĩa vụ.
Câu 17. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung của khái niệm nào duới đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm dân sự.
Câu 18. Anh T là phó chủ tịch xã M đỗ xe không sát lề đường bên phải theo chiều đi và chị G chuyển hướng không giảm tốc độ. Cả hai đều bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Điều này thể hiện nội dung bình đẳng về trách nhiệm?
A. Hành chính. B. Công dân.
C. Pháp lí. D. Xã hội.
Câu 19. Đối tượng nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Người bị bệnh tâm thần.
B. Phụ nữ mới lập gia đình.
C. Tổng giám đốc một công ty lớn.
D. Bộ đội, công an.
Câu 20. Theo quy định có những loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính, dân sự và kỉ luật.
B. Dân sự, hình sự và kỉ luật.
C. Hành chính, dân sự, hình sự và kỉ luật.
D. Hình sự, dân sự và kỉ luật.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Những nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
Câu 2. (3 điểm)
Chị Hoa sinh ngày 01 tháng 3 năm 1988, yêu anh Hà 21 tuổi người cùng thôn. Sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau, anh chị quyết định tiến tới hôn nhân. Ngày 01 tháng 02 năm 2016, hai người đến Ủy ban nhân dân xã để đăng ký kết hôn nhưng chính quyền không đồng ý.
a. Quyết định của chính quyền xã đúng hay sai. Vì sao?
b. Trình bày những điều kiện cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
C |
D |
A |
B |
D |
C |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
B |
A |
C |
C |
B |
A |
A |
A |
C |
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu |
Nội dung trả lời |
Điểm |
1 |
* Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: - Đối với người lao động: Đảm bảo sự công bằng, bảo vệ những lợi ích thiết thực của người lao động, bên cạnh đó buộc người lao động có trách nhiệm với công việc của mình. - Đối với người sử dụng lao động: Đảm bảo được lợi ích của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động, đảm bảo hiệu quả công việc, sử dụng lao động một cách chất lương, hiệu quả, có trách nhiệm đối với những người lao động của mình. - Đối với sự phát triển của xã hội: Góp phần làm cho xã hội phát triển ổn định hơn, tránh gây ra những tranh chấp đáng tiếc, là điều kiện giúp cho xã hội công bằng tiến bộ hơn. * Những nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: - Quyền lao động: Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. - Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ để tự nuôi sống bản thân nuôi sống gia đình góp phần tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, duy trì, phát triển đất nước. * Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: - Ban hành luật và quy định để công dân có căn cứ pháp lí thực hiện. - Công nhận, tôn trọng bảo vệ đảm bảo quyền lợi cho công dân theo Hiến pháp, pháp luật. - Không phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. |
2 điểm
|
2 |
a. Chính quyền xã đúng. Vì: - Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2015), nâng độ tuổi kết hôn: + Từ 18 tuổi trở lên đối với nữ thành từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ. + Từ 20 tuổi trở lên đối với nam thành từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam. - Trong trường hợp trên chị Hoa chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật nên không được đăng ký kết hôn. b. Các điều kiện cấm kết hôn: - Trong trường hợp người đang có vợ ( chồng). - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Người cùng dòng máu trực hệ. - Người có họ trong phạm vi 3 đời. - Cha mẹ nuôi – con nuôi; bố chồng - con dâu... - Không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
|
3 điểm
|
Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2023
Bài thi môn: GDCD lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Quan điểm nào không đúng khi nói về hôn nhân?
A. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn.
B. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
C. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
D. Người chồng phải là người có quyền quyết địnhn những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
Câu 2. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn như thế nào?
A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
D. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Câu 3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn?
A. Kết hôn giữa những người khác giới tính.
B. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác.
D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo.
Câu 4. Hôn nhân là?
A. sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ.
B. sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ.
C. sự liên kết giữa một nam và một nữ.
D. sự liên kết đặc biệt giữa hai người yêu nhau.
Câu 5. Cơ sở quan trọng của hôn nhân là?
A. tình yêu chân chính.
B. kinh tế vững chắc.
C. môn đăng hộ đối.
D. tuổi tác phù hợp.
Câu 6. Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất quyền tự do kinh doanh của công dân?
A. Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Là quyền tự do của công dân thích kinh doanh mặt hàng nào cũng được.
C. Là quyền của công dân được kinh doanh tất cả mặt hàng mà mình yêu thích.
D. Là quyền của công dân được kinh doanh, buôn bán, trao đổi tất cả các mặt hàng.
Câu 7. Giúp bình ổn thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát kiển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước là vai trò của?
A. Thuế. B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Nghĩa vụ đóng thuế. D. Quyền lao động.
Câu 8. Em đồng ý với ý kiến nào sau về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Buôn bán nhỏ thì không cần phải đóng thuế.
B. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
C. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, ngành gì.
D. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước.
Câu 9. Trong giấy phép kinh doanh của bà T có 8 loại mặt hàng, nhưng khi Ban quản lý thị trường đến kiểm tra thì cửa hàng của bà lại có tới 10 loại mặt hàng. Bà T đã vi phạm điều rõ nhất điều gì sau đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Kê khai không đúng số lượng mặt hàng.
B. Kinh doanh không đúng mặt hàng.
C. Đóng thuế không đủ cho Nhà nước.
D. Đã vi phạm Luật kinh doanh của Nhà nước.
Câu 10. Trước khi mở một quán tập hóa nhỏ, gia đình Thành đã đến cơ quan thuế để xin giấy phép kinh doanh và đóng thuế hàng tháng đây đủ. Việc làm của gia đình Thành cho thấy gia đình bạn đã thực hiện tốt nhất điều gì sau đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Công dân có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
B. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
C. Thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế.
D. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh.
Câu 11. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền lao động của công dân?
A. Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình.
B. Có quyền lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.
C. Có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xa hội, đem lại thu nhập cho bản thân bà gia đình.
D. Có quyền lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.
Câu 12. Trường hợp nào sau đây người lao động vi phạm?
A. Đi làm theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
B. Không trả tiền công như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
C. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết.
D. Đi xuất khẩu lao động chưa hết kì hạn nhưng đã bỏ về nước.
Câu 13. Pháp luật nước ta quy định cấm sử dụng người lao động vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại khi người lao động chưa đủ?
A. 15 tuổi. B. 16 tuổi.
C. 18 tuổi. D. 20 tuổi.
Câu 14. Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?
A. Quyền sở hữu tài sản.
B. Quyền sử dụng đất.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền được thành lập công ty, doanh nghiệp.
Câu 15. Hãy điền vào dấu (...) từ hay cụm từ thích hợp để hoàn thành khái niệm:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho (...).
A. Tập thể. B. Cá nhân.
C. Gia đình. D. Xã hội.
Câu 16. Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
A. Chính phủ. B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát. D. Quốc hội.
Câu 17. Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm nào?
A. Tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập.
B. Bảo tồn di sản văn hóa.
C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
D. Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Câu 18. Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới?
A. Các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ.
B. Các quan hệ lao động và quan hệ công vụ.
C. Các quan hệ tài sản và quan hệ sở hữu tài sản.
D. Các quan hệ giữa nhân dân và nhà nước.
Câu 19. Trường hợp nào dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Cán bộ cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
B. Người lái xe uống rượu say gây tai nạn làm chết người.
C. Công dân điều khiển xe máy vượt đèn đỏ.
D. Người mắc bệnh tâm thần phát bệnh cầm dao gây thương tích cho hàng xóm.
Câu 20. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật dân sự?
A. Vi phạm quy định về an toàn lao động của công ty.
B. Cướp giật dây chuyền, túi sách của người đi đường.
C. Kê khai không đúng số vốn kinh doanh.
D. Vay tiền quá hạn dây dưa không chịu trả.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.
a. Bà chủ hàng cơm đã có những hàng vi sai phạm gì?
b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 2. (3 điểm)
Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.
a. Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao?
b. Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không? Vì sao?
c. Để được kết hôn, cần có những điều kiện nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ 3
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
B |
B |
B |
A |
A |
A |
D |
A |
B |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
D |
C |
D |
D |
B |
D |
A |
D |
D |
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu |
Nội dung trả lời |
Điểm |
1 |
a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau: - Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc. - Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức. - Ngược đãi người lao động. b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ: - Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta. - Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình.
|
2 điểm
|
2 |
a. Lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa trong trường hợp này là không đúng. Vì họ đã vi phạm Luật hôn nhân và Gia đình. Cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời “anh chị em con chú con bác...” b. Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ không hợp pháp. Vì họ đã vi phạm những điều cấm kết hôn mà pháp luật quy định c. Điều kiện để kết hôn: - Nam từ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn; - Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định; - Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Nam, nữ không rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn…
|
3 điểm
|
Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2023
Bài thi môn: GDCD lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
B. Không nên yêu sớm vì có thể dẫn đến kết hôn sớm.
C. Lấy vợ, lấy chồng là quyền của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp.
D. Kết hôn và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Câu 2. Pháp luật nước ta quy định cấm kết hôn trong phạm vi mấy đời?
A. 2 đời.
B. 3 đời.
C. 4 đời.
D. 5 đời.
Câu 3. Vợ chồng bình đẳng với nhau được hiểu là?
A. phải làm những công việc bằng nhau, không hơn không kém.
B. phải làm những công việc giống hệt như nhau trong gia đình.
C. có nghĩa vụ và quyền không giống nhau trong gia đình.
D. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình.
Câu 4. Nội dung cơ bản nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
A. Tự nguyện tiến bộ.
B. Một vợ một chồng.
C. Do cha mẹ ép buộc.
D. Vợ chồng bình đẳng.
Câu 5: Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của pháp luật về hôn nhân?
A. Kết hôn khi đang có vợ hoặc chồng.
B. Kết hôn không phân biệt tôn giáo.
C. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý về vấn đề hôn nhân.
D. Kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.
Câu 6. Em không đồng với ý kiến nào sau về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Buôn bán phải theo đúng số lượng và mặt hàng đa kê khai.
B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Buôn bán thì không nhất thiết phải kê khai đúng số lượng mặt hàng.
D. Buôn bán nhỏ thì cũng cần phải kê khai với cơ quan thuế.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây không được miễn thuế?
A. Bị thiên tai lũ lụt.
B. Quen biết với nhân viên thuế vụ.
C. Cán bộ, công nhân viên về hưu kinh doanh nhỏ.
D. Người già yếu, kinh doanh lặt vặt chỉ đủ đảm bảo mức sống tối thiểu.
Câu 8. Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là?
A. khẳng định thương hiệu.
B. khai thác tối đa nguồn lực kinh tế.
C. mở rộng thị trường.
D. thu lợi nhuận.
Câu 9. Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Kinh tế. B. Đầu tư.
C. Kinh doanh. D. Thương mại.
Câu 10. Theo quy định của pháp luật, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ?
A. kê khai đúng số vốn. B. thu hút nguồn viện trợ.
C. thế chấp mọi tài sản. D. Tăng đầu cơ tích trữ.
Câu 11. Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật lao động?
A. Thuê trẻ em dưới 14 tuổi đội than.
B. Tự ý phá bỏ hợp đồng không báo trước.
C. Trả công cho người lao động đúng quy định.
D. Nợ tiền công của công nhân rồi không trả.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình nhằm?
A. phân chia lại thị trường thế giới.
B. thay đổi đồng bộ cơ cấu nền kinh tế.
C. lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội.
D. chiếm lĩnh nguồn ngân sách quốc gia.
Câu 13. Nghĩa vụ lao động của công dân là nhằm mục đích?
A. nuôi sống bản thân, gia đình.
B. nuôi sống bản thân, gia đình và xây dựng đất nước.
C. nuôi sống gia đình.
D. nuôi sống bản thân.
Câu 14. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Học sinh còn nhỏ chỉ cần học hành.
B. Nên giúp đỡ gia đình tùy theo khả năng của mình.
C. Chỉ người từ 15 tuổi trở lên mới cần lao động.
D. Nghĩa vụ lao động bắt buộc cho người trên 18 tuổi.
Câu 15. Em tán thành quan niệm về lao động nào dưới đây?
A. Lao động là một sự bắt buộc và nhàm chán.
B. Không có công việc nào là thấp hèn, chỉ những người lười nhác, không chịu lao động mới đáng xấu hổ.
C. Lao động chân tay thì không có gì đáng tự hào.
D. Nên chọn hình thức lao động nào nhàn hạ mà có thu nhập cao.
Câu 16. Trường học X bị mất một chiếc ti vi ở phòng họp do bảo vệ của trường quên không khóa cổng. Bảo vệ của trường phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 17. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
B. Lái xe máy đi ngược đường một chiều.
C. Không thực hiện theo di chúc của người mất.
D. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
Câu 18. Hành vi vi phạm pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là?
A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng.
B. Em H bị tâm thần nên lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đập vỡ cửa kính nhà hàng.
Câu 19. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ?
A. Hôn nhân và gia đình
B. Nhân thân phi tài sản.
C. Chuyển dịch tài sản.
D. Lao động, công vụ nhà nước.
Câu 20. Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cố ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mẫu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh P để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Tú là con trai độc nhất của một gia đình giàu có. Học xong Trung học, không vào được đại học, Tú ở nhà. Hàng ngày Tú chỉ chơi điện tử, bi-da. Bạn bè hỏi: “Bạn cứ định sống thế này mãi à?”. Tú trả lời: “Nhà mình đâu có cần tiền. Tài sản của cha mẹ mình đủ để mình sống thoải mái cả đời. Mình đi làm để làm gì?
a. Suy nghĩ của Tú đúng hay sai? Vì sao?
b. Theo bạn, Tú có cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người không? Giải thích lí do.
Câu 2. (3 điểm)
Anh Hưng và chị Thủy yêu nhau nhưng gia đình hai bên không đồng ý. Vượt qua phản ứng của gia đình. Anh Hưng và chị Thủy vẫn quyết định tiến tới hôn nhân.
a. Theo em, với sự phản đối quyết liệt của hai bên gia đình như vậy thì anh Hưng và chị Thủy có đăng kí kết hôn được không?
b. Trong trường hợp này, anh Hưng và chị Thủy nên làm gì để được gia đình hai bên đồng ý?
ĐÁP ÁN ĐỀ 4
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
A |
C |
B |
D |
C |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
C |
B |
B |
B |
D |
A |
A |
D |
C |
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu |
Nội dung trả lời |
Điểm |
1 |
a. Suy nghĩ của Tú là sai. Bởi vì, công dân khi đủ độ tuổi lao động phải có nghĩa vụ lao động nuôi bản thân và gia đình và góp phần cho xã hội. b. Theo em, Tú cần kiếm một việc làm để lao động như mọi người. Bởi vì, bố mẹ không thể nuôi Tú cả đời, Tú cần đi lao động để kiếm ra đồng tiền chân chính và nuôi sống bản thân và gia đình sau này và góp phần cho xã hội.
|
2 điểm
|
2 |
a. Anh Hưng và chị Thủy vẫn có thể đăng kí kết hôn Vì: Anh Hưng và chị Thủy có đủ điều kiện để kết hôn và không rơi vào trường hợp cấm kết hôn. b. Anh Hưng chị Thủy nên thuyết phục gia đình 2 bên rằng anh chị đến với nhau bằng tình yêu chấn chính, không vi phạm pháp luật, mong muốn chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hạnh phúc. - Nếu hai gia đình tiếp tục ngăn cản, anh chị có thể tìm đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
|
3 điểm
|
Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2023
Bài thi môn: GDCD lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. An năm nay 16 tuổi, cha mẹ An bắt An lấy một người nhà giàu ở xã bên, nếu là bạn học của An, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn?
A. Khuyên bạn nên nghe theo ý kiến gia đình.
B. Giải thích cho cha mẹ An hiều đó là hành vi vi phạm pháp luật.
C. Cổ vũ cho việc làm của cha mẹ An là đúng.
D. Phản đối gay gắt hành động của cha mẹ bạn.
Câu 2. Dòng nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay?
A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, chồng là lao động chính.
B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
C. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các tôn giáo khác nhau được pháp luật bảo vệ.
D. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được pháp luật bảo vệ.
Câu 3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân được quy định ở?
A. Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình.
B. Luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình.
C. Luật Trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình.
D. Luật Hòa giải cơ sở, Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 4. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?
A. Bắt con gái lấy chồng khi mới 16 tuổi.
B. Yêu sách của cải khi cưới hỏi.
C. Cha mẹ cưỡng ép con cái li hôn.
D. Đăng kí kết hôn ngay sau khi làm đám cưới.
Câu 5. Trong hôn nhân, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
A. Chồng gánh vác mọi việc nặng nhọc trong gia đình.
B. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
C. Vợ có nghĩa vụ nội trợ, chăm lo nhà cửa, chăm sóc con cái.
D. Chồng có nghĩa vụ phải giúp đỡ vợ chăm lo gia đình.
Câu 6. Trong quy định về quyền tự do kinh doanh, công dân không được tự do lựa chọn?
A. mặt hàng kinh doanh.
B. hình thức tổ chức kinh doanh.
C. ngành nghề kinh doanh.
D. quy mô kinh doanh.
Câu 7. Dòng nào sau đây không đúng khi nói về kinh doanh?
A. Người kinh doanh phải kê khai đúng số vốn.
B. Người kinh doanh phải bán đúng ngành hàng.
C. Người kinh doanh không bán những mặt hàng mà Nhà nước cấm.
D. Người kinh doanh chỉ cần kê khai một mặt hàng kinh doanh chính.
Câu 8. Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền tự do kinh doanh?
A. Không sản xuất, buôn bán,vận chuyển ma túy.
B. Kinh doanh nhỏ không kê khai đúng số vốn.
C. Thỏa thuận với cán bộ thuế để được giảm thuế.
D. Nhập hàng lậu, bán giá cao để được nhiều lợi nhuận.
Câu 9. Mặt hàng nào sau đây không bị cấm kinh doanh?
A. Thuốc nổ. B. Thuốc phiện.
C. Vũ khí. D. Thuốc lá.
Câu 10. Thuế có tác dụng là?
A. Cung cấp vốn cho hệ thống kinh tế quốc doanh, ổn định doanh nghiệp.
B. Cung cấp tiềm lực kinh tế cho doanh nghiệp phát triển và ổn định vốn cho doanh nghiệp.
C. Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
D. Ổn định doanh thu của nhà nước, đầu tư, và phát triển vốn đầu tư từ bên ngoài.
Câu 11. Thế nào là lao động?
A. Là hoạt động của con người nhằm tạo ra của cải vật chất làm giàu cho đất nước.
B. Là hoạt động nhằm tạo ra giá trị về tinh thần giúp cho xã hội phát triển hơn.
C. Là hoạt động có mục đích của con người nhằm làm giàu cho xã hội
D. Là hoạt động có mục đích cuả con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần.
Câu 12. Luật lao động của nước ta quy định người lao động phải đủ bao nhiêu tuổi?
A. 19 tuổi. B. 18 tuổi.
C. 17 tuổi. D. 16 tuổi.
Câu 13. Nhân tố nào sau đây quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại?
A. Việc làm. B. Lao động.
C. Nguồn vốn. D. Nhân lực.
Câu 14. Lao động có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
A. Là hoạt động cần thiết, quan trọng nhất của con người.
B. Là hoạt động giúp con người hình thành nhân cách.
C. Là hoạt động giúp con người phát triển nhân cách.
D. Là hoạt động chủ yếu, quan trọng của con người.
Câu 15. Học tập là hình thức lao động?
A. Không có thu nhập. B. Không mất vốn đầu tư.
C. Trí óc. D. Chân tay.
Câu 16. Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật về kinh doanh?
A. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.
B. Buôn bán kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.
C. Buôn bán mặt hành nhà nước cấm, kê khai không đúng mặt hàng kinh doanh.
D. Nộp thuế môn bài theo tùng mặt hàng theo tỉ lệ chiết khấu phần trăm theo quy định.
Câu 17. “Trách nhiệm của người vi phạm phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc ... áp dụng với công chức viên chức.. thuộc quyền quản lý của mình”. Thuộc loại hình vi phạm nào?
A. Vi phạm pháp luật hình sự.
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 18. Biểu hiện nào sai trong việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của công dân?
A. Vi phạm pháp luật hình sự là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính.
B. Vi phạm pháp luật hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được qui định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.
C. Vi phạm pháp luật dân sự là trách nhiệm của các nhân, cơ quan tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
D. Trách nhiệm của người vi phạm kỷ luật phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc .. áp dụng với công chức viên chức.. thuộc quyền quản lý của mình là Vi phạm kỷ luật.
Câu 19. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Cướp giật túi xách của người đi đương.
B. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo.
C. Vay tiền đến hạn mà dây dưa không trả.
D. Bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Câu 20. Có mấy loại vi phạm pháp luật?
A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Tốt nghiệp tại chức ngành Kế toán, Loan nhiều lần thi vào các cơ quan nhà nước nhưng không trúng tuyển. Mọi người khuyên Loan giúp bố mẹ quản lí xưởng gốm của gia đình cũng là một việc làm tốt nhưng Loan không thích. Theo Loan, đó không phải là công việc. Loan chỉ muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước cho tương xứng với tấm bằng của mình.
a. Quan niệm của Loan về việc làm như thế đúng hay sai? Vì sao?
b. Em hãy góp ý cho Loan về lựa chọn việc làm.
Câu 2. (3 điểm)
a. Tình huống:
Chị Hoa năm nay 20 tuổi, bị cha mẹ ép gả cho một người mà chị không yêu, với lý do người đó giàu nên có thể đảm bảo cuộc sống cho chị.
- Em có đồng ý với việc làm của bố mẹ chị Hoa không ? Vì sao ?
- Nếu là người thân của chị Hoa, em sẽ làm gì ?
b. Pháp luật nước ta quy định những trường hợp nào cấm kết hôn ?
ĐÁP ÁN ĐỀ 5
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
B |
A |
D |
A |
D |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
B |
B |
D |
C |
C |
D |
A |
B |
C |
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu |
Nội dung trả lời |
Điểm |
1 |
a. Quan niệm của Loan không đúng, lao động bất cứ ngành nghề gì cũng vẻ vang, chỉ có người ăn bám mới đáng bị lên án. b. Em sẽ khuyên Loan nên về nhà tiếp quản xưởng gốm của gia đình
|
2 điểm
|
2 |
a. Tình huống: - Em không đồng ý với việc làm của bố mẹ chị Hoa. Vì: Cưỡng ép con kết hôn là vi phạm pháp luật và hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu và sự tự nguyện mới có hạnh phúc chứ không phải tiền bạc là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc gia đình. - Nếu là người thân của chị Hoa em sẽ khuyên chị Hoa dứt khoát từ chối việc kết hôn với người đàn ông đó và lựa lời phân tích cho bố mẹ hiểu; chỉ có dựa trên cơ sở tình yêu chân chính và sự tự nguyện mới tạo nên hôn nhân hạnh phúc (hoặc nhờ người có uy tín can thiệp để bố mẹ hiểu và từ bỏ ý định ép con kết hôn) b. Pháp luật nước ta quy định những trường hợp cấm kết hôn: - Người đang có vợ hoặc có chồng; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Giữa người cùng dòng máu về trực hệ; - Giữa người có họ trong phạm vi ba đời; - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
|
3 điểm
|
Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.